Site icon Sulforaphane

Thống kê tình trạng suy giảm trí nhớ những năm gần đây

Tình trạng suy giảm trí nhớ hiện nay không phải là vấn đề ở những người cao tuổi nữa, thực tế cho thấy ngày càng có nhiều người trẻ bị suy giảm trí nhớ ở các mức độ khác nhau. 

Các vấn đề về sức khỏe luôn không phân biệt tuổi tác nếu bạn không có những quan tâm đến cơ thể của mình. Bài viết dưới đây là một số thống kê về tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ đang đáng báo động. 

Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

Hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Hiện tượng não bộ suy giảm chức năng hoặc quá trình vận chuyển những thông tin và trí nhớ về vỏ não bị ngưng trệ được gọi là chứng suy giảm trí nhớ. Suy giảm trí nhớ còn được gọi là tình trạng suy giảm nhận thức, suy giảm chức năng nhận thức.

Các nghiên cứu đã thống kê cho thấy có 85% người trẻ dưới 50 tuổi ít nhất gặp phải một vấn đề về trí nhớ kém.

Theo báo cáo gần đây của trường Đại học Y Dược TP.HCM, ở Việt Nam hiện nay có khoảng 20-30% người trẻ ở độ tuổi 16-35 lứa tuổi học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng) đang gặp vấn đề về trí nhớ. 

Người trẻ ngày nay phải chịu những áp lực ngày càng nhiều hơn đến từ việc học tập, công việc quá tải, áp lực đến từ việc kết hôn sinh con. Ngoài ra, tình trạng suy giảm trí nhớ còn có thể gặp ở người nghiện rượu, lạm dụng thuốc an thần. 

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi có điểm chung là hay gặp căng thẳng, lo âu từ học hành, công việc quá tải, lối sống thiếu khoa học như lười vận động, ngủ không đủ giấc, sử dụng chất kích thích,…

Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

– Công việc và học tập quá tải: Trong quá trình làm việc và học tập, não bộ phải hoạt động hết công suất để sắp xếp và xử lý thông tin. Vì vậy khi công việc quá tải sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, não bộ ngưng trệ tác động tiêu cực đến hệ thần kinh.

– Giấc ngủ không chất lượng: Cơ thể tái tạo năng lượng, đào thải độc tố, sắp xếp và lưu trữ lại các thông tin trong ngày khi bạn ngủ. Vì vậy ngủ đủ giấc sẽ khiến tinh thần trở nên sảng khoái và đầu óc cũng minh mẫn hơn. Người thiếu ngủ, ngủ không sâu cảm xúc dễ bị thay đổi, thường xuyên cáu gắt, nhớ nhớ quên quên. 

– Trầm cảm, lo âu: Công việc, cuộc sống hôn nhân, học hành khiến họ rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, tâm lý không ổn định. Trầm cảm lâu ngày khiến chúng ta dễ bị phân tán tư tưởng, trung tâm thần kinh giảm phản ứng với sự việc xung quanh.

– Tăng sinh gốc tự do: Quá trình chuyển hóa trong cơ thể sẽ hình thành nên các gốc tự do ảnh hưởng tới các mô lipid nhất là ở não (60% lipid trong cơ thể là nằm ở não) phá hủy tế bào của hệ thống thần kinh.

– Khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng: Người thiếu sắt dễ chóng mặt, mệt mỏi, thiếu máu lên não. Thiếu các vitamin nhóm B gây cản trở hoạt động sản xuất chất dẫn truyền thần kinh.

Hệ lụy của tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Hệ lụy của tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Tình trạng suy giảm trí nhớ kéo dài không được chữa trị hệ quả là trí nhớ sụt giảm và ảnh hưởng sâu nặng đến cuộc sống của người trẻ tuổi:

Về cuộc sống: Suy giảm trí nhớ sẽ bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt như quên nấu ăn, đi chợ, quên khóa cửa, quên chìa khóa, điện thoại, ví tiền… Những triệu chứng này lâu dần sẽ diễn tiến nặng hơn khiến người thay đổi tâm trạng, hành vi và cảm xúc thường xuyên cáu gắt, cộc cằn hơn. 

Về công việc: Người trẻ suy giảm trí nhớ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và học tập. Họ thường xuyên lơ đãng, không thể tập trung, phản xạ kém và khả năng ghi nhớ giảm dần dẫn đến việc tư duy trong học tập và công việc không còn nhạy bén. Lâu dần họ sẽ mất dần năng lực đáp ứng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Về sức khỏe: Trong 3 năm nếu suy giảm trí nhớ không được điều trị thì có nguy cơ tiến triển thành sa sút trí tuệ. Lúc này não bộ  sẽ dần mất đi chức năng điều khiển các cơ quan do các tế bào tại não đã bị tổn thương không thể phục hồi với các biến chứng: teo não, chết tế bào não, tổn thương chất trắng, tổn thương mạch máu não,…

Cách khắc phục suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Phương pháp chữa suy giảm trí nhớ hiệu quả: Áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng các nhóm dưỡng chất, hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn chứa nhiều đường tinh luyện và tinh bột xấu, bổ sung những chất dinh dưỡng tốt cho não bộ như trứng gia cầm (giàu choline); ngũ cốc, sữa, nấm (giàu vitamin nhóm B); cá biển (chứa nhiều axit béo omega-3),…

Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao mỗi ngày có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, quá trình hô hấp, gia tăng cung cấp dinh dưỡng và oxy cho não bộ.

Nên giảm tải áp lực công việc hàng ngày bằng cách chia sẻ nhờ người khác giúp đỡ, tránh suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng và stress quá độ. 

Bạn nên dành ra ít nhất khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày để chơi các trò chơi trí tuệ như cờ vua, cờ tướng, giải đố vui…

Bạn nên dành ra ít nhất khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày để chơi các trò chơi trí tuệ như cờ vua, cờ tướng, giải đố vui…

Thỉnh thoảng bạn hãy vứt hết công việc để dành thời gian tự thưởng cho bản thư một chuyến du lịch thư giãn để khiến tâm trạng trở nên tốt hơn. 

Ở người bị chứng hay quên, khi cần ghi nhớ điều gì vừa nghe hay vừa đọc được hãy lặp lại thành tiếng hoặc viết ra giấy, đây là cách cải thiện khả năng ghi nhớ hiệu quả cũng như lưu giữ được thông tin quan trọng cho bạn. 

Tổng kết tình trạng suy giảm trí nhớ

Thực tế nếu kịp thời phát hiện ra tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ và áp dụng ngay các phương pháp điều trị mà Sulforaphane đã gợi ý sớm bạn sẽ hạn chế được bệnh tiến triển nặng hơn. 

Ngoài ra, bạn nên đi thăm khám chuyên khoa thần kinh khi có một số triệu chứng của bệnh để được bác sĩ chuyên môn chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. 

Exit mobile version