Site icon Sulforaphane

Thức uống tốt: Người bệnh tiểu đường uống gì hết bệnh?

Bệnh tiểu đường uống gì hết, cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian để bện cải thiện và đường huyết được ổn định ở mức cho phép. 

Bên cạnh áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh thì cũng có nhiều người đang băn khoăn bệnh tiểu đường uống gì hết. Dưới đây là một số thức uống bạn có thể áp dụng vào thực đơn của mình. 

Trị bệnh tiểu đường tận gốc bằng lá xoài

Những cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà

Trị bệnh tiểu đường tận gốc bằng lá xoài

Nhiều nghiên cứu y học cho thấy lá xoài có nhiều hợp chất có thể bảo vệ và tái tạo tế bào beta của tuyến tụy, thúc đẩy quá trình sản xuất insulin – chất quan trọng để chuyển hóa đường huyết trong cơ thể. 

Các hoạt chất trong lá xoài có tác dụng ngăn ngừa cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt giúp ngừa rối loạn chuyển hóa lipid máu và ngăn những biến chứng của bệnh tiểu đường. Uống nước lá xoài đúng cách sẽ giảm các triệu chứng đi tiểu nhiều, sụt cân ở người bệnh tiểu đường. 

Ngoài tác dụng đẩy lùi bệnh tiểu đường, trà lá xoài còn là thức uống giải độc dễ làm, kết hợp với thực đơn dinh dưỡng khoa học và rèn luyện thể dục thể thao hợp lý thì không chỉ bệnh tiểu đường mà ngay cả những bệnh lý khác cũng sẽ bị đẩy lùi. 

Dùng 3-5 lá xoài non cắt nhỏ hoặc vò nhẹ rồi ngâm vào một cốc nước nóng, để qua đêm sáng hôm sau uống, kiên trì khoảng 1-2 tháng sẽ thấy đường huyết ổn định. 

Dây thìa canh – Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian

Dây thìa canh có tác dụng kích thích sản xuất insulin ở tuyến tụy giúp ổn định đường huyết cho người bệnh, nhanh chóng chuyển glucose sang dạng năng lượng để đi vào tế bào.

Uống nước dây thìa canh thường xuyên còn hạn chế được tối đa nguy cơ mắc các bệnh biến chứng của tiểu đường như cao huyết áp, tim mạch, tai biến mạch máu não. 

Nếu sử dụng lá dây thìa canh còn non, có thể nấu canh hoặc luộc ăn hằng ngày. Dây thìa canh già, cắt khúc, phơi khô sau đó nấu nước để uống hằng ngày. 

Mỗi ngày uống 2-3 cốc, sau khoảng 1-2 tháng sẽ thấy đường huyết ổn định hơn. 

Lá mã đề và lá ổi

Lá mã đề được rất nhiều người áp dụng trong điều trị tiểu đường. Mỗi ngày sử dụng 10-15 lá mã đề phơi khô, đun với nước uống. 3-4 tuần sử dụng lá sẽ thấy lượng đường huyết cũng giảm đáng kể. 

Bệnh tiểu đường uống gì hết? Cả lá ổi và quả ổi đều có tác dụng ổn định đường huyết. Sử dụng lá ổi tươi, đem đun với nước uống hằng ngày sẽ cải thiện bệnh hiệu quả. 

Cỏ lúa mì là nguyên liệu dồi dào chất dinh dưỡng như khoáng chất, vitamin, canxi, sắt và axit amin

Những loại nước tốt cho sức khỏe người tiểu đường

Nước ép củ cải và nước ép bưởi, cỏ lúa mì

Nước ép củ cải đường có tác dụng cải thiện hội chứng rối loạn chuyển hóa – các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Củ cải trắng chứa nhiều hợp chất làm giảm sự gia tăng đường trong máu. 

