Cách chữa bệnh suy giảm trí nhớ khi tình trạng bệnh chưa diễn ra quá nghiêm trọng, ngăn cản không cho bệnh có diễn tiền nặng hơn là những thông tin mà đa số rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19.
Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến mọi người nguyên nhân cũng như cách chữa bệnh suy giảm trí nhớ, một số loại thuốc nào có thể uống để cải thiện tình trạng bệnh, hãy cùng theo dõi nhé!
Chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Hiện tượng não bộ suy giảm chức năng hoặc quá trình vận chuyển những thông tin và trí nhớ về vỏ não bị ngưng trệ được coi là hội chứng suy giảm trí nhớ hay còn được gọi là suy giảm chức năng nhận thức.
Suy giảm trí nhớ đôi khi chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng nó cũng có thể kéo dài, gây sa sút trí tuệ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Suy giảm trí nhớ là hội chứng thường gặp ở người cao tuổi do chức năng của não bộ bị thoái hóa dần theo thời gian. Tuy nhiên, chứng giảm trí nhớ đang có xu hướng gia tăng do nhiều nguyên nhân như tác động từ môi trường bên ngoài, thức ăn hoặc do áp lực công việc, học tập, đặc biệt là di chứng của hậu Covid-19 gây nên.
Các thống kê đã chỉ ra một tình trạng đáng báo động khi mà người trẻ dưới 50 tuổi ít nhất gặp phải một vấn đề về trí nhớ kém lên đến 85%, trong số đó có đến 20-30% ở độ tuổi dưới 30, phần còn lại tập trung ở lứa tuổi trung niên.
Suy giảm trí nhớ ở học sinh
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các yếu tố lối sống như căng thẳng, phải làm nhiều việc cùng lúc sẽ góp phần đáng kể gây khởi phát sớm tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Ngoài ra suy giảm trí nhớ ở học sinh do áp lực học tập từ gia đình nhà trường cũng đáng phải xem xét hiện nay.
Khi chứng suy giảm trí ở bất kỳ lứa tuổi hay do nguyên nhân nào cũng vậy – kéo dài và không được điều trị sẽ diễn tiến thành hội chứng sa sút trí tuệ khi về già, đặc biệt trong số đó là căn bệnh Alzheimer gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân gây ra hội chứng suy giảm trí nhớ
Các gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa các hoạt động hàng ngày thường tác động lên các mô chứa nhiều lipid trong đó có não bộ – nơi chiếm đến 60% lipid của cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người trẻ: Suy giảm trí nhớ do quá nhiều áp lực cuộc sống từ công việc, học tập dẫn đến việc thường xuyên rơi vào trạng thái stress của một người. Vấn đề này diễn ra lâu ngày làm não bộ suy giảm chức năng và trí nhớ sa sút dần.
Thiếu ngủ, mất ngủ hay ngủ không ngon giấc thường xuyên khiến cho quá trình này bị gián đoạn, gây ra tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn.
Giấc ngủ là khoảng thời gian cho cơ thể phục hồi và thải độc tố, các sóng não sẽ được tạo ra để lưu trữ các thông tin, chuyển thông tin đó đến vỏ não và lưu giữ lại khi ngủ.
Người bị mất trí nhớ thường do thiếu hụt một số dưỡng như sắt, vitamin nhóm B đặc biệt là B1… là các chất đóng vai trò nuôi dưỡng các tế bào thần kinh và các chất dẫn truyền.
Cách chữa bệnh suy giảm trí nhớ
Cách chữa bệnh suy giảm trí nhớ: Có lối sống khoa học, lành mạnh
Một trong những cách khắc phục suy giảm trí nhớ ở người trẻ tốt nhất là hãy cố gắng giảm tải, thậm chí là loại bỏ các áp lực, căng thẳng trong công việc và học tập, giữ tinh thần luôn lạc quan yêu đời.
Xây dựng một chế độ nghỉ ngơi, tập luyện thể dục thể thao điều độ, mỗi người nên dành ít nhất 30 phút/ngày để thực hiện các bài tập phù hợp như đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga, thiền…
Ngoài ra chế độ ngủ đủ giấc và đặc biệt không làm việc quá sức để bảo vệ sức khỏe và cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ.
Cần có những hoạt động luyện tập duy trì các hoạt động ghi nhớ, tư duy của não bộ như chơi các trò chơi giúp động não như giải ô chữ, tính nhẩm, xếp hình, đọc sách. Các hình thức nghe nhạc, tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng… cũng giúp tăng cường trí nhớ và duy trì sự năng động cho não bộ.
Nghiên cứu đã chứng minh người luyện tập não bộ thường xuyên thì sẽ giảm được 50% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer so với những người ít có những hoạt động tư duy.
Có nên sử dụng thuốc điều trị suy giảm trí nhớ?
Như đã đề cập về nguyên nhân gây bệnh suy giảm trí nhớ, gốc tự do là nguyên nhân hàng đầu khiến các tế bào thần kinh tổn thương và nhanh thoái hóa.
Việc bổ sung các loại thuốc chống gốc tự do thiên nhiên có tác dụng cải thiện khả năng ghi nhớ, ngăn chặn những đợt tấn công của độc chất này lên các tế bào thần kinh, phục hồi các chức năng của não giúp cải thiện trí nhớ, ngoài ra nó còn có công dụng phòng chống ung thư.
Hiện nay chưa có loại thuốc nào đặc trị suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên một số loại thuốc có thể giúp giảm triệu chứng và điều trị từ nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh có thể tham khảo để sử dụng trong quá trình điều trị bệnh của mình.
Cách chữa bệnh suy giảm trí nhớ: Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học
Để hỗ trợ não bộ, giúp giảm nguy cơ lên những vấn đề liên quan đến trí nhớ bạn cần có một thực đơn ăn uống hằng ngày khoa học, cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng. Các loại thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật, hàm lượng cholesterol cao nên bị loại bỏ ra khỏi bữa ăn, thay vào đó là bổ sung các chất omega-3 có trong thịt cá nhằm chống suy giảm chức năng và lão hóa các tế bào não.
Phụ nữ mang thai và sau sinh, cần được bổ sung đầy đủ chất sắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Não bộ cần đủ lượng protein, vitamin và khoáng chất nhất định để hoạt động và phát triển. Người không nạp đủ lượng vitamin B1 có thể dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Cần bổ sung đủ lượng thiamine (B1) trong ngày.
Trong cacao có chứa hoạt chất flavonoid rất có lợi cho não bộ. Vì vậy bạn nên thường xuyên bổ sung cacao trong bữa ăn của mình để hỗ trợ suy giảm hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ.
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng nên bổ sung đa dạng các loại rau củ vào thực đơn để giúp cho não bộ và cơ thể khỏe mạnh hơn như các loại rau màu xanh đậm như bông cải xanh, dưa leo, cà rốt, rau bina, củ dền.
Sulforaphane – một hợp chất thực vật tự nhiên có trong bông cải xanh đã được chứng minh là cách chữa bệnh suy giảm trí nhớ hiệu quả.