Site icon Sulforaphane

Tìm hiểu từ A-Z về Sulforaphane – hoạt chất chống ung thư

Tim hieu tu A-Z ve Sulforaphane - hoat chat chong ung thu

Tìm hiểu từ A-Z về Sulforaphane - hoạt chất chống ung thư

Sulforaphane là một hợp chất hóa học giàu lưu huỳnh có trong các loại rau họ cải như cải Brussels, súp lơ, bắp cải, rau arugula, bông cải xanh và mầm bông cải xanh. Nó được cho là giúp ngăn ngừa ung thư và chống lại các gốc tự do như một chất chống oxy hóa.

Với rất nhiều công dụng tuyệt vời Sulforaphane có thể mang lại, vẫn có rất nhiều người thậm chí chưa hề biết đến sự tồn tại của hợp chất này. Vậy trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp các câu hỏi thường gặp như Sulforaphane là gì? Sulforaphane có ở đâu? và Sulforaphane có những công dụng nào? nhé.

Tổng quan về hợp chất Sulforaphane

Lịch sử ra đời của hợp chất Sulforaphane 

Hợp chất Sulforaphane lần đầu được phát hiện là cách đây 56 năm trước. Lúc đó, Giáo sư Paul Talalay – người đứng đầu một trung tâm nghiên cứu ung thư tại trường Đại học Y Johns Hopkin danh giá đã phát hiện và nhận ra công dụng đầu tiên của hoạt chất này.

Ông cho rằng Sulforaphane thực chất có thể ngăn ngừa và chống lại ung thư – căn bệnh nguy hiểm đã cướp đi rất nhiều tính mạng lúc bấy giờ. Phát hiện này của Paul Talalay đã thu hút rất nhiều sự chú ý và được tạp chí y khoa Popular Mechanics đánh giá là “1 trong 100 phát hiện nổi bật của thế kỉ 20”.

Sau phát hiện nổi bật ấy, Sulforaphane đã dần trở thành một cái tên quen thuộc đối với các nhà nghiên cứu liên quan đến y học. Rất nhiều bài nghiên cứu cũng như thí nghiệm sau này đã tiếp nối bước chân của Paul Talalay để khám phá những công dụng khác nhau mà Sulforaphane có thể mang lại. 

Sulforaphane là gì? 

Vậy rốt cuộc hoạt chất Sulforaphane là gì mà lại có thể đem lại những công dụng kỳ diệu đến như vậy? Thực chất, Sulforaphane là một loại hợp chất tự nhiên, tồn tại ở trong một số loại thực vật đặc biệt là trong súp lơ xanh và một số loại cây họ cải khác. 

Tuy nhiên, Sulforaphane chỉ tồn tại trong các loại thực vật này ở dạng tiền chất ổn định có tên Sulforaphane glucosinolate; và chỉ được kích hoạt khi có những tác động vật lý như cắt rau, nhai, nuốt,…Lý do là bởi vì Glucosinolate và Myrosinase tồn tại ở các phần tách biệt, chỉ khi bị tác động thì chúng mới xảy ra phản ứng lên men.  

Cơ thể chúng ta hấp thụ Sulforaphane như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, khi chúng ta nhai rau, tác động vật lý này sẽ giúp Glucosinolate và Myrosinase phản ứng với nhau. Từ đó, Sulforaphane sẽ được sản sinh và kích họat để tạo ra những công dụng của nó trong cơ thể. 

Sau khi được hấp thụ và đưa vào cơ thể, Sulforaphane sẽ được đưa tới ruột non, manh tràng, đại tràng và cả mạch máu. Ở đây, họat chất này sẽ phát huy những hoạt động sinh học khác nhau để phục vụ sức khỏe con người.

