Site icon Sulforaphane

Thông tin về bệnh tiểu đường tuýp 1 có chữa được không?

“Bệnh tiểu đường tuýp 1 có chữa được không” là thắc mắc của hầu hết bố mẹ khi nghe thông báo về tình trạng sức khỏe của con mình.

Trong bài viết này, chúng tôi mời bạn cùng đi tìm đáp án cho câu hỏi bệnh tiểu đường tuýp 1 có chữa được không và làm thế nào để có thể kiểm soát được căn bệnh này.

Tiểu đường tuýp 1 diễn ra khi cơ thể người bệnh không tự sản sinh ra insulin

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Tiểu đường tuýp 1 diễn ra khi cơ thể người bệnh không tự sản sinh ra insulin hoặc sản sinh quá ít dẫn đến tình trạng đường trong thức ăn khi được nạp vào cơ thể sẽ không đi vào tế bào mà gây ứ đọng, tích tụ trong máu.

Tiểu đường tuýp 1 (trước đây còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin) là bệnh mà có sự phá hủy tế bào beta của đảo tụy (tế bào tiết insulin), gây ra sự thiếu hụt insulin và phải sử dụng nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào cơ thể. Theo thống kê thì chỉ 10% người bị bệnh tiểu đường thuộc nhóm tiểu đường tuýp 1. 

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra với trẻ ở độ tuổi từ 4-7 tuổi và 10-14 tuổi. Tiểu đường tuýp 1 thường có những diễn tiến âm thầm nên dễ dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm khi phát hiện ra. 

Nguyên nhân và triệu chứng của tiểu đường tuýp 1

Một số nguyên nhân dẫn đến việc mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 như sau: Nguyên nhân di truyền do người bệnh có mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1; Cơ thể thiếu vitamin D, sử dụng các loại sữa bò, sữa bột không có nguồn gốc từ sữa bò hay ăn sản phẩm ngũ cốc quá sớm (trước 4 tháng tuổi).

Tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào kiểm soát bệnh ở từng người. Người bị tiểu đường tuýp 1 có mức đường huyết cao sẽ có thể dẫn đến những biến chứng như: mờ mắt, mệt mỏi thường xuyên, thiếu sức sống, tê tay chân, loét bàn chân, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận – phải chạy thận nhân tạo… 

Để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả thì phải giữ lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định không quá cao hoặc quá thấp để đảm bảo việc sinh hoạt và phát triển bình thường của người bệnh. 

Nếu người bệnh làm tốt việc quản lý lượng đường trong máu, những triệu chứng và biến chứng bệnh sẽ hầu như không xuất hiện trong khoảng thời gian dài. Ngược lại, nếu kế hoạch quản lý được thực hiện không tốt sẽ dẫn đến việc người bệnh phải đối mặt với biến chứng tim mạch, thận, mắt…

Vậy bệnh tiểu đường tuýp 1 có chữa được không? Câu trả lời cho câu hỏi trên là không. Tuy nhiên hiện nay đã có nhiều phương pháp để kiểm soát tình trạng bệnh lý để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm và những phương pháp này đều nằm trong tầm tay của người bệnh và gia đình. 

Nguyên nhân và triệu chứng của tiểu đường tuýp 1

Cách chữa tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có sinh con được không? Trên thực tế có rất nhiều người mắc tiểu đường tuýp 1 vẫn đang sống khỏe mạnh, sinh con như những người bình thường. Một số phương pháp sau đây nếu tuân thủ thì hoàn toàn sẽ kiểm soát được bệnh.

Tiêm insulin theo chỉ định của bác sĩ

Những người bị tiểu đường tuýp 1 phải dùng insulin để lượng đường trong cơ thể chuyển hóa thành năng lượng – kiểm soát bệnh lý bằng cách tiêm insulin vài lần trong ngày hoặc dùng bút tiêm insulin.

Người ta đã nghiên cứu và chỉ ra rằng insulin đưa vào cơ thể dưới dạng thuốc sẽ không hiệu quả vì các axit cùng với dịch tiêu hóa trong dạ dày và ruột sẽ phân hủy thuốc, khiến thuốc mất tác dụng hoàn toàn.

Ở các mức độ bệnh nặng nhẹ thì lượng insulin đưa vào cơ thể sẽ khác nhau. Loại insulin và liều lượng tiêm mỗi ngày sẽ phụ thuộc vào cơ thể và lịch trình hằng ngày của người bệnh.

Tham khảo bài viết: Thống kê tỷ lệ bệnh tiểu đường ở việt nam và thế giới

Cấy ghép thiết bị tế bào gốc cho người bệnh tiểu đường tuýp 1

Phương pháp cấy ghép tế bào gốc thay thế cho việc tiêm insulin hằng ngày đã được công ty ViaCyte ở Mỹ thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng độ hiệu quả. 

Cơ chế hoạt động của phương pháp này như sau: Thiết bị PPEC-Direct chứa tế bào đảo tụy và được cấy dưới da của người bệnh. Khi đưa vào cơ thể, thiết bị này sẽ tự động sản sinh ra C-peptide – thành phần sản xuất insulin.

Kiểm tra lượng đường trong máu theo định kỳ

Tiểu đường như đã biết chỉ được kiểm soát khi lượng đường trong máu ổn định. Kiểm tra đường huyết sẽ được thực hiện bằng máy theo dõi đường huyết liên tục (CGM). Tiến hành đo chỉ số đường huyết CGM thường xuyên sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được triệu chứng và điều chỉnh lượng insulin vào cơ thể bệnh nhân phù hợp. 

Thực đơn ăn uống và chế độ tập luyện khoa học cho người bệnh

Thực đơn ăn uống khoa học cho người bệnh

Những người mắc bệnh tiểu đường cần xây dựng cho mình một thực đơn có chế độ dinh dưỡng cân bằng 3 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, chất béo, protein, chất xơ vitamin và khoáng chất cũng như phù hợp với thể trạng và tình trạng sức khỏe của mình. 

Không phải loại bỏ hoàn toàn, tuy nhiên người bệnh tiểu đường tuýp 1 nên kiêng các loại thực phẩm có lượng đường cao làm tăng đường huyết. 

Rau xanh mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như chưa rất nhiều hợp chất sulforaphane – có chức năng chính trong cơ thể là bảo vệ chống lại sự hình thành của ung thư, độc tố và sự oxy hóa quá mức. 

Bác sĩ điều trị tiểu đường thường khuyến khích người bệnh tiểu đường là chế độ ăn Keto, tuy nhiên, bạn cần tham khảo cũng như nhờ bác sĩ hướng dẫn thêm.

Tăng cường hoạt động thể dục thể thao

Có những hoạt động thể chất thường xuyên giúp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác. Tập luyện thể dục thể thao nhằm giúp cơ thể dùng insulin hiệu quả, đồng thời làm giảm những nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, hỗ trợ tiểu đường. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để có một kế hoạch tập luyện phù hợp với thực đơn và lượng insulin được đưa vào cơ thể. 

Qua bài viết trên, Sulforaphane Lab hy vọng bạn đã có đáp án cho câu hỏi bệnh tiểu đường tuýp 1 có chữa được không và trang bị thêm nhiều kiến thức về bệnh cho bản thân. Ngoài ra chúng tôi cũng đã cung cấp đến bạn một số phương pháp điều trị giúp người bệnh có cái nhìn khách quan hơn và có kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường tuýp 1 hiệu quả.

Exit mobile version