- 1. Định nghĩa về độc tố và đào thải chất độc trong cơ thể
- 2. Tại sao cần đào thải chất độc ra khỏi cơ thể?
- 3. Những cảnh báo cơ thể bạn đang cần đào thải chất độc
- 4. Những phương pháp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể
- 5. Quá trình đào thải chất độc hoạt động như thế nào?
- 6. Hệ thống cơ quan đào thải chất độc
- 7. Cách loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể con người
Mỗi ngày, con người chúng ta thường phải đối mặt với không hề ít những mối đe dọa tới từ môi trường bên ngoài, từ đó dẫn tới sự tích tụ của các chất độc thải ở bên trong cơ thể. Việc đào thải chất độc sẽ giúp làm sạch cũng như nuôi dưỡng cơ thể từ bên trong ra ngoài thông qua việc loại bỏ tất cả các độc tố mà cơ thể đã nạp vào. Vậy, cơ chế đào thải chất độc hoạt động cụ thể ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
1. Định nghĩa về độc tố và đào thải chất độc trong cơ thể
Trước tiên, chúng ta cần đi tìm hiểu khái niệm về độc tố, cũng như khái niệm về việc đào thải chất độc cơ thể để có thể nắm rõ hơn về cơ chế đào thải này.
Độc tố cơ thể là gì?
Độc tố cơ thể là những chất hóa học gây nên những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cơ thể con người. Độc tố bao gồm bốn nhóm chính, đó là: Các hóa chất độc hại; kim loại nặng; độc tố và chất thải của các vi khuẩn, vi rút và các sản phẩm phụ sinh ra từ trong quá trình chuyển hóa cơ thể. Do vậy, việc nhiễm một lượng lớn độc tố có thể gây nên ngộ độc cấp tính ví dụ như ngộ độc chì hay nhiễm độc rượu…
Đào thải chất độc cơ thể được hiểu như thế nào?
Về cơ bản, đào thải chất độc được hiểu là làm sạch máu. Cơ chế đào thải này được thực hiện bằng cách loại bỏ đi hết những tạp chất từ máu có trong gan – nơi các chất độc sẽ được tích tụ và xử lý ra khỏi cơ thể. Tuy vậy, khi hệ thống gan bị tổn thương và không còn hoạt động được như đúng chức năng sẵn có của mình, các tạp chất sẽ không còn được lọc đúng cách, ảnh hưởng xấu tới cơ thể qua đó gây nên bệnh tật.
2. Tại sao cần đào thải chất độc ra khỏi cơ thể?
Hầu hết ai cũng biết đào thải chất độc cơ thể dù là bằng cách này hay cách khác cũng đều là một trong những việc làm vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được nguyên nhân sâu xa vì đâu ta lại cần phải làm như vậy. Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.
Như đã nói ở phần đầu, việc nhiễm một lượng độc tố nhất định sẽ gây nên ngộ độc cấp tính, tích tụ lâu ngày sẽ phát sinh bệnh tật ở con người, đặc biệt là những căn bệnh mãn tính như ung thư, gút, tiểu đường hay những căn bệnh liên quan đến tim mạch. Nói như vậy bởi lẽ các độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể có khả năng phá vỡ đi những cấu trúc sinh học thiết yếu cần cho các hoạt động của cơ thể như ADN, màng tế bào hay protein, từ đó gây nên những căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi.
3. Những cảnh báo cơ thể bạn đang cần đào thải chất độc
Những thay đổi dù là nhỏ nhất trên cơ thể như táo bón, hôi miệng hay tăng cân đều có thể là những triệu chứng cho việc cơ thể bạn đang tích tụ rất nhiều chất độc gây hại cho sức khỏe.
Táo bón
Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất để ta có thể nhận ra cơ thể đang bị nhiễm độc tố. Khi ăn các loại thực phẩm, vô tình chúng ta đã tiêu thụ rất nhiều hóa chất đi liền với chúng chẳng hạn như là chất bảo quản, chất tạo màu hay hương liệu nhân tạo. Chúng đi vào ruột rồi vào gan, những độc tố này khi không được xử lý hết qua thời gian dài có thể gây nên việc đau dạ dày và táo bón.
Sương mù não
Nếu như bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, bối rối và khó có thể tập trung ngay lập tức mỗi buổi sáng, ngay cả khi bạn không hề có những dấu hiệu của việc mất ngủ vào đêm hôm trước thì những độc tố trong cơ thể có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đây có thể là những tác nhân gây nên một loạt những phản ứng làm mất các vitamin cùng khoáng chất thiết yếu mà cơ thể đang cần để có thể duy trì hoạt động.
