Bệnh gan là bệnh lý dùng để chỉ về nhiều loại bệnh liên quan đến gan như ung thư gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…Mỗi loại bệnh lại có biểu hiện cũng như triệu chứng và cách điều trị khác nhau, đặc biệt con đường lây nhiễm mỗi loại bệnh cũng khác biệt. Nếu như gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu bia thì những bệnh gan này không lây, còn viêm gan là bệnh gan có khả năng lây nhiễm cao. Vậy bệnh gan có lây qua đường ăn uống không? Cùng giải đáp thắc mắc trong bài viết sau.
Bệnh gan là bệnh gì?
Theo Bộ Y Tế Việt Nam, ước tính tới thời điểm hiện tại, chúng ta đã có đến 8,7 triệu người nhiễm virus viêm gan B và khoảng 1 triệu người nhiễm virus viêm gan C. Số bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B, C đã và đang cao gấp 40 lần số người nhiễm HIV ở nước ta. Nhìn vào con số đáng báo động rằng căn bệnh gan đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người Việt Nam.
Trong cơ thể nội tạng con người, gan được xem là cơ quan thiết kế nằm ngay dưới xương sườn, phía bên phải của bụng. Gan đảm nhận nhiều công việc nhất, ví dụ như:
- Hỗ trợ tiêu hoá thức ăn
- Lọc thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể luôn rạng rỡ vui vẻ
- Gan giúp dự trữ năng lượng cho thể giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.
Bệnh gan là bệnh gì? Cụm từ chung để chỉ các bệnh lý ở gan khác nhau, người mắc bệnh gan có thể do di truyền hoặc nhiễm virus, do uống rượu…dẫn đến những đặc trưng tổn thương ở các tế bào gan. Lâu dần, các tế bào gan tổn thương đã tạo thành các dải xơ (sẹo) dẫn đến suy gan và đe doạ tính mạng người bệnh.
Biểu hiện thường gặp khi mắc phải bệnh gan
Tình trạng người bệnh thờ ơ trước những dấu hiệu của bệnh hoặc không nhận biết các dấu hiệu kịp thời dẫn đến việc gan bị tổn thương ở giai đoạn cuối và mất dần chức năng đã không còn xa lạ hiện nay. Bạn cần chủ động theo dõi các biểu hiện khi mắc bệnh dễ dàng nhận biết như:
- Da và mắt xuất hiện nhiều đốm vàng (bệnh vàng da ở người lớn)
- Bụng căng phồng và trướng bụng khó chịu
- Sưng ở chân và mắt cá chân
- Da dễ mẫn cảm và ngứa rát
- Nước tiểu có sự thay đổi màu sắc, trở nên sẫm màu
- Phân bạc màu hoặc phân có máu
- Cơ thể người bệnh luôn mệt mỏi, uể oải
- Miệng ăn không ngon, biếng ăn
- Cơ thể dễ bầm tím khi bị va chạm…
Đó là một số biểu hiện phổ biến của bệnh gan khi người bệnh mắc phải ở giai đoạn đầu. Vì vậy đừng vội chủ quan, hãy đi khám ngay khi cơ thể bạn có biểu hiện bệnh để chúng ta có nhiều thời gian chữa trị và cải thiện gan kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh gan
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mắc bệnh gan, sau đây sẽ là một số nguyên nhân chính như:
- Nhiễm trùng: Ký sinh trùng và virus có thể lây nhiễm vào gan, gây viêm và làm suy giảm các chức năng gan. Các virus làm tổn thương gan có thể lây lan qua máu, tinh dịch, thực phẩm bị nhiễm bẩn, thực phẩm sống, nước hoặc do tiếp xúc cự ly gần với người bị nhiễm bệnh. Các loại virus phổ biến gây ra bệnh gan là virus viêm gan như viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C.
- Do rối loạn tự miễn: Bệnh tự nhiễm là việc tình trạng hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh bao gồm cả tế bào gan. Một số ví dụ về bệnh gan tự nhiễm như: viêm gan tự nhiễm, xơ gan ứ mật nguyên phát, viêm đường mật xơ hoá nguyên phát.
- Yếu tố di truyền: Đây cũng được xem là nguyên dẫn dẫn đến bệnh gan nhiều hiện nay. Một số bệnh gan thường gặp do yếu tố di truyền như: gan ứ sắt, oxlat trong nước cao, bệnh wilson.
Vậy bệnh gan có lây không? Và bệnh gan có lây qua đường ăn uống không?
Tuỳ thuộc vào từng dạng bệnh mới kết luận được bệnh gan có lây không và có lây qua đường ăn uống không? Hiện nay có đến 5 loại virus gây viêm gan chính là: A, B, C, D và E. Liệu viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? Hay xơ gan có lây qua đường ăn uống không? Là những thắc mắc rất nhiều của người bệnh gan.
Đối với viêm gan A và E thì đây là hai loại virus rất dễ lây qua đường ăn uống, đặc biệt khi bạn ăn phải thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Còn bệnh gan siêu B, C và D lây qua đường tiếp xúc với các dịch tiết của cơ thể bị nhiễm bệnh chẳng hạn như: truyền máu hoặc các sản phẩm máu của người nhiễm bệnh, các dụng cụ y tế không được khử khuẩn.
Cụ thể, bệnh viêm gan siêu vi B lây truyền qua 3 con đường: đường máu, tình dục và mẹ truyền cho con. Trong đó con đường lây nhiễm phổ biến nhất là từ mẹ truyền sang con.
Tương tự bệnh gan siêu vi B, viêm gan C cũng lây qua tất cả con đường kể trên và tuy nhiên nguy cơ lây nhiễm của viêm gan C theo đường tình dục lại ít hơn bệnh viêm gan B. Chủ yếu bệnh viêm gan C lây nhiễm qua con đường máu.
Nhìn chung lại, viêm gan B và C là hai loại bệnh gan nguy hiểm cần tránh lây lan cho người khác bằng cách không dùng chung gây xây xát da làm chảy máu, biện pháp tình dục an toàn với bao cao su, không hiến máu, phòng ngừa lây từ mẹ sang con và nên đi khám định kỳ để theo dõi sức khoẻ.
Bên cạnh các bệnh gan dễ lây qua đường ăn uống, tiếp xúc thì cũng có những bệnh không lây qua bất cứ con đường nào cả như các bệnh viêm gan tự nhiễm, bệnh gan do bia rượu, xơ gan và ung thư gan… Tuy nhiên chúng đều là các bệnh gan không lây nhiễm nhưng người bệnh rất dễ mắc phải do chính từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh hằng ngày của nhiều gia đình. Thói quen từ việc dùng quá nhiều dầu mỡ, ăn nhiều nội tạng động vật, đồ sống… khiến cho gan trong cơ thể lâu dần bị tích tụ độc tố, nhiễm mỡ gây ra nhiều bệnh gan nguy hiểm. Ngoài việc sinh hoạt không lành mạnh thì thói quen dùng nhiều bia rượu, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau cũng gây độc cho gan rất lớn.
Với chia sẻ vừa rồi tại cộng đồng Sulforaphane, hi vọng bạn đã có thêm kiến thức về bệnh gan cũng như hiểu được vấn đề bệnh gan có lây qua đường ăn uống không? Bệnh gan là căn bệnh nguy hiểm và đe dọa trực tiếp tới sức khỏe người bệnh nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Chúng ta cần tham khảo và tìm hiểu kỹ càng về từng loại nếu bệnh gan để từ đó không đưa ra những nhận định, quan điểm sai lầm khiến “tiền mất – tật mang”.