Cơ thế hoạt động của Sulforaphane trong cơ thể

Các nghiên cứu cho thấy Sulforaphane có hai cơ chế hoạt động chính trong cơ thể con người. Hai cơ chế này bao gồm:

Cơ chế thải độc

Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta thường phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi vô số chất hoá học có hại. Một trong số đó là do môi trường bên ngoài nhưng cũng có thể là những chất độc mà ta chủ động hít vào như khói thuốc lá,…Dưới đây Sulforaphane Lab sẽ liệt kê một số chất độc hại có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: 

Để chống lai các chất độc hại trên, trong cơ thể con người có chứa rất nhiều loại men có tác dụng chuyển hóa. Những loại men này sẽ giúp “hô biến” các chất độc hại trở thành vô hại và từ đó thải ra bên ngoài.

Các chuyên gia nhận thấy Sulforaphane có thể thúc đẩy sự sản sinh của những loại men này trong cơ thể. Men cũng là chất đóng vai trò chuyển hoá những chất hoá học có khả năng gây ung thư thành chất có vô hại. Vì thế SFN được biết đến như hoạt chất có thể phòng chống ung thư.

Cơ chế bảo vệ cơ thể

Trong cơ thể của chúng ta có tồn tại một cơ chế hoạt động giống như một “công tắc” có tên là hệ thống Nrf2-ARE. Hệ thống này có thể kích hoạt đồng loạt sản sinh nhiều loại men thải độc như GST, NQO1, HO-1… có lợi cho cơ thể. Và Sulforaphane được cho là chất có khả năng kích hoạt công tắc này.

Nhiều nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang nghiên cứu cơ chế này của cơ thể. Ngoài khả năng kích hoạt các men thải độc, hệ thống Nrf2-ARE còn có thể sản xuất nhiều loại men khác nhau. Ví dụ, trong những năm gần đây, các men ngăn chặn stress oxy hóa và viêm nhiễm và thúc đẩy chuyển hóa lipid đã thu hút sự chú ý như một cơ chế quan trọng không chỉ để ngăn chặn chất sinh ung thư mà còn để duy trì cân bằng nội môi của cơ thể chúng ta.

Chính vì thế, ngoài lợi ích thải độc, Sulforaphane còn có tiềm năng và cho thấy sự hứa hẹn của mình ở rất nhiều công dụng khác. Những tác dụng này của Sulforaphane có lẽ sẽ mang lại hy vọng cho rất nhiều bệnh nhân trong tương lai.

Các lợi ích sức khỏe đã được kiểm chứng của Sulforaphane

Sulforaphane đã được nghiên cứu rộng rãi về một loạt các lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều lợi ích trong số này cần được nghiên cứu thêm để hỗ trợ chúng. 

Chống ung thư

Có thể cho rằng nghiên cứu hứa hẹn nhất đằng sau sulforaphane là về khả năng chống lại ung thư tuyến tiền liệt của nó. Các nghiên cứu trên động vật và người cho thấy tiêu thụ sulforaphane có thể làm giảm tỷ lệ mắc và lây lan (di căn) ung thư tuyến tiền liệt.

Sulforaphane cũng đã được nghiên cứu để ngăn ngừa và điều trị các loại ung thư khác như ung thư dạ dày, vú, não, máu, ruột kết và phổi. Nó được cho là có thể giúp ích theo nhiều cách khác nhau, bao gồm tăng cường tác dụng của các phương pháp điều trị ung thư khác và khiến các tế bào ung thư tự hủy (apoptosis). 

Thúc đẩy sự đào thải Aflatoxin trong cơ thể

Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus. Chúng là một dạng nấm mốc vô cùng độc hại và cũng là một trong những tác nhân gây ung thư và đặc biệt là ung thư gan nguyên phát ở người. 

Mặc dù các tiêu chuẩn nghiêm ngặt liên quan đến an toàn thực phẩm đã được đặt ra ở mỗi quốc gia, tuy nhiên nấm mốc cũng có trong môi trường sống bình thường nên việc ăn phải một lượng nhỏ là điều không thể tránh khỏi. Do đó, điều quan trọng là phải đào thải chất này ra khỏi cơ thể nhanh chóng sau khi hấp thụ. 

Sulforaphane được cho là có hiệu quả trong việc giải độc và thúc đẩy bài tiết aflatoxin. Nghiên cứu cho rằng, khi uống càng nhiều chiết xuất mầm cải xanh chứa Sulforaphane thì aflatoxin càng được thải nhiều ra ngoài bằng đường nước tiểu. Chính vì thế, Sulforaphane sẽ giúp ngăn ngừa căn bệnh ung thư gan nguy hiểm gây ra bởi loại nấm mốc này.

