Sulforaphane dược lý có cơ chế hoạt động cụ thể như thế nào? Công dụng chính của Sulforaphane là gì? Sử dụng sulforaphane có gây ra tác dụng phụ hay không?
Qua nhiều nghiên cứu, Sulforaphane đã được công nhận là loại dược chất vô cùng hiệu quả trong việc ứng dụng điều trị bệnh lý ở người. Vậy Sulforaphane dược lý hoạt động như thế nào trong cơ thể con người? Theo dõi ngay những chia sẻ của Sulforaphane Lab để có được cái nhìn tổng quan nhất về Sulforaphane nhé!
Sulforaphane dược lý hoạt động như thế nào trong cơ thể con người?
Sulforaphane là một loại hoạt chất tự nhiên
Như chúng ta đã biết, Sulforaphane là một loại hoạt chất tự nhiên, được tìm thấy trong các loại thực vật họ cải như: súp lơ xanh, cải bắp, cải bẹ xanh,… Trong thực vật, Sulforaphane tồn tại dưới một dạng tiền chất ổn định với tên khoa học là Glucoraphanin hay còn được gọi là Sulforaphane glucosinolate.
Do Sulforaphane Glucosinolate và Myrosinase đều tồn tại dưới dạng hai phần tử tách biệt trong tế bào thực vật, nên hoạt chất Sulforaphane chỉ được kích hoạt khi Glucoraphanin kết hợp cùng vi khuẩn đường ruột Myrosinase qua phản ứng enzyme.
Enzyme này sẽ được hình thành khi thực vật bị hư hại, vì vậy, để tạo ra phản ứng lên men sản sinh ra Sulforaphane, các loại thực vật họ cải cần được thái hoặc thái nhỏ trước khi chế biến hoặc sử dụng. Sau khi hình thành Sulforaphane, hệ tiêu hóa sẽ đảm nhận vai trò hấp thụ hoạt chất và từ đó tác dụng chúng lên các cơ quan khác trên cơ thể con người.
Sulforaphane có khả năng thúc đẩy sự sinh trưởng của những loại men có lợi
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, con người phải hứng chịu nhiều tác động tiêu cực từ vô số chất hóa học có hại như: khói, bụi, nấm mốc, kim loại nặng, hay các loại chất độc môi trường,… Để bài trừ các loại chất hóa học đó, cơ thể mỗi chúng ta có rất nhiều loại men có khả năng chuyển hóa, biến những chất độc hại là tác nhân chính gây ung thư ấy, trở nên vô hại và sau cùng là đào thải chúng ra khỏi cơ thể.
Sulforaphane có khả năng thúc đẩy sự sinh trưởng của những loại men có lợi này, bởi lẽ đó, Sulforaphane được xem là dược chất giúp phòng chống và chữa trị bệnh ung thư mạnh mẽ. Không chỉ có vậy, trong cơ thể mỗi người đều có một hệ thống, giúp kích hoạt sản sinh đồng loạt các loại men có lợi với tên gọi Nrf2-ARE.
Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng Sulforaphane dược lý có khả năng kích hoạt “công tắc” Nrf2-ARE. Điều này sẽ hỗ trợ cơ thể tăng cường sản xuất các loại men như men giải độc, men ngăn chặn oxy hóa và viêm nhiễm,… giúp duy trì sự cân bằng nội môi cũng như ngăn chặn các chất độc hại gây bệnh ung thư cho cơ thể con người.
Công dụng chính của hoạt chất Sulforaphane
Trong suốt gần 3 thập kỷ qua, đã có rất nhiều các đánh giá và nghiên cứu khoa học về hoạt tính sinh học của Sulforaphane, tính riêng năm 2020, dược chất này đã thu hút một số lượng đến 250 bài báo cáo chuyên sâu đến từ các nhà khoa học trên toàn thế giới.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều tiềm năng và lợi ích của Sulforaphane cho sức khỏe và cả trong việc điều trị bệnh ở người, trong đó phải kể đến như:
- Thúc đẩy đào thải độc tố vi nấm – Aflatoxin, là tác nhân gây ung thư ở người
- Khử độc, thúc đẩy đào thải các chất ô nhiễm trong không khí.
- Ngăn ngừa tổn thương, giúp giải độc, chống viêm, chống oxy hóa và cải thiện hiệu quả chức năng gan.
- Có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP là nguyên nhân gây các bệnh về dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
- Sulforaphane giúp hạn chế tác hại của tia cực tím lên da, phòng ngừa ung thư da.
- Giúp cải thiện chức năng hô hấp cho bệnh nhân bị bệnh hen suyễn.
- Mang đến khả năng kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường.
- Cải thiện khả năng nhận thức giúp điều trị chứng suy giảm trí nhớ.
- Cải thiện và điều trị chứng tự kỷ, trầm cảm.
- Cải thiện chứng táo bón và chức năng hệ tiêu hóa
Sử dụng Sulforaphane có tác dụng phụ hay không?
Sulforaphane là hoạt chất được bào chế hoàn toàn từ tự nhiên, cụ thể là các loại rau họ cải, chính vì vậy, đây được coi là một dược phẩm lành tính, an toàn với tác dụng phụ gần như là không có. Hiện nay cũng chưa có tác dụng phụ nào được báo cáo đối với việc bổ sung sulforaphane hay việc sử dụng các loại rau họ cải như một hình thức bổ sung sulforaphane.
Tuy nhiên, một lưu ý nho nhỏ đối với những ai bị dị ứng với các loại rau họ cải thì có nhiều khả năng bạn cũng sẽ bị dị ứng với bất kỳ loại chiết xuất nào có trong loại rau đó, Sulforaphane cũng không phải là một ngoại lệ.
Lưu ý tiếp theo, không kém phần quan trọng nữa đó chính là: việc bổ sung sulforaphane ở mỗi độ tuổi khác nhau, cho các bệnh nhân với tình trạng sức khỏe khác nhau thì cũng có những liều lượng khác nhau. Người dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn liều lượng sử dụng thích hợp.
Trên đây là một số thông tin về cách Sulforaphane dược lý hoạt động trong cơ thể con người mà Sulforaphane Lab cung cấp cho bạn đọc. Hãy thường xuyên ghé thăm website của Sulforaphane Lab để cập nhật những thông tin mới nhất về Sulforaphane bạn nhé!