Ăn bông cải xanh có tốt không? Bông cải xanh là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa.
Như vậy ăn bông cải xanh có tốt không, chắc chắn là có, tuy nhiên bất kỳ thực phẩm nào cũng vậy, không được sử dụng quá lạm dụng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách ăn bông cải xanh đúng cách qua bài viết sau đây.
Lợi ích của bông cải xanh mang lại cho sức khỏe
Như đã nói ở mở đầu, bông cải xanh được biết đến là một trong những loại thực vật chứa nhiều các chất dinh dưỡng nhất đối với sức khỏe chúng ta, hiện nay còn được mệnh danh là “siêu thực phẩm” với nhiều công dụng to lớn của nó mang lại.
Trong bông cải xanh chứa nhiều các chất vitamin thiết yếu cho cơ thể như vitamin B1, B2, B3, B5 và B6, B9, đặc biệt là hàm lượng vitamin K cao cùng omega-3.
Lượng vitamin K1 đóng vai trò quan trọng đối với quá trình đông máu và có thể thúc đẩy sức khỏe của hệ xương khớp.
Bông cải xanh hoàn toàn không chứa cholesterol và chứa rất ít chất béo, cung cấp một lượng nhỏ omega 3 ở dạng axit alpha-linolenic (ALA) giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Bông cải xanh rất tốt cho quá trình gan đào thải các độc tố ra bên ngoài, thanh lọc cơ thể, vì vậy loại thực phẩm này được nhiều người sử dụng thường xuyên. Nhiều nghiên cứu qua nhiều thập kỷ cũng đã chứng minh rằng, bông cải xanh còn giúp chúng ta phòng ngừa một số các loại bệnh ung thư và rất tốt đối với hệ tiêu hóa.
Ngoài những lợi ích trên, bông cải còn có tác dụng giúp chống viêm, cũng như phòng ngừa các bệnh về tim mạch, giúp cải thiện Cholesterol xấu Triglyceride, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Bông cải xanh không nên ăn với gì?
Dưa chuột, bí ngòi: Trong bông cải xanh có chứa nhiều hàm lượng vitamin C rất cao, dưa chuột lại chứa enzyme gây ra quá trình phân hủy vitamin C. Vì vậy, tuyệt đối không kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau.
Sữa bò: Việc sử dụng sữa bò kết hợp cùng với bông cải xanh sẽ gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi. Vì vậy khi hỏi bông cải xanh không nên ăn với gì thì chúng ta không thể nào bỏ qua sữa bò đâu nhé bạn.
Gan bò: Gan bò có chứa hàm lượng đồng có thể gây oxy hóa vitamin C có trong bông cải xanh. Từ đó sẽ làm mất đi hàm lượng chất dinh dưỡng từ các món ăn sử dụng bông cải xanh.
Gan lợn: Như gan bò, gan lợn cũng chứa hàm lượng đồng cao, ngoài ra còn có hàm lượng chất sắt và các khoáng chất khác. Vì vậy gan lợn sẽ làm giảm đi quá trình hấp thụ các khoáng chất có trong bông cải xanh nếu chúng được kết hợp để chế biến chung.
Tham khảo bài viết: Hoạt chất sulforaphane hỗ trợ giảm cân như thế nào?
Tác hại của bông cải xanh khi lạm dụng
Bông cải xanh mang lại những lợi ích vô cùng to lớn là điều không thể bàn cãi, tuy nhiên ở trên là những thực phẩm cần tránh chế biến chung bạn cần lưu ý, ngoài ra không nên lạm dụng việc ăn quá nhiều bông cải xanh sẽ gây ra các tác hại xấu cho sức khỏe.
Gây suy giảm tuyến giáp, nguy hiểm người bệnh gout
Đối với những người đã có tiền sử mắc các bệnh về tuyến giáp thì không nên sử dụng quá nhiều bông cải xanh. Vì trong bông cải xanh có chứa hàm lượng chất thiocyanates, sẽ làm cho cơ thể khó có thể hấp thụ iot, khiến tình trạng suy giảm nặng hơn.
Như chúng ta đã biết, bông cải xanh chứa rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt đối với sức khỏe người dùng.
Tuy nhiên đối với những có nguy cơ mắc bệnh gout thì hoàn toàn ngược lại, vì trong bông cải xanh có chứa hàm lượng chất puri khá cao gây tác động mạnh đến người bệnh.
Gây đầy bụng khó tiêu
Ăn bông cải xanh có tốt không? Bông cải xanh được biết đến là một loại rau chứa hàm lượng chất xơ cao và rất có lợi tới sức khỏe người dùng.
Tuy nhiên, trong quá trình ăn sống, đối với những ai bị dạ dày có thể sẽ gặp phải tình trạng đầy bụng và khó tiêu.
Đối với người bị đau dạ dày, không nên sử dụng bông cải sống mà cần phải nấu chín khi ăn, tránh gây ra sự khó chịu cho dạ dày hoặc bạn cũng có thể thay thế bông cải xanh bằng cách sử dụng các loại thực phẩm khác như cà rốt, khoai lang,… để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.
Có thể dễ dàng gây sảy thai với mẹ bầu đầu thai kỳ
Bông cải xanh có mang lại lợi ích đối với phụ nữ mang thai, tuy nhiên sử dụng bông cải xanh thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày lại hoàn toàn không có lợi mà còn có khả năng gây sảy thai, đặc biệt là đối với các mẹ bầu đầu thai kỳ.
Việc hấp thụ quá nhiều vitamin C và chất xơ trong bông cải xanh không tốt với phụ nữ đang mang thai, nên cần hạn chế.
Cách chế biến bông cải xanh đúng cách
Trong quá trình sơ chế bông cải xanh, không nên cắt nhỏ rồi mới rửa mà cần phải rửa trực tiếp dưới vòi nước sạch, sau đó ngâm với nước muối pha loãng từ 5-10 phút để loại bỏ các loại vi khuẩn và thuốc trừ sâu nếu có.
Bông cải xanh hoàn toàn có thể ăn sống, tuy nhiên nếu bị đau dạ dày hay không thể ăn sống thì bạn có thể nấu chín nhưng không nấu quá kỹ ở nhiệt độ quá cao làm mất các chất dinh dưỡng có trong loại rau này.
Không chế biến bông cải xanh với dưa chuột, bí ngòi, gan bò, gan lợn hay sữa vì các nguyên do đã liệt kê rõ ở phía trên.
Nên mua bông cải xanh vào đúng vụ mùa để sử dụng thực phẩm tốt nhất, tránh việc trái mùa người ta vì lợi nhuận có thể sử dụng thuốc tăng trưởng.
Tổng kết ăn bông cải xanh có tốt không?
Như Sulforaphane đã cảnh báo, loại thực phẩm nào cũng vậy kể cả bông cải xanh, bạn không nên sử dụng hàng ngày tránh gây khó chịu và nóng trong người, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Như vậy, ăn bông cải xanh có tốt không, câu trả lời đương nhiên là có, nhưng cần biến chế biến và sử dụng đúng cách để lấy được tối ưu lượng chất dinh dưỡng có trong thực phẩm này cũng như phát huy được lợi ích của nó đối với sức khỏe một cách tuyệt đối.