Bông cải xanh trị bệnh gì mà lại rau này hiện nay lại hot đến vậy, nó được mọi người sử dụng thường xuyên và phổ biến vì những đồn đoán công dụng.
Bông cải xanh hay còn gọi là súp lơ xanh là loại rau họ cải có rất giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa các loại bệnh khác nhau. Cùng tìm hiểu xem bông cải xanh trị bệnh gì qua bài viết dưới đây.
Cùng tìm hiểu công dụng của bông cải xanh và trắng
Tác dụng của bông cải xanh đối với sức khỏe
Bông cải xanh có tác dụng chống oxy hóa
Bông cải xanh chứa nhiều glucoraphanin – hợp chất này được chuyển hóa thành sulforaphane ở hệ tiêu hóa có tác dụng chống oxy hóa.
Sulforaphane làm giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, giảm stress oxy hóa và các bệnh mãn tính.
Lutein và zeaxanthin có trong loại rau này cũng là những hợp chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ những tế bào mắt khỏi tổn thương oxy hóa. Kaempferol là một flavonoid có tác dụng chống viêm hiệu quả.
Một số hợp chất có trong bông cải xanh được nghiên cứu có thể giúp giảm tổn thương mãn tính của một số mô trong cơ thể giảm nguy cơ ung thư ở một số cơ quan như ung thư vú, dạ dày, thận, bàng quang, tuyến tiền liệt.
Người bệnh tiểu đường ăn bông cải xanh thường xuyên có tình trạng đề kháng insulin được cải thiện đáng kể. Nguồn chất xơ từ bông cải xanh giúp làm giảm lượng đường trong máu và kiểm soát bệnh hiệu quả.
Sử dụng bông cải xanh làm giảm đáng kể nồng độ triglyceride và LDL cholesterol mà còn tăng nồng độ HDL cholesterol có lợi giúp loại bỏ các nguy cơ về bệnh tim mạch cũng như xơ vữa mạch máu.
Bông cải xanh chứa nhiều chất xơ và hoạt chất Sulforaphane
Bông cải xanh chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp bảo vệ hàng rào lợi khuẩn và ổn định chức năng của hệ tiêu hóa. Chất xơ còn giúp làm mềm phân hơn, dễ đại tiện, phòng ngừa táo bón.
Bông cải xanh trị bệnh gì? Dinh dưỡng có trong bông cải xanh có công dụng làm giảm quá trình lão hóa của não bộ, cải thiện trí nhớ và hỗ trợ chức năng mô não và thành kinh.
Hợp chất Sulforaphane có hoạt tính sinh học mạnh giúp tăng cường trao đổi oxy và chức năng não bộ, cải thiện quá trình lão hóa thông qua tăng cường biểu hiện các gen chống oxy hóa.
Lượng vitamin C và canxi có trong bông cải xanh giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả. Kaempferol có tác dụng bảo vệ răng miệng khỏi bệnh lý nha chu. Sulforaphane được tìm thấy giúp làm giảm nguy cơ ung thư vòm họng.
Loại rau này chứa nhiều vitamin K, canxi, phốt pho, kẽm, vitamin A và C giúp bảo vệ xương chắc khỏe. Hợp chất sulforaphane có trong bông cải xanh giúp ngăn ngừa viêm xương khớp.
Bông cải xanh chứa nhiều vitamin nhóm B, đặc biệt là B9 (folate) là một chất thiết yếu cho sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy bông cải xanh làm giảm tỷ lệ hình thành và phát triển ung thư da do tia UV.
Tác dụng của bông cải trắng
Dù không có bảng thành phần vượt trội như bông cải xanh, tuy nhiên bông cải trắng cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, cũng xem qua một chút sau đây:
Bông cải trắng cũng là loại rau họ cải chứa một lượng lớn các chất carotenoid, tocopherol và axit ascorbic bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do.
Bông cải trắng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin C có khả năng kháng viêm (nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh mãn tính hiện nay). Chất xơ trong bông cải cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột từ đó có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa và giúp giảm viêm ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Bông cải trắng giàu inulin, một loại chất xơ prebiotic rất tốt cho sức khỏe đại tràng.
Tác hại của bông cải xanh khi ăn quá liều lượng
Bông cải xanh ăn sống được không?
Bông cải xanh hoàn toàn có thể ăn sống mà không cần thông qua giai đoạn chế biến phức tạp nào. Để đảm bảo loại bỏ hết vi khuẩn, dư lượng thuốc trừ sâu, bạn chỉ cần phải rửa thật sạch phần đầu bông cải xanh dưới vòi nước lạnh để loại bỏ hoàn toàn những vi khuẩn có thể gây hại cho cơ thể.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi ăn bông cải xanh tươi thì hàm lượng sulforaphane cao gấp 10 lần so với việc nấu chín.
Nếu bạn không thể ăn sống được, có thể luộc hoặc hấp bông cải xanh nhưng tránh nấu ở nhiệt độ cao và quá lâu sẽ phá hủy enzym (glucosinolate như glucoraphanin) có lợi giúp phá vỡ các hóa chất ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là sulforaphane.
Hấp bông cải xanh trong 1-3 phút dưới 284oF (140oC) có thể là cách tối ưu hóa được lượng sulforaphane.
Sử dụng đúng liều lượng bông cải xanh cho phép
Bông cải xanh hay trắng đều mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên cần biến chế biến đúng cách và không ăn quá liều lượng cho pháp sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Đối với những người đã có tiền sử mắc các bệnh về tuyến giáp thì không nên sử dụng quá nhiều bông cải xanh vì trong loại rau này chứa hàm lượng chất thiocyanates làm cho cơ thể khó có thể hấp thụ iot, khiến tình trạng suy giáp trở nên nặng hơn.
Người mắc bệnh gout cũng không nên ăn quá nhiều bông cải xanh vì nó chứa hàm lượng chất puri khá cao gây tác động mạnh đến người bệnh.
Bông cải xanh được biết đến là một loại rau chứa hàm lượng chất xơ cao và rất có lợi tới sức khỏe người dùng.
Tuy nhiên hàm lượng chất xơ dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khi ăn sống vì vậy cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín bông cải xanh trước khi ăn – chế biến như đã hướng dẫn ở trên.
Bông cải xanh mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên sử dụng bông cải xanh thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày nhất là giai đoạn 3 tháng đầu có khả năng gây sảy thai cao.
Tổng kết
Bông cải xanh chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ, bông cải xanh trị bệnh gì cũng đã được Sulforaphane liệt kê ở trên, loại rau này rất được khuyến khích sử dụng để ngăn ngừa các bệnh khác nhau.
Tuy nhiên cần chế biến đúng cách để chất dinh dưỡng và công dụng của bông cải xanh được phát huy một cách tối đa nhất.
Tham khảo bài viết: Cách uống bông cải xanh đúng cách tránh tác hại cho cơ thể