Site icon Sulforaphane

Vấn đề quan tâm: Ăn súp lơ xanh sống có tốt không?

Ăn súp lơ xanh sống có tốt không, liệu khi ăn súp lơ xanh sống thì cần chú ý những vấn đề gì để không gây hại đến sức khỏe của bản thân. 

Thực phẩm súp lơ xanh có những lợi ích gì cho sức khỏe cũng như ăn súp lơ xanh sống có tốt không, tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây.

Thông tin về “siêu thực phẩm” súp lơ xanh

Thông tin về “siêu thực phẩm” súp lơ xanh

Súp lơ xanh là một loại rau ăn hoa thuộc họ cải như bắp cải, su hào, cải xoăn và cải Brussels có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, hiện nay đã được trồng nhiều và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam chúng ta. 

Súp lơ xanh xứng đáng với danh xưng “siêu thực phẩm” vì những dưỡng chất tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe. 

Theo Cơ sở Dữ liệu Dinh dưỡng Quốc gia USDA, giá trị dinh dưỡng của 91g súp lơ xanh sống chỉ có 34 calo nhưng lại là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể như chất xơ và protein dồi dào.

Đồng thời thực phẩm này còn chứa sắt, kali, canxi, selen và magie cũng như các vitamin A, C, E, K và một loạt các vitamin B bao gồm cả axit folic.

Súp lơ xanh có chứa chất chống oxy hóa là indole-3-carbinol hay còn gọi là I3C chống oxy hóa được chứng minh là giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và các bệnh ung thư liên quan đến cơ quan sinh sản của cả nam và nữ. 

Súp lơ xanh cũng rất giàu glucosinolates – nhóm lớn gồm các hợp chất chứa lưu huỳnh có tác dụng sửa chữa DNA và giúp phòng chống ung thư bằng cách làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào gây ung thư.

Một số hợp chất được tìm thấy trong súp lơ như sulforaphane, glucobrassicin, glucoraphanin và gluconasturtiin có vai trò hỗ trợ chức năng gan. Do đó, súp lơ rất hữu ích trong việc giúp cơ thể giải độc.

Súp lơ xanh ăn được phần nào?

Một số lợi ích cụ thể khi ăn súp lơ như sau:

Phần nào của súp lơ xanh chúng ta cũng có thể sử dụng để chế biến món ăn được. 

Súp lơ xanh ăn được phần nào?

Thân cây súp lơ có ăn được không

Như đã nói ở trên thì đương nhiên là được và phần thân của nó còn mang lại lợi ích không nhỏ cho chúng ta bạn nhé!

Trong quá trình sơ chế, hầu hết mọi người đều bỏ phần thân của súp lơ xanh đi bởi nghĩ đó là phần già, cứng sẽ ăn không ngon.

Tuy nhiên, trên thực tế phần thân của súp lơ xanh cũng chứa rất nhiều hoạt chất sulforaphane – một chất chống oxy hóa thực vật có đặc tính chống viêm hiệu quả như đã đề cập ở trên. 

Khi bạn ăn thân súp lơ xanh bạn cũng sẽ nhận được một lượng lớn chất dinh dưỡng hỗ trợ cho sức khỏe vì vậy cần chú ý không loại bỏ phần này của súp lơ bạn nhé. Với thân súp lơ xanh có thể xào với rau củ, nấu canh xương, luộc cũng sẽ rất ngon.

Lá và cuống súp lơ ăn được không?

Lá của súp lơ xanh cũng là bộ phận chứa hàm lượng beta-carotene rất cao. Đây là chất hoạt động tương tự như chất chống oxy hóa và ngăn ngừa bệnh lý ung thư. 

30gr là của súp lơ xanh đáp ứng 43% nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày và rất nhiều vitamin A và C cần thiết cho cơ thể, vì vậy lúc sơ chế bạn chú ý là không vứt bỏ phần này để tránh gây thất thoát chất dinh dưỡng nhé. 

Phần cuống của súp lơ còn mang lại nhiều chất xơ hơn cả phần bông của nó, có vị rất ngọt khi được chế biến thích hợp cho các món xào, súp và salad. Để không bị cứng bạn nên bóc vỏ ngoài của cuống và đun lâu hơn một chút là được.

Ăn súp lơ xanh sống có tốt không?

Ăn súp lơ xanh sống có tốt không? Hoàn toàn tốt nên bạn có thể yên tâm khi ăn sống súp lơ xanh. Khi lựa chọn ăn sống, chúng ta chỉ cần phải rửa thật sạch phần đầu súp lơ dưới vòi nước lạnh để loại bỏ hoàn toàn những vi khuẩn có thể gây hại cho cơ thể.

Súp lơ xanh được nấu chín ở nhiệt độ cao và quá lâu sẽ phá hủy enzym có lợi giúp phá vỡ các hóa chất ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là sulforaphane.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi ăn súp lơ tươi sống thì hàm lượng sulforaphane cao gấp 10 lần so với súp lơ xanh đã được nấu chín.

Nếu bạn không ăn được súp lơ sống thì có thể hấp trong 1-3 phút dưới 284oF (140oC) có thể là cách tối ưu hóa được lượng sulforaphane. Nếu chế biến ở nhiệt độ cao hơn sẽ làm mất glucosinolate như glucoraphanin.

Chú ý có nên ăn nhiều bông cải xanh hay súp lơ xanh không: Chất xơ chứa nhiều trong súp lơ xanh dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khi ăn sống. Vì vậy, cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín súp lơ xanh trước khi ăn.  

Súp lơ xanh kỵ với gì?

Súp lơ xanh kỵ với gì?

Dưa chuột, bí ngòi

Súp lơ rất giàu vitamin C, dưa chuột và bí ngòi lại chứa các enzyme phân hủy vitamin C, vì vậy không nên ăn cùng nhau, 2 loại thực phẩm này sẽ phá hủy vitamin C trong các loại rau khác.

Sữa bò

Súp lơ xanh rất tốt cho chế độ dinh dưỡng của bé, nhưng chúng rất giàu axit oxalic, chất này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ canxi trong sữa, không có lợi cho cơ thể bé nếu sử dụng chung với nhau. 

Gan bò, gan lợn

Súp lơ xanh rất giàu vitamin C như đã thông tin. Gan bò, gan lợn chứa nhiều đồng và các khoáng chất khác, nếu ăn chung với súp lơ xanh, đồng có trong gan bò, lợn sẽ oxy hóa hoàn toàn lượng vitamin C này, thậm chí sẽ làm thay đổi chất lượng vitamin C khiến súp lơ xanh bị nhiễm độc.

Bài viết trên đây, Sulforaphane Lab đã chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích về súp lơ xanh cùng như giải đáp thắc mắc ăn súp lơ xanh sống có tốt không

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và hiểu được cơ chế cũng như công dụng tuyệt vời của súp lơ xanh khi vào cơ thể. Cám ơn bạn đã đón đọc và nhớ theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin bổ ích sau này. 

Exit mobile version