Cải thiện chức năng gan

Báo cáo y khoa đầu tiên trên thế giới về công dụng của Sulforaphane tới việc cải thiện chức năng gan đã được nghiên cứu bởi Kagome và đại học Tokai. Nghiên cứu sử dụng thực phẩm chức năng có chứa Sulforaphane cho nhóm người có vấn đề về gan để đánh giá công dụng này.

Kết quả sau 2 tháng nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thực phẩm chức năng chứa Sulforaphane giúp làm giảm đáng kể mức ALT và γ-GTP. Hai chỉ số này vô cùng phổ biến trong các xét nghiệm về gan ở người; với mức độ ALT và γ-GTP càng cao thì gan càng bị tổn thương.

Sulforaphane được cho là cải thiện chức năng gan (ngăn ngừa tổn thương) bằng cách tăng cường cơ chế bảo vệ của gan (giải độc, chống oxy hóa, chống viêm). Vì vậy, hấp thụ SF đều đặn sẽ giúp cải thiện chức năng gan.

Tìm hiểu về cách cải thiện sức khỏe gan của Sulforaphane: https://sulforaphane-lab.vn/cac-cong-dung-cua-sulforaphane-trong-viec-tang-cuong-suc-khoe-gan/ 

Diệt vi khuẩn HP ở dạ dày

HP là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày của con người và được cho là nguyên nhân gây ra viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày và ung thư dạ dày, báo cáo cho rằng có khoảng một nửa dân số thế giới bị nhiễm khuẩn HP.

Để làm rõ tác dụng của Sulforaphane đối với vi khuẩn HP, một nghiên cứu đã được tiến hành. Nghiên cứu sẽ đo lường chỉ số HpSA (một kháng nguyên trong Helicobacter pylori,

giá trị này càng lớn thì số lượng HP bị nhiễm càng cao) để đánh giá mức độ tác động của Sulforaphane.

Sau 8 tuần thực hiện nghiên cứu, nhóm có sử dụng bông cải xanh chứa Sulforaphane ghi nhận kết quả HpSA giảm đáng kể so với nhóm sử dụng giả dược. Ngoài ra, trong nghiên cứu này, việc hấp thụ Sulforaphane cũng cải thiện (giảm) lượng chất pepsinogen II, một chất gây ra tình trạng viêm dạ dày, và được kỳ vọng là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa viêm dạ dày.

Ngăn ngừa tổn thương da

Những tổn thương do bức xạ UV gây ra có thể dẫn đến ung thư da. Sulforaphane đã được chứng minh là làm tăng khả năng bảo vệ tế bào của cơ thể chống lại tổn thương da do bức xạ UV gây ra. 

Trong một nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã sử dụng chất chiết xuất giàu sulforaphane từ mầm bông cải xanh trên chuột và người. Chiết xuất làm tăng các enzym trong da giúp bảo vệ da khỏi bức xạ tia cực tím.

Ngoài ra, khi tiếp xúc với tia UV, da sẽ bị viêm và nổi ban đỏ. Bằng cách thoa SFN lên da, tình trạng mẩn đỏ của da sau khi tiếp xúc với tia cực tím có thể giảm trung bình 37.7%, theo nhận định của một nghiên cứu gần đây. 

Sulforaphane còn có tác dụng phòng ngừa ung thư da (đã thử nghiệm trên động vật). Đặc biệt hơn, tác dụng của SFN đối với da có thể phát huy bằng cách sử dụng thuốc uống, thay vì thoa trực tiếp lên da. 

Cải thiện chức năng hô hấp ở bệnh nhân hen suyễn

Một nghiên cứu cho 45 bệnh nhân bị hen suyễn nhẹ dùng Sulforaphane chiết xuất từ mầm bông cải xanh (SF: 17,7 mg / ngày) trong 14 ngày, và kiểm tra chức năng phổi khi kích thích methacholine, một chất thử hen, trước và sau thời gian uống sulforaphane để kiểm tra khả

năng hô hấp và sức cản đường thở.

