Site icon Sulforaphane

Tìm hiểu thông tin về rau mầm bông cải xanh

Rau mầm bông cải xanh là gì? Thành phần chất dinh dưỡng của rau mầm này có vượt trội hơn một bông cải xanh bình thường hay không? Tác dụng của nó mang lại cho sức khỏe như thế nào?

Rau mầm bông cải xanh có thể không chứa lượng vitamin K và C cao như trong bông cải trưởng thành, tuy nhiên, chúng lại chứa nhiều glucosinolate hơn và mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Sulforaphane tìm hiểu những thông tin trên qua bài viết dưới đây.

Đôi nét về rau mầm bông cải xanh

Công dụng của rau mầm bông cải xanh đối với sức khỏe

Nghiên cứu mầm cải giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư

Nhóm nghiên cứu của John Hopkins đã tìm ra được hợp chất sulforaphane – một hoạt chất chống ung thư hiệu quả của bông cải xanh và họ đã cô lập được thành phần này từ năm 1992-1997.

Qua nhiều nghiên cứu khác nhau thì đến đầu năm 1997, nhóm này đã đưa ra kết luận mầm bông cải xanh có tác dụng chống ung thư và ngăn ngừa quá trình oxy hóa cao hơn rất nhiều lần so với một bông cải trưởng thành. 

Mầm bông cải xanh giúp bảo vệ não bộ

Hoạt chất sulforaphane trong mầm bông cải xanh có thể giảm một số vấn đề liên quan đến chấn thương não, tăng nhận thức ở bệnh nhân. Thường xuyên ăn mầm rau này có thể giúp giảm sự gián đoạn của hàng rào máu não, hạn chế rối loạn chức năng thần kinh sau khi đột quỵ xảy ra.

Cơ chế hoạt động của mầm bông cải xanh ngăn ngừa ung thư

Trong quá trình ăn uống, cơ thể của chúng ta dễ dàng hấp thụ các loại chất béo chuyển hóa, chất béo hydro hóa, cùng nhiều loại chất có hại trong thực phẩm chế biến. Những yếu tố này tác động, tạo nên gốc tự do có khả năng làm tổn hại niêm mạc động mạch, màng tế bào và chức năng hoạt động bình thường của DNA trong tế bào.

Hợp chất sulforaphane khi đi vào cơ thể có tác động giải độc enzyme II, giúp enzyme II hoạt động tốt hơn, giúp cơ thể tái tạo lượng enzym bị hao hụt (enzyme II là loại chất mạnh mẽ nhất giúp cơ thể chống lại các thiệt hại do chúng gây ra), giúp bảo vệ tế bào chống lại thiệt hại do các chất gây ung thư, gốc tự do cũng như phân tử tích điện cao có thể gây tổn hại DNA, màng tế bào. Chính nhờ cơ chế này, việc ăn rau họ cải góp phần chống lại hóa chất gây hại và độc tố trong cơ thể.

Tham khảo bài viết: Ứng dụng súp lơ xanh mang lại cho sức khỏe con người

Cơ chế hoạt động của mầm bông cải xanh ngăn ngừa ung thư

Thí nghiệm trên động vật

Ở những thí nghiệm thực hiện trên động vật, nhóm nghiên cứu và tiến sĩ Paul Talalay còn nhận thấy sulforaphane có khả năng ngăn ngừa sự tăng trưởng của tế bào nhiều loại ung thư khác nhau như: ung thư vú, ruột kết, tuyến tụy, tiền liệt tuyến.

Ngoài ra, hoạt chất sulforaphane còn có tác dụng làm giảm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn dạ dày Helicobacter Pylori (HP). Đây loại vi khuẩn gây nên chứng trào ngược dạ dày, loét dạ dày, nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.

Tiến sĩ Talalay và các cộng sự của mình khẳng định rau mầm bông cải xanh ba ngày tuổi chứa nhiều hoạt chất sulforaphane nhất. Lượng sulforaphane ở thời điểm này cao hơn 10-100 lần so với sulforaphane trong bông cải xanh và súp lơ tới thời điểm thu hoạch bình thường.