Bưởi có khả năng chống oxy hóa và giảm thiểu lượng đường có trong máu góp phần giúp kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của bệnh tiểu đường 

Cỏ lúa mì là nguyên liệu dồi dào chất dinh dưỡng như khoáng chất, vitamin, canxi, sắt và axit amin rất tốt cho cơ thể. Nước ép cỏ lúa mì giúp cân bằng hàm lượng huyết sắc tố hemoglobin, giảm cholesterol và củng cố hệ miễn dịch bên cạnh khả năng cải thiện bệnh tiểu đường

Nước gừng và đậu bắp, trà hoa cúc

Trong đậu bắp chứa nhiều vitamin và chất xơ, còn gừng như một loại thảo mộc thông dụng chứa polyphenol. Cả gừng và đậu bắp đều giúp điều chỉnh lượng đường trong máu rất tốt, uống nước ép của 2 loại thực phẩm này vào trước bữa sáng trong vòng 1 tháng sẽ thấy được hiệu quả.

Trà hoa cúc có chỉ số calo 0% và hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên là thực phẩm khá hoàn hảo cho những bệnh nhân tiểu đường. Thường xuyên uống trà hoa cúc ngoài việc hỗ trợ quản lý đường huyết mà còn giúp giảm thiểu tổn thương hệ thần kinh và hệ tuần hoàn, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra như mù lòa. 

Hỗn hợp nước táo lên men, quế và mật ong 

Táo có chứa một hàm lượng không nhỏ chất chống oxy hóa sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời giảm lượng đường trong máu.

Các enzyme có trong mật ong sẽ giúp cân bằng lại lượng insulin do tuyến tụy tiết ra, quế giúp điều hòa đường huyết.

2 muỗng cà phê bột quế, 4 muỗng giấm táo, 2 muỗng mật ong, khuấy đều và uống vào mỗi buổi sáng để có kết quả tốt nhất. 

Nước tỏi tây (hành boaro) và mướp đắng

Nước tỏi tây có tinh chất natri và không có chất béo bão hòa hay cholesterol nên rất có ít cho bệnh nhân tiểu đường. Trong tỏi tây rất giàu chất xơ, nếu không ăn trực tiếp mà dùng nước ép thì các chất dinh dưỡng có trong tỏi tây cũng sẽ phát huy hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. 

Mướp đắng được xem như là một trong những biện pháp hỗ trợ tốt nhất cho bệnh tiểu đường, giúp điều chỉnh lượng đường cao trong máu.

Mướp đắng có tác dụng kích hoạt insulin trong cơ thể, ngăn chặn sự chuyển đổi hình thành chất béo.

Nước dừa có công dụng kiểm soát lượng đường trong máu

Nước dừa

Bệnh tiểu đường uống gì hết? Nước dừa có hàm lượng đường khá thấp. Loại quả này có công dụng kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin vì chứa hàm lượng kali, mangan, magie, vitamin C, L – arginine cao. 

Dừa có thể ức chế stress oxy hóa và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường trên tim mạch, thần kinh, thận…

Uống nước dừa đều đặn giúp giảm cholesterol, mỡ trong gan và chất béo trung tính có trong máu, kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Dừa già sẽ tốt cho bệnh nhân tiểu đường hơn là trái dừa non.

Lưu ý uống nước dừa nguyên chất, không pha thêm đường, không sử dụng dừa đóng lon. Sulforaphane khuyên bạn không nên ăn cùi dừa vì trong cùi dừa có chứa nhiều chất béo bão hòa. Uống nước dừa vào buổi chiều là tốt nhất để tăng cường miễn dịch, cải thiện tình trạng sức khỏe tim mạch. 

Chỉ nên uống 250ml nước dừa mỗi ngày và chia thành hai lần uống. Người bệnh tiểu đường thai kỳ, thấp khớp, thận mạn tính thì không nên uống nước dừa. 

Tham khảo bài viết: Xem ngay để biết: Bệnh tiểu đường uống nước cam được không?

Exit mobile version