Công suất hô hấp là lượng thở ra tối đa trong giây đầu tiên khi bạn hít thở sâu; là chỉ số được sử dụng khi nghiên cứu ảnh hưởng của tác nhân kích thích đến hô hấp. Còn sức cản đường thở là sức cản của không khí trong đường thở, chỉ số này càng thấp thì khả năng hô hấp và phổi càng tốt. 

So sánh trước và sau khi sử dụng Sulforaphane trong nghiên cứu, sự co thắt phế quản đã được cải thiện và tỉ lệ sức cản đường thở giảm đáng kể. Điều này cho thấy uống liên tục sulforaphane có thể ngăn chặn tình trạng viêm phổi và hiệu quả trong việc ngăn ngừa các cơn hen suyễn.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Nghiên cứu về sự đóng góp của sulforaphane đối với sức khỏe tim mạch bao gồm khả năng làm giảm mức cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim mạch do đặc tính chống viêm của nó. Vì nghiên cứu này được thực hiện trên động vật, nên cần nhiều hơn nữa để chứng minh những tác dụng này ở người.

Điều chỉnh lượng đường trong máu

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sulforaphane có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu nhỏ trên người cho thấy rằng tiêu thụ chiết xuất từ ​​mầm bông cải xanh giàu sulforaphane làm giảm lượng đường huyết lúc đói ở bệnh nhân béo phì mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Cải thiện chứng tự kỷ

Một nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra sulforaphane như một phương pháp điều trị chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD), cho thấy rằng hợp chất này đã cải thiện các hành vi. 

Các nhà nghiên cứu tin rằng những cải thiện hành vi là do khả năng bảo vệ của sulforaphane chống lại stress oxy hóa, viêm nhiễm và tổn thương DNA, tất cả đều được cho là góp phần gây ra ASD. Nghiên cứu hỗ trợ thêm là cần thiết.

Ngăn ngừa loãng xương 

Mất xương do lượng estrogen giảm xuống sau khi mãn kinh hoặc cắt bỏ buồng trứng có thể dẫn đến loãng xương. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng sulforaphane là một phương pháp điều trị có thể làm tăng khối lượng và hình thành xương . 

Tuy nhiên, nghiên cứu này đã được thực hiện trên động vật, và cần nhiều hơn nữa để xác nhận khả năng gây loãng xương của sulforaphane. 

Tăng cường sức khỏe não bộ

Sulforaphane đã được quảng cáo như một hợp chất tốt cho sức khỏe não bộ, vì một số bằng chứng cho thấy rằng nó có thể ngăn ngừa lão hóa và suy thoái não và cải thiện trí nhớ. Nó cũng có liên quan đến việc bảo vệ não khỏi stress oxy hóa có thể dẫn đến các tình trạng như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, bệnh xơ cứng teo cơ bên, bệnh Huntington và bệnh đa xơ cứng.

Các nghiên cứu khác cho thấy sulforaphane có thể giúp các tế bào thần kinh tồn tại và nó cũng hỗ trợ sự phát triển của các tế bào mới. Tuy nhiên, nghiên cứu về sức khỏe não bộ này đã được thực hiện trên động vật và cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa để hỗ trợ các tuyên bố.

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Sulforaphane 

Sulforaphane thường được công nhận là an toàn cho người lớn và trẻ em, với ít nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ. Tuy nhiên, thực tế vẫn có một số tác dụng phụ đã được báo cáo. Chúng bao gồm:

Mặc dù chưa có đủ nghiên cứu để biết tất cả các tác dụng phụ tiềm ẩn, chúng ta vẫn cần cân nhắc về liều lượng khi sử dụng hoạt chất này. 

