Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Theo thống kê cho thấy có đến 20-30% dân số tại mỗi quốc gia mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Và chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc điều trị bệnh. Thực đơn ăn uống của bệnh nhân gan nhiễm mỡ phải được theo dõi chặt chẽ để kiểm soát và ngăn chặn lượng mỡ trong gan. Vậy bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì? Cần lưu ý gì trong chế độ ăn uống, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết ngay sau đây.
Bệnh gan nhiễm mỡ là bệnh gì?
Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan vượt quá 5% trọng lượng. 25% trường hợp gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Gan nhiễm mỡ có 2 loại chính: Gan nhiễm mỡ do rượu (do rượu bia sẽ ảnh hưởng đến gan); và gan nhiễm mỡ không do rượu (nói chung là từ các hội chứng chuyển hóa như béo phì, đái tháo đường, tăng lipid máu, kháng insulin …). Nguyên nhân phổ biến nhất của gan nhiễm mỡ là do uống rượu bia nhiều. Một số trường hợp bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ nhưng không thuộc nhóm uống nhiều bia rượu như béo phì, mỡ máu cao, tiểu đường, di truyền, giảm cân quá nhanh, tác dụng phụ của một số loại thuốc như: aspirin, steroid, tamoxifen hoặc tetracyclin ,…
Nghiên cứu cho thấy có tới 90% những người thường xuyên uống rượu bia bị gan nhiễm mỡ, tỷ lệ này ở những người béo phì là 95%. Điều đáng quan tâm là dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ diễn tiến âm thầm, ít triệu chứng điển hình ở giai đoạn đầu mà thường được nhận biết khi bệnh đã nặng và gan bị tổn thương nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể có những dấu hiệu mơ hồ như chán ăn, mệt mỏi, vàng da, đau nhức người, buồn nôn… dễ nhầm với triệu chứng của nhiều bệnh khác. Nếu không được cải thiện kịp thời, gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm như viêm gan, xơ gan thậm chí là ung thư gan.
Bệnh gan nhiễm mỡ nên gì ăn? Và không nên ăn gì?
Thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ cần lưu ý những thực phẩm sau:
- Nên ăn nhiều chất xơ: Tăng cường bổ sung chất xơ có thể giúp kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu, rất có lợi cho những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, các loại đậu và quả hạch là những thực phẩm giàu chất xơ mà người bị gan nhiễm mỡ có thể đưa vào chế độ ăn hàng ngày. Chất xơ mỗi người nên là 240g trái cây và 300g rau xanh mỗi ngày.
- Bổ sung vitamin và chất chống oxy hóa: Vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa được tìm thấy trong trái cây và rau quả, đặc biệt là những loại hữu cơ. Chất chống oxy hóa ngăn chặn tác động của quá trình oxy hóa lên tế bào, hạ triglyceride máu, vitamin còn giúp cải thiện gan sản xuất glutathione, một chất quan trọng giúp gan giải độc cơ thể. Thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa như bông cải xanh, atiso, chuối, táo, cam, quýt, bưởi, mâm xôi, việt quất, quả óc chó, dâu tây, sô cô la đen, anh đào …Các vitamin tan trong chất béo, chẳng hạn như vitamin A và E, giúp phục hồi và ngăn ngừa các rối loạn chuyển hóa thêm do bệnh gan hoặc gan nhiễm mỡ.
- Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn nhiều cá: Cá có hàm lượng dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe nhưng lại không chứa nhiều chất béo có hại như mỡ động vật. Đặc biệt, cá cũng chứa nhiều axit béo omega-3, giúp giảm mức chất béo trung tính trong máu (loại chất béo là nguyên nhân chính gây ra bệnh gan nhiễm mỡ). Bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên ăn các chất đạm từ trứng, sữa, thịt, cá, các loại đậu… Ngoài ra, cần hạn chế lipid và chất béo. Tuy nhiên, bạn không nên tuyệt đối tránh chất béo, vì cơ thể cần tất cả các chất dinh dưỡng. Cấu tạo cơ thể phải có chất béo để chuyển hóa các chất trong cơ thể, bình thường con người cần 1g lipid / 1kg thể trọng.
Một số loại thực phẩm kể trên đều là những loại thực phẩm tốt cho người bệnh và đó được xem là cách trị gan nhiễm mỡ tại nhà “mưa dầm thấm lâu”. Câu trả lời cho câu hỏi bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì đã có, vậy bên cạnh việc nên ăn những loại thực phẩm tốt, người bị gan nhiễm mỡ cũng cần tránh những thực phẩm có tên sau: Thực phẩm có chứa chất béo từ mỡ động vật (lợn, bò, gà, vịt,…) trừ mỡ cá mà thay thế bằng dầu thực vật để giảm gánh nặng cho gan; tránh dùng các loại thịt đóng hộp cũng như thực phẩm nhiều tinh bột nên ưu tiên việc sử dụng các loại tinh bột nhiều chất xơ và có chỉ số đường (GI) thấp như gạo lứt, ngô, khoai. Ngoài ra, người bị gan nhiễm mỡ cần hạn chế đồ ăn cay nóng bởi chúng sẽ làm suy giảm chứng năng gan; cuối cùng nên hạn chế bia rượu tránh việc dùng quá mức sẽ dẫn đến tích tụ mỡ trong tế bào gan.
Chế độ ăn uống liên quan mật thiết đến gan nhiễm mỡ nên việc điều chỉnh chế độ ăn uống được coi là điều kiện tiên quyết để điều trị và cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ này. Hi vọng kiến thức chia sẻ đã giúp bạn biết được bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì và không nên ăn gì.
Ngoài chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe thì ngày nay, việc sử dụng các tinh chất thiên nhiên để phòng ngừa tích cực và giải độc cho gan là một phương pháp khoa học phòng bệnh hiệu quả. Trong công trình nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học đã phát hiện và nghiên cứu thành công hoạt chất Sulforaphane được biết đến với công dụng về gan như: hợp chất có khả năng kích hoạt enzym giải độc tự nhiên trong cơ thể từ đó cải thiện chỉ số ALT và hỗ trợ giải độc gan ngăn chặn các dấu hiệu của bệnh gan cực kỳ tích cực.