Cơ thể có mùi hôi
Một dấu hiệu nhận biết nữa cho thấy cơ thể bạn đang tích tụ nhiều độc tố đó là mùi cơ thể bị hôi. Những độc tố này sau khi được tiêu hóa sẽ tạo ra khí và mùi hôi thoát ra từ các lỗ chân lông trên da, tạo nên những mùi hôi khó chịu với chính mình và những người xung quanh.
Chứng mất ngủ
Một mặt khác, sự tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể, trong một thời gian dài dần sẽ khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và đặc biệt là chứng rối loạn giấc ngủ. Lượng lớn chất độc hại được lưu trữ trong cơ thể sẽ khiến cho mức độ hormone kiểm soát giấc ngủ cortisol của bạn bị ảnh hưởng, từ đó có những tác động tiêu cực tới giấc ngủ của bạn.
Mất ngủ có thể gây nên những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, do vậy nếu gặp tình trạng này bạn cần đến gặp bác sĩ nếu như tình trạng này kéo dài.
Nổi mụn, phát ban trên da
Da là bộ phận bao quanh toàn bộ cơ thể, do đó sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với những chất độc hại dẫn tới những ảnh hưởng xấu cho da. Những sản phẩm bạn sử dụng thường ngày như dầu gội đầu, dầu xả, xà phòng hay kem dưỡng da… có thể có chứa những hóa chất gây hại cho cơ thể. Việc tiếp xúc hàng ngày với những hóa chất đó có thể dẫn tới những hậu quả như mụn trứng cá, phát ban cùng một số bệnh lý liên quan đến da liễu khác.
Tăng cân không kiểm soát
Nếu như bạn có chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học và đều đặn mà vẫn tăng cân không kiểm soát thì có thể đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể và cần được đào thải chất độc đó. Những độc tố có quá nhiều trong cơ thể có thể gây nên những tác động xấu tới mức độ của một số hormone, trong đó bao gồm cả những chất chịu trách nhiệm về việc duy trì cân nặng.
Hơi thở có mùi
Hôi miệng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của những vấn đề liên quan đến tiêu hóa và đường ruột. Hơi thở có mùi xảy ra khi hệ tiêu hóa phải “vật lộn” để có thể tiêu hóa hết những gì mà bạn cho vào bụng. Tuy nhiên vấn đề về tiêu hóa cũng có thể xảy ra khi gan phải hoạt động hết công suất để đào thải chất độc trong cơ thể ra bên ngoài. Do vậy, loại bỏ được hoàn toàn độc tố là cách duy nhất để bạn có được một hơi thở thơm tho.
Dễ bị rụng tóc
Rụng tóc quá nhiều cũng là triệu chứng bạn không nên xem nhẹ. Nó có thể là do việc bạn ăn uống không đủ chất, cũng có thể là do những ảnh hưởng mà các chất độc hại như asen, chì hay tali gây ra. Cơ thể chứa quá nhiều những chất độc này có thể gây ngộ độc hoặc thậm chí dẫn đến chết người.
4. Những phương pháp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể
Việc đào thải chất độc ra khỏi cơ thể là vô cùng quan trọng, bởi lẽ việc làm này không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn giúp cho bạn có thể phòng tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm. Dưới đây là những phương pháp giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay tại nhà.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn sở hữu một vóc dáng đẹp mà việc này còn rất tốt cho sức khỏe của bạn. Cụ thể, khi bạn tập thể dục, lưu lượng máu trong cơ thể sẽ tăng lên, từ đó thúc đẩy việc đào thải các độc tố cũng như các hóa chất độc hại khác đang tích tụ trong cơ thể bạn, giúp bạn khỏe hơn mỗi ngày.
Làn da cũng là một trong những con đường chính giúp độc tố được đào thải ra ngoài một cách nhanh nhất. Việc tập thể dục cũng giúp bạn tiết ra nhiều mồ hôi, qua đó giúp bạn loại bỏ đến 20% lượng độc tố có trong cơ thể ra bên ngoài. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn việc tắm xông hơi hoặc phòng tắm hơi nước để việc tiết ra mồ hôi được hiệu quả hơn, qua đó việc đào thải chất độc được hiệu quả hơn.
Uống đủ nước mỗi ngày
Theo khuyến cáo tới từ các chuyên gia, tối thiểu một người một ngày nên uống đủ 2 lít nước, bởi lẽ nước có khả năng đẩy các độc tố không mong muốn có trong cơ thể ra bên ngoài. Chỉ với cách uống đủ nước mỗi ngày, bạn sẽ có thể đẩy nhanh được quá trình bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó gián tiếp mang tới những lợi ích cho da dẻ và vóc dáng.
