Bông cải xanh ăn sống được không, nấu bông cải xanh như thế nào để không làm thất thoát chất dinh dưỡng? Đây chắc hẳn là top những câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay.
Về chất dinh dưỡng cũng như công dụng thì bông cải xanh xứng đáng là siêu thực phẩm đã được nhiều người kiểm chứng trong những thập niên gần đây. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu liệu bông cải xanh ăn sống được không nhé.
Thân bông cải xanh ăn được không?
Sau khi tách hết phần bông trên bông cải xanh, phần còn lại là thân cây, vậy liệu phần thân cây này có thể ăn được không và sẽ được chế biến như thế nào để giảm đi độ cứng của phần thân.
Rất nhiều người có thói quen bỏ thân bông cải xanh đi bởi nghĩ đó là phần già ăn sẽ không ngon và không còn chất dinh dưỡng.
Trên thực tế có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh thân của bông cải xanh có chứa nhiều hoạt chất sulforaphane – một chất chống oxy hóa thực vật có đặc tính chống viêm cao, có tác dụng tiêu diệt các tế bào gốc ung thư, là nguyên nhân tăng trưởng khối u.
Ngoài ra, hợp chất glucoraphanin – tiền thân của sulforaphane – có trong bông cải xanh có tác dụng tăng enzym tế bào bảo vệ chống lại những tổn thương từ các hóa chất trị liệu cho người phải hóa trị hoặc chữa lành nhiều vết thương sau mổ.
Vì vậy khi ăn bông cải xanh, người dùng đừng bỏ phần thân đi nhé, với phần thân bông cải, hoàn toàn có thể xào với rau củ, nấu canh hoặc luộc sẽ rất thanh mát cũng như tốt cho cơ thể.
Bông cải xanh ăn sống được không?
Bông cải xanh là một loài rau thuộc họ cải (hay còn gọi là súp lơ xanh, có tên tiếng anh broccoli) mang tên khoa học là Brassica Oleracea. Thông tin về loại rau bông cải xanh hiện nay:
Hầu hết mọi người đều suy nghĩ tất cả các loại rau đều tốt khi được nấu chín và cách chế biến bông cải xanh cũng vậy. Thực tế bông cải xanh ăn sống được không? Câu trả lời là hoàn toàn ăn sống loại thực phẩm này được mà không cần thông qua các giai đoạn nấu nướng phức tạp nào mọi người nhé!
Tuy nhiên, bông cải xanh thường hay có những con sâu hoặc bọ nhỏ nằm lẫn ở bên trong vì vậy để ăn sống bạn nên rửa thật kỹ trực tiếp dưới vòi nước, sau đó ngâm chúng trong nước muối có trộn một muỗng bột năng (hoặc baking soda) từ 5-10 phút để loại bỏ sâu bọ và hàm lượng chất hóa học có thể có.
Người bị đau dạ dày không nên ăn bông cải sống
Bông cải xanh xanh luộc ăn rất ngon, có vị ngọt và rất thanh mát. Nhưng cần hạn chế việc chế biến bông cải ở nhiệt độ quá cao có thể làm hao hụt rất nhiều lượng vitamin, đặc biệt là nhóm chất ngăn ngừa ung thư sẽ bị giảm, hoặc mất hết tác dụng.
Người bị đau dạ dày không nên ăn quá nhiều bông cải xanh đặc biệt là ăn sống. Đây là loại rau có chứa nhiều chất xơ nên rất dễ bị đầy bụng khi ăn sống. Vậy tốt nhất đối với người mắc bệnh dạ dày, nên luộc sơ bông cải xanh khi ăn để đảm bảo cho sức khỏe.
Không chế biến súp lơ xanh ở nhiệt độ cao
Trong các loại rau nhà họ cải như bắp cải, su hào, cải xoăn và cải Brussels, đặc biệt là trong súp lơ xanh có chứa hoạt chất Sulforaphane – là một hợp chất lưu huỳnh hữu cơ tự nhiên – thuộc nhóm isothiocyanate.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo người dùng bông cải xanh sẽ giảm đi đáng kể lượng vitamin, các nhóm chất chống ung thư nếu được nấu chín quá kỹ ở nhiệt độ cao.
Vì vậy, nếu bạn không ăn được bông cải sống thì việc hấp nó trong 1-3 phút dưới 284oF (140oC) có thể là cách tối ưu hóa được lượng sulforaphane khi nấu ăn, để bông cải xanh giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng.
Bông cải xanh ăn sống được không đối với người giảm cân
Cả hoa và thân của bông cải xanh đều hoàn toàn an toàn khi ăn sống. Tuy nhiên, thân bông cải xanh có thể dai và khó nhai hơn, vì vậy cắt thân cây càng mỏng càng dễ ăn.
Bông cải xanh sẽ đem lại hoạt chất sulforaphane hỗ trợ giảm cân tốt nhất khi được ăn sống, vì lúc đó chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể sẽ ở mức 100%.
Mẹ sau sinh ăn bông cải xanh được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa và nhiều chuyên gia dinh dưỡng, bông cải xanh không gây mất sữa mà ngược lại rất tốt để mẹ sau sinh hồi phục sức khỏe, tận dụng được nguồn dinh dưỡng và vitamin giàu có thực phẩm này.
Bông cải xanh rất giàu chất xơ, chúng có khả năng làm mềm phân, giảm thiểu tình trạng táo bón, tuy nhiên súp lơ xanh sẽ gây ra tình trạng đầy bụng khi ăn sống nên mẹ không nên ăn quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến bé.
Bông cải xanh kỵ với gì?
Dưa chuột, bí ngòi
Bông cải xanh là thực phẩm rất rất giàu vitamin C, dưa chuột và bí ngòi lại chứa các enzyme phân hủy vitamin C, vì vậy không nên ăn cùng nhau. Các enzyme này sẽ phá hủy vitamin C trong bông cải xanh nên càng khiến cơ thể khó hấp thụ.
Sữa bò
Sữa bò là thức uống có hàm lượng đạm rất cao và bông cải xanh lại là thực phẩm chứa quá nhiều chất xơ, axit oxalic.
Những chất này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ canxi trong sữa, không có lợi cho cơ thể bé nếu sử dụng chung với nhau.
Gan bò, gan lợn
Súp lơ xanh cũng rất giàu vitamin C. Gan bò, lợn chứa nhiều đồng và các khoáng chất khác, nếu ăn chung với súp lơ xanh, đồng có trong gan bò, lợn sẽ oxi hóa hoàn toàn lượng vitamin C này, thậm chí sẽ làm thay đổi chất lượng vitamin C khiến súp lơ xanh bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng.
Tổng kết bông cải xanh ăn sống được không
Như vậy Sulforaphane Lab đã thông tin, bạn đã biết bông cải xanh ăn sống được không rồi đúng không nào. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ là người tiêu dùng thông thái để sử dụng bông cải xanh lấy được nhiều chất dinh dưỡng và chế biến được nhiều món ăn cho gia đình của mình.
Đừng quên chia sẻ và theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn của loại thực phẩm siêu dinh dưỡng này cũng như các thông tin bổ ích khác nữa nhé.