Cách trồng rau mầm bông cải xanh

Bước 1: Chuẩn bị hạt giống rau mầm bông cải xanh

Nên mua loại hạt giống mầm bông cải xanh chuyên dùng cho trồng rau mầm. Loại hạt này giúp khả năng thành công trong việc trồng rau cao hơn nhiều so với hạt giống thông thường.

Bước 2: Chuẩn bị khay và giá thể trồng.

Chuẩn bị 1 khay trồng rau (nhựa hoặc xốp, 40×50 cm)

Giá thể trồng rau mầm: Có thể mua sẵn tại các nơi bán cây cảnh, hạt giống hoặc đất sạch (có thể mua khoảng 1 – 1,5kg giá thể xơ dừa đã xử lý) .

Dùng 2 kg đất cho 1 khay 40x50cm, và 50gr hạt giống

Chuẩn bị thêm 1 bình phun.

Bước 3: Trồng rau mầm bông cải xanh – Gieo và ủ mầm.

Ngâm hạt 10 -12 giờ, ủ hạt 12 giờ ở nhiệt độ 25 – 30C. (Cách pha nước: 2 sôi 3 lạnh).

Rải đều hạt giống rau mầm bông cải xanh trên bề mặt giá thể hữu cơ và tưới nước vừa đủ ẩm trên bề mặt hạt giống. Phủ lên bề mặt hạt đã gieo 1 lớp giá thể khoảng 0,5-1cm. Tưới nước vừa đủ ẩm, đậy khay đã gieo hạt lại (ủ kín trong 2 ngày, mỗi ngày tưới nước 2 lần).

Dùng bình phun tưới nước đều trên khay cho vừa đủ ẩm, đậy kín khay đã gieo hạt lại bằng tấm bìa carton hoặc khay sạch để giữ nhiệt và giữ ẩm cho hạt nảy mầm đều (ủ kín trong 2 ngày, mỗi ngày tưới nước 2 lần). 

Lưu ý tránh đặt khay nơi có ánh sáng và mưa trực tiếp

Cách trồng rau mầm bông cải xanh

Bước 4: Quá trình chăm sóc

Ngày thứ 3, hạt mầm đã mọc thành cây nhú lên khỏi mặt đất. Đem khay hạt ra ánh sáng mặt trời. Vẫn tưới nước đều đặn ngày 2 lần để cây mầm phát triển.

Bước 5: Thu hoạch và bảo quản

Sau 5 – 7 ngày gieo có thể tiến hành thu hoạch bằng cách dùng kéo cắt sát góc. Trước khi thu hoạch không nên tưới nước.

Sau đó, cho hết phần rau mầm bông cải xanh đã thu hoạch vào hộp có để giấy hút ẩm, đặt trong ngăn mát của tủ lạnh có thể bảo quản được từ 3-4 ngày.

Giá thể có thể được sử dụng nhiều lần bằng cách: Sau mỗi đợt thu hoạch, thu nhặt sạch rễ. Có thể phơi khô hoặc bổ sung 0,5 dm3 giá thể mới lên bề mặt và tiếp tục trồng đợt mới.

Tổng kết

Rau mầm bông cải xanh (broccoli sprouts) là những cây non mới mọc mầm, được canh tác trong thời gian ngắn, thu hoạch chỉ 5-7 ngày sau khi gieo hạt. Nó đã được chứng mình có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, hàm lượng sulforaphane cap gấp 50 lần so với bông cải xanh trưởng thành.

Sulforaphane là một phân tử trong nhóm isothiocyanate của các hợp chất organosulfur – một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong các loại rau họ cải như: Cải xoăn, bông cải, bắp cải và có nồng độ đặc biệt cao trong rau mầm bông cải xanh. Hợp chất này có khả năng tiêu diệt những tế bào ung thư và ngăn cản sự hình thành các khối u mới.

Bên cạnh khả năng ngăn ngừa và chống ung thư hiệu quả, mầm bông cải xanh còn được chứng minh giúp cơ thể cải thiện các chức năng về hô hấp, xương, não, đặc biệt là có thể hỗ trợ giảm cân. Hãy thêm loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống hằng ngày để đảm bảo sức khỏe cho bạn và cả gia đình.

Exit mobile version