Các loại thực phẩm chứa Sulforaphane từ tự nhiên và phương pháp chế biến

Các loại rau họ cải là nguồn thực phẩm tốt nhất cung cấp sulforaphane, đặc biệt là bông cải xanh và mầm bông cải xanh. Các loại rau họ cải khác có chứa sulforaphane bao gồm:

Nấu thực phẩm có nhiều sulforaphane có thể làm giảm lượng có sẵn trong rau. Do đó ăn sống có thể là cách tốt nhất. Theo nghiên cứu, súp lơ xanh sống có lượng sulforaphane nhiều hơn gấp 10 lần so với khi nấu chín.

Tất nhiên, ăn rau sống không phải lúc nào cũng là cách thuận tiện nhất hoặc không mang lại sự ngon miệng. Vậy thì bạn có thể hấp bông cải xanh mà vẫn thu được nhiều sulforaphane. Hấp được cho là tốt hơn so với cho vào lò vi sóng hoặc luộc. 

Để có được nhiều sulforaphane nhất, bạn có thể thử ăn mầm bông cải xanh. Dạng mầm của bông cải xanh chứa nhiều sulforaphane hơn – gấp 10 lần lượng được tìm thấy ở cây trưởng thành. 

Bạn có thể mua mầm bông cải xanh, tự trồng hoặc thậm chí mua bột mầm bông cải xanh. Một số nghiên cứu nói rằng để bông cải xanh và mầm bông cải xanh ở nhiệt độ phòng trước khi ăn sẽ làm tăng đáng kể sự hình thành sulforaphane.

Các thực phẩm chức năng chứa Sulforaphane ở Việt Nam

Sulforaphane Kagome – thải độc, cải thiện chức năng gan

Sulforaphane Kagome là thực phẩm chức năng bổ sung hợp chất Sulforaphane chiết xuất từ mầm bông cải xanh do Tập đoàn Kagome sản xuất. Đây cũng chính là công ty hàng đầu với hơn 120 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và phân phối các sản phẩm hữu cơ từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe con người.

Thông tin về sản phẩm:

Một số công dụng mà Sulforaphane Kagome có thể mang lại:  

Điều kiện sản xuất sản phẩm: 

Cách sử dụng: 

Sử dụng từ 24 đến 50 mg Sulforaphane * tương đường với 3 viên mỗi ngày. Hàm lượng này được các chuyên gia đánh giá tương ứng với một lượng lớn mầm cải xanh mà cơ thể cần hấp thu.  

Đối tượng sử dụng: 

Người từ 15 tuổi trở lên. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú tham khảo tư vấn của chuyên gia trước khi sử dụng. 

Bidimin- Sản phẩm điều trị u xơ tiền liệt tuyến

Nguồn hình ảnh: https://bidimin.vn/sulforaphane

Thành phần:  

Công dụng:  

Đối tượng sử dụng:  

Cách sử dụng:  

Medixic – Thực Phẩm Chức Năng Hỗ Trợ Giải Độc Gan

Nguồn hình ảnh: https://duocphamotc.com/medixic/ 

Thành phần:  

Công dụng: 

Hỗ trợ giúp tăng cường chức năng gan, hỗ trợ giải độc cho gan

Đối tượng sử dụng: 

Dành cho người suy giảm chức năng gan

Cách sử dụng:  

DetoxGreen

Nguồn hình ảnh: https://detoxgreen.vn/san-pham 

Thành phần:  

Công dụng: 

Đối tượng sử dụng:  

Cách sử dụng: 

Tiền Liệt Tuyến 3M

Nguồn hình ảnh: https://3mpharma.com/tien-liet-tuyen-3m-lo/

Thành phần: 

Công dụng: 

Hỗ trợ giảm phì đại lành tính trên tuyến tiền liệt, chống viêm mạn, có khả năng làm giảm trọng lượng u hạt

Đối tượng sử dụng: 

Cách sử dụng: 

Chú ý: Tất cả các sản phẩm trên đều không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tổng kết

Sulforaphane đã và đang cho thấy rất nhiều hứa hẹn trong việc ngăn ngừa và cải thiện một số căn bệnh như ung thư, tiểu đường, loãng xương,…Để nhận được những công dụng tuyệt vời của Sulforaphane, hãy bố sung ngay những thực phẩm họ cải có chứa họat chất này hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng có sẵn trên thị trường hiện nay bạn nhé! 

Exit mobile version