Site icon Sulforaphane

Tìm hiều thông tin về bệnh gan hóa sợi (xơ gan)

Bệnh gan hóa sợi hay còn gọi là xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương liên tục trong một thời gian dài, các mô sẹo sẽ liên tục thay thế các mô bị tổn thương dẫn tới xơ gan.

Bệnh gan hóa sợi hay còn gọi là xơ gan có mấy giai đoạn và ở mỗi giai đoạn thì bệnh sẽ tiến triển như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Vai trò và chức năng của gan, định nghĩa bệnh gan

Vai trò và chức năng của gan, định nghĩa bệnh gan

Bệnh gan là cơ quan nội tạng lớn nhất, đảm nhận khoảng 500 chức năng quan trọng cho cơ thể mỗi người. Trong đó có 5 chức năng đáng chú ý như sau: Đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, tế bào gan là nơi sản sinh dịch mật và dự trữ chúng trong các túi mật, gan có vai trò như “nhà máy” dự trữ rất nhiều vitamin và khoáng chất, gan có chức năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

Hằng ngày chúng ta tiếp nhận một lượng độc tố khổng lồ từ môi trường sống bị ô nhiễm, thực phẩm bẩn cũng như nguyên nhân từ nội tại bên trong cơ thể qua nhiều hoạt động trao đổi chất. Độc tố không được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ dần gây nên nhiều loại bệnh lý về gan khác nhau với nhiều mức độ nặng nhẹ.

Khi gan bị tổn thương, hầu hết các chức năng khác của cơ thể sẽ đều bị suy giảm, lâu ngày dẫn đến các bệnh lý về gan nguy hiểm đến tính mạng như xơ gan, suy gan, thậm chí là ung thư gan. 

Xơ gan là gì?

Xơ gan như đã đề cập ở đầu bài là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương liên tục trong một thời gian dài, các mô sẹo sẽ liên tục thay thế các mô bị tổn thương dẫn tới xơ gan. Các nguyên nhân thường gây ra xơ gan bao gồm: uống và nghiện rượu, viêm gan siêu vi B và C và gan nhiễm mỡ.

Các giai đoạn tiến triển bệnh gan hóa sợi – xơ gan

Giai đoạn 1 – giai đoạn khởi phát

Dấu hiện xơ gan giai đoạn đầu chưa rõ ràng, nhưng các mô gan đã bắt đầu bị viêm. Các tế bào gan bị viêm liên tục nên gan tự cố gắng đảo ngược lại quá trình này và hình thành sự xơ hóa. Giai đoạn này bệnh nhân thường không có dấu hiệu đáng chú ý vì sự xơ hóa là chưa nhiều. Nếu được điều trị đúng cách khi phát hiện bệnh ở giai đoạn này gan vẫn có thể hồi phục như bình thường.

Giai đoạn 2 – Giai đoạn áp lực tĩnh mạch cửa tăng dần

Ở giai đoạn này áp lực tĩnh mạch cửa đang tăng dần dẫn đến mô xơ hóa xuất hiện nhiều hơn. Cần phải loại bỏ nguyên nhân gây ra bệnh thì mới có thể làm tăng cơ hội khỏi bệnh.

Xơ gan cổ trướng là biến chứng của bệnh xơ gan đã ở giai đoạn cuối

Giai đoạn 3 – Xuất hiện hiện tượng xơ gan cổ trướng

Giai đoạn này lượng dịch tại ổ bụng tăng nhanh báo hiệu gan đã bị xơ hóa rất nhiều. Khi bệnh nhân đã tiến triển đến xơ gan cổ trường thì gan không thể trở lại bình thường, ghép gan thường được đề xuất để chữa khỏi bệnh. 

Xơ gan cổ trướng là biến chứng của bệnh xơ gan đã ở giai đoạn cuối, khi chức năng thải độc của gan đã suy giảm nghiêm trọng và khả năng hồi phục gần như không còn. Thông thường, xơ gan cổ trướng chỉ được phát hiện khi sức khỏe người bệnh đã rất nguy kịch và có thể chuyển sang ung thư gan.

Triệu chứng xơ gan cổ trướng trong giai đoạn này tiêu biểu như: Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, chán chường, ăn không ngon và sụt cân nhanh chóng. Những dấu hiệu ngoài da xuất hiện như vàng da, nhợt nhạt, ngứa không hồi phục, phù chân, phù mắt cá; đường huyết tăng giảm thất thường.

Tham khảo bài viết: Người bệnh gan có những biểu hiện gì?

Giai đoạn 4 –  giai đoạn cuối

Gai đoạn cuối là giai đoạn quá trình xơ hóa đã xảy ra hoàn toàn trên gan. Các triệu chứng như xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan hay tăng áp lực tĩnh mạch cửa đã xuất hiện. Nếu những những dấu hiệu này không được phát hiện kịp thời thì bệnh nhân cũng sẽ không thể tiến hành ghép gan. 

Bệnh xơ gan sống được bao lâu? Thời gian sống của bệnh nhân sơ gan vào giao đoạn này chỉ còn khoảng 12 tháng. Dấu hiệu cũng giống như giai đoạn 3 và có thêm một vài triệu chứng: Mệt mỏi về tinh thần, buồn ngủ, lòng bàn tay son, tính cách thay đổi, suy thận và dẫn tới thiểu niệu, sốt cao liên tục và viêm màng bụng.

Ở giai đoạn này thì bệnh xơ gan hoàn toàn không còn khả năng chữa trị, nên khi được phát hiện sớm thì mới có cơ hội cải thiện gan.

Ăn súp lơ xanh chứa dồi dào hàm lượng sulforaphane cải thiện gan hiệu quả

Bệnh gan hóa sợi có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên bệnh gan hóa sợi hay xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương liên tục trong một thời gian dài, các mô sẹo sẽ liên tục thay thế các mô bị tổn thương dẫn tới xơ gan. Các nguyên nhân thường gây ra xơ gan bao gồm: uống và nghiện rượu, viêm gan siêu vi B và C và gan nhiễm mỡ.

Xơ gan có diễn biến biến âm thầm, ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ và thăm khám bác sĩ sớm thì đây chính là giai đoạn vàng để điều trị bệnh. Hầu hết người bệnh chỉ phát hiện ra khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, khi các triệu chứng đã trở nên rõ rệt.

Bệnh xơ gan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới bị xơ gan cổ trướng. Đây là giai đoạn mà gan đã bị tổn thương nặng nề, từ đó khiến chức năng lọc máu, tiêu hóa, bài tiết mật của gan kém đi, sức đề kháng của người bệnh bị giảm, dễ dàng mắc các bệnh về đường ruột, đường tiết niệu, đường hô hấp và ống mật, gây nguy hại đến tính mạng người bệnh.

Tổng kết bệnh gan hóa sợi

Việc phát hiện và điều trị bệnh gan hóa sợi – xơ gan không dễ dàng. Bệnh thường được phát hiện từ những dấu hiệu bất thường thông qua các kì kiễm tra sàn lọc sức khỏe, vì vậy chủ động phòng ngừa, thường xuyên đi khám và kiểm tra sức khỏe gan để điều trị sớm khi có dấu hiệu mắc bệnh về gan là điều hết sức cần thiết.

Ngoài ra nên thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày với nhiều rau xanh trong thực đơn. Đặc biệt, việc thường xuyên ăn súp lơ xanh (loại rau chứa dồi dào hàm lượng sulforaphane, một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng hỗ trợ giải độc gan vô cùng hiệu quả) có thể giúp cơ thể chống lại bệnh xơ gan.

Exit mobile version