Để tăng khả năng đào thải chất độc, bạn có thể uống nước lọc ở dạng ấm hoặc có nhiệt độ bằng với nhiệt độ phòng. Bạn cũng nên lưu ý uống vào buổi sáng, 45 phút trước khi ăn sáng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Làm việc nhà thường xuyên
Thường xuyên làm những công việc lặt vặt ở nhà như lau chùi nhà cửa, bàn ghế, giặt quần áo… cũng chính là một trong những cách giúp bạn bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Bởi thường xuyên làm việc này giúp các chức năng của hệ thống tim mạch được cải thiện, thích ứng tốt với mọi loại vận động, qua đó giúp tim loại bỏ độc tố dễ dàng hơn.
Không những vậy, làm việc nhà thường xuyên còn giúp cải thiện hàm lượng lipid cũng như làm giảm hàm lượng Triglycerides và Cholesterol có trong cơ thể, phòng chống hiệu quả các bệnh lý về tim mạch như xơ vữa động mạch…, ổn định huyết áp và nhịp tim, từ đó giúp làm tăng thêm quá trình trao đổi chất cho cơ thể, đào thải độc tố cho tim.
Ngưng sử dụng thuốc lá và rượu bia
Ai cũng biết thuốc lá và rượu bia có những tác hại rất lớn tới cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, từ bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu, bia không phải là một điều dễ dàng và có thể làm được trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, để có được một cơ thể khỏe mạnh, bạn cần phải cố gắng và quyết tâm từ bỏ.
Thuốc lá và rượu bia có thể mang tới những ảnh hưởng cực xấu cho hoạt động của tim và phổi, khiến cho các cơ quan nội tạng nhiễm phải các chất độc hại có trong chúng. Việc từ bỏ những thói quen này sẽ giúp bạn có một đời sống khỏe mạnh hơn.
Chú trọng tới chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những khía cạnh quan trọng trong việc hạn chế độc tố tiếp nhận vào cơ thể. Điển hình trong chế độ dinh dưỡng này là việc bạn nên sử dụng nhiều thực phẩm hữu cơ hơn, hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn.
Sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ
Để có thể hạn chế tối đa lượng độc tố nạp vào trong cơ thể, bạn có thể tăng cường chế độ ăn uống bằng cách sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Những chất này sẽ giúp bạn làm sạch cũng như tăng cường sức khỏe cho gan, từ đó hỗ trợ đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Bạn có thể tìm thấy những chất này trong những loại thực phẩm như trái cây họ cam quýt, rau lá xanh, quả mọng, các loại hạt, các loại thực phẩm lên men, rau họ cải, trà xanh hay các loại đậu.
Sử dụng các loại thảo mộc và gia vị
Các loại thảo mộc và gia vị nói chung hầu như đều có tác dụng thanh lọc cơ thể vô cùng hiệu quả. Ví dụ điển hình là nghệ hay cây kế sữa đều được sử dụng phổ biến trong việc giúp làm tăng cường sức khỏe gan của bạn. Không những vậy, silymarin – thành phần hoạt tính có trong những cây kế sữa cùng hợp chất curcumin có trong thành phần của nghệ có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm cũng như thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, làm sạch cho gan vô cùng hiệu quả.
Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến
Thực phẩm sau quá trình chế biến sẽ không còn nguyên các chất dinh dưỡng mà chỉ còn lại là những chất nhân tạo. Hầu hết trong số chúng đều bao gồm gluten – thứ khiến quá trình trao đổi chất trở nên chậm chạp hơn, khiến cho các độc tố có trong cơ thể bị tích tụ lâu hơn.
Không những thếm việc tránh sử udnjg những loại thực phẩm chế biến cũng tương tự với việc bạn cắt giảm đi hàm lượng chất béo dư thừa, kali, đường cùng các nguyên liệu khác như xi rô fructose. Việc tránh tiêu thụ những loại thực phẩm này sẽ giúp cơ thể bạn được sạch sẽ, giúp cho tinh thần bạn luôn được tỉnh táo.
5. Quá trình đào thải chất độc hoạt động như thế nào?
Về cơ bản, đào thải chất độc có nghĩa là làm sạch máu. Điều này được thực hiện bằng cách loại bỏ các tạp chất từ máu trong gan, nơi các chất độc được xử lý để loại bỏ khỏi cơ thể. Ngoài ra, cơ thể cũng loại bỏ độc tố qua thận, ruột, phổi, hệ bạch huyết và da trong quá trình giải độc. Tuy nhiên, khi các hệ thống này bị tổn thương, các tạp chất không được lọc đúng cách và cơ thể bị ảnh hưởng xấu sinh ra bệnh tật.
Khi bắt đầu quá trình giải độc cơ thể, trước tiên bạn phải giảm tải lượng độc tố của mình. Loại bỏ các chất như rượu, cà phê, thuốc lá, đường tinh luyện và chất béo bão hòa, tất cả đều là chất độc trong cơ thể và là trở ngại chính cho quá trình chữa bệnh của bạn. Ngoài ra, hãy hạn chế tối đa việc sử dụng chất tẩy rửa gia dụng có thành phần hóa học và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân (chất tẩy rửa, dầu gội, chất khử mùi và kem đánh răng) và thay thế bằng các chất tự nhiên.
