Bệnh tiểu đường uống gì để kiểm soát đường huyết ở mức ổn định, tình trạng bệnh không diễn biến xấu đi là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân và người nhà quan tâm hiện nay.
Ngoài nước lọc là công thức hoàn hảo cho người bệnh tiểu đường vì chúng không chứa đường, calo, và rất tinh khiết, thì người bệnh tiểu đường uống gì, cùng tìm hiểu bài viết sau nhé!
Lượng nước lọc cần thiết cho người tiểu đường mỗi ngày
Nước lọc là thức ăn hoàn hảo cho người bệnh tiểu đường và điều này không có gì đáng để bàn cãi. Như đã đề cập thì đây là loại nước uống không chứa calo, không chứa đường hay tinh bột xấu cho sức khỏe.
Cung cấp nước lọc hằng ngày cho cơ thể là điều rất quan trọng về mặt tinh thần và thể chất vì mọi cơ quan trên cơ thể chúng ta đều cần có nước để hoạt động.
Vậy bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước? Lượng glucose ở người tiểu đường có xu hướng tăng cao, nó sẽ hút nước từ các mô để duy trì hoạt động khiến người bệnh mất nước.
Vì vậy lúc này cơ thể người bệnh rất cần uống nhiều nước để giúp làm giảm mức đường huyết trong cơ thể và kiểm soát đường huyết.
Tuy nhiên, uống nước sẽ làm dịu cơn khát và cũng dẫn tới tiểu tiện thường xuyên, vì vậy người bệnh tiểu đường để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể cần uống nhiều nước hơn mức bình thường.
Uống nhiều nước cũng giúp người bệnh tiểu đường duy trì độ ẩm cho da và phòng ngừa các chứng nhiễm trùng da.
Bệnh tiểu đường uống gì tốt cho sức khỏe
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thuộc nhóm bệnh lý nội khoa, do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể từ đó dẫn đến việc ượng đường trong máu tăng cao.
Dự tính đến năm 2030, cả thế giới sẽ có hơn 500 triệu người mắc tiểu đường (chiếm 80% chi phí y tế ở các nước thu nhập trung bình – thấp). Tiểu đường được chia thành 3 loại chính là tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.
Bệnh tiểu đường nên uống gì? Bên cạnh tuân thủ chế độ ăn kiêng khắt khe, việc kết hợp các loại thức uống cũng góp phần hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc chứa 0% calo cùng với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, nên không ngạc nhiên khi nó trở thành một trong những thức uống tốt nhất cho người bệnh tiểu đường. Nhờ vào thành phần dinh dưỡng nên trà hoa cúc có tác dụng tích cực đối với bệnh nhân mắc tiểu được tuýp 2.
Dùng trà hoa cúc không chỉ hỗ trợ giảm lượng đường trong máu mà còn ngăn ngừa tổn thương thần kinh và hệ thống tuần hoàn, phòng tránh biến chứng gây bệnh thận và mù lòa.
Hiện nay ở các siêu thị có bán các loại trà hoa cúc túi lọc, thuận tiện sử dụng cho mọi người.
Nước tỏi tây (Hành Boaro)
Tỏi tây chứa rất ít natri (muối), không có chất béo bão hòa hay cholesterol nên thực phẩm này có nhiều tác dụng cho bệnh nhân tiểu đường.
Tỏi tây cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi nên cần bổ sung vào thực đơn hằng ngày cho người bệnh.
Nếu cảm thấy việc ăn trực tiếp, ăn sống quá khó, bạn có thể ép tỏi tây lấy nước, cách làm này vẫn lấy được tối đa chất dinh dưỡng của loại thực phẩm này và có hiệu quả trong việc giảm lượng đường huyết, hỗ trợ tiểu đường.
Nước ép khổ qua (mướp đắng)
Bệnh tiểu đường uống gì? Mướp đắng làm giảm kháng insulin, tăng tính linh hoạt của hormon vận chuyển đường nhờ đó làm giảm đường huyết.
Mướp đắng có khả năng phục hồi và tái tạo các tế bào beta của tuyến tụy đã bị tổn thương, nhờ đó làm tăng khả năng sản xuất insulin, giúp hạ nhanh đường huyết.
Mướp đắng còn có tác dụng kích hoạt insulin trong cơ thể, ngăn chặn sự chuyển đổi hình thành chất béo.
Vì vậy thực phẩm này được xem là một trong những biện pháp hỗ trợ tốt nhất cho bệnh tiểu đường, giúp điều chỉnh lượng đường cao trong máu ở mức ổn định.
Đậu bắp và nước gừng
Đậu bắp chứa nhiều chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa và no lâu nên mang đến rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường.
Trong những năm qua, gừng như một loại thảo mộc có chứa polyphenol đã được chứng minh giúp giảm lượng đường trong máu và điều chỉnh phản ứng insulin ở những người bệnh tiểu đường.
Sử dụng nước ép đậu bắp và gừng mỗi ngày trước bữa sáng, duy trì trong vòng một tháng bạn sẽ thấy được hiệu quả.
Tiểu đường có uống được nước ép ổi không?
Câu trả lời khẳng định là bạn nên ăn ổi thay vì uống ép ổi bạn nhé!!!
100g ổi có đến 6g chất xơ, có vai trò ngăn chặn lượng đường trong máu tăng cao sau khi ăn, làm giảm hấp thu cholesterol xấu cho cơ thể.
Hoạt tính ức chế men protein tyrosine phosphatase 1B chiết xuất từ lá ổi được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.
Ngoài ra, chiết xuất từ lá ổi hoặc quả ổi có thể giảm tính kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường.
Nước ép ổi có thể khiến tăng lượng đường trong máu vì vậy người bệnh tiểu đường không nên sử dụng nước ép ổi.
Theo khuyến cáo thì mỗi ngày người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 280g ổi mỗi ngày (khoảng 4 quả ổi nhỏ) và nên chia làm 2 bữa. Tránh ăn liền một lúc vì có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên.
Nhưng lá ổi thì có thể dùng hãm làm nước uống, sắc 4 – 8g lá ổi khô hoặc dùng 15 – 20g lá ổi tươi làm nước uống thay trà kiểm soát đường huyết rất tốt.
Bệnh tiểu đường không nên uống gì?
Bệnh nhân tiểu đường không nên sử dụng các loại nước ngọt, nước giải khát, nước uống có ga bởi những thành phần đường hóa học có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng.
Những loại nước được quảng cáo là nước ngọt không calorie, không chứa đường hay chất tạo ngọt dành cho người ăn kiêng nhưng bệnh nhân tiểu đường cũng nên hạn chế sử dụng.
Nước ép trái cây đóng hợp có giá trị dinh dưỡng khá thấp so với nước ép nguyên chất và có lượng đường + tinh bột đường khá cao.
Người bệnh tiểu đường nên loại bỏ hoàn toàn đồ uống có cồn như rượu bia ra khỏi thực đơn của mình, những loại nước uống này khiến lượng đường trong máu sụt giảm, gây bất lợi cho những người đang dùng thuốc làm tăng tiết insulin.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh tiểu đường uống gì và nên hạn chế gì Sulforaphane Lab gửi đến độc giả, hy vọng nó sẽ có ích cho bạn trong quá trình chữa và kiểm soát bệnh của mình hoặc chăm sóc cho người thân bị bệnh hiệu quả