Trong cơ chế đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, một cản trở khác tương đối lớn với sức khỏe là căng thẳng, khiến cơ thể giải phóng các hormone căng thẳng vào hệ thống của bạn. Mặc dù những hormone này cung cấp “adrenaline vội vàng” để giành chiến thắng trong cuộc đua hoặc hoàn thành thời hạn, nhưng với một lượng lớn chúng tạo ra nhiều độc tố và làm chậm các enzym giải độc trong gan.
Một chương trình giải độc cơ thể có thể giúp quá trình làm sạch tự nhiên của cơ thể bằng cách:
+ Nghỉ ngơi cho các cơ quan thông qua việc nhịn ăn;
+ Kích thích gan để đẩy các chất độc ra khỏi cơ thể;
+Thúc đẩy quá trình đào thải qua ruột, thận và da;
+ Cải thiện vấn đề lưu thông máu
+ Tiếp nhiên liệu cho cơ thể với các chất dinh dưỡng lành mạnh
6. Hệ thống cơ quan đào thải chất độc
Với khả năng tự điều chỉnh và phục hồi, cơ thể bạn có thể loại bỏ độc tố cùng cặn bã được tạo ra bởi hoạt động sống bên trong và đến từ môi trường bên ngoài, phòng chống ung thư hữu hiệu. Để làm được điều đó, cơ thể cần huy động 6 cơ quan với cách thải độc ra khỏi cơ thể vô cùng kỳ công. Hệ thống đó bao gồm: Gan, thận, đường ruột, đường hô hấp, làn da, hệ bạch huyết.
Gan – Đại diện chính cho hệ thống thanh lọc độc tố của cơ thể
Gan làm loại bỏ các chất độc hại qua đường ăn uống. Chẳng hạn như: phụ gia thực phẩm, kim loại nặng, thuốc độc hại, hoóc môn dư thừa. Khi tế bào bị phá vỡ, sản sinh ra gốc tự do và chất thải của tế bào, gan chiết xuất từ máu và biến đổi chúng. Từ đó chúng có thể được đào thải qua ruột hoặc thận.
Gan loại bỏ các chất thải và chất độc hại sản sinh từ quá trình lên men tạp chất trong đường ruột. Gan là cơ quan nội tạng giải độc quan trọng nhất với hàng trăm hệ thống Enzyme chuyển hóa độc tố trước khi đưa đến các bộ phận khác đào thải ra ngoài.
Gan là hệ thống dự phòng cho ruột. Tất cả máu chảy ra từ đường ruột sẽ đi qua gan trước khi được đưa đến các bộ phận khác. Trong khi ruột là cơ quan chính đào thải độc tố và cặn bã ra bên ngoài môi trường, gan là cơ quan nội tạng giải độc quan trọng nhất.
Thận – Bộ lọc độc tố được ví như miếng bọt biển tinh vi
Cách thải độc của thận là thanh lọc các chất có hại ra khỏi máu và bài tiết chúng qua đường nước tiểu. Để thực hiện nhanh tối ưu việc thanh lọc máu, mỗi quả thận gồm hàng triệu bộ lọc nhỏ gọi là nephron. Một nephron gồm có hai phần. Cầu thận là phần đầu của bộ lọc, giúp tách các tế bào máu khỏi độc tố và dịch thừa. Độc tố và dịch thừa sau đó đi qua ống thận, ống thận thu thập các khoáng chất mà cơ thể cần, đưa chúng trở lại máu và lọc ra nhiều độc tố hơn. Trong quá trình lọc, thận sản xuất nước tiểu để mang chất độc đi. Nước tiểu đi xuống bàng quang, sau đó rời khỏi cơ thể qua niệu đạo.
Đường ruột – Không chỉ là cơ quan tiêu hóa
Đường ruột, từ miệng đến đại tràng, không chỉ có chức năng tiêu hóa, mà còn có chức năng đào thải độc tố. Ngay sau khi hoàn thành các giai đoạn tiêu hóa khác nhau, chất dinh dưỡng được hấp thụ qua màng nhầy ruột vào mao mạch, tĩnh mạch và vận chuyển đến gan. Sau khi được giải độc, gan phân phối lại các chất dinh dưỡng vào máu. Các hóa chất, độc tố, thuốc, kim loại nặng và hoóc môn dư thừa đã được chiết xuất sẽ được gan đổ vào mật. Đến mật, các chất này được vận chuyển vào ruột non và tiếp tục qua đường ruột để thoát ra khỏi cơ thể trong phân.
7. Cách loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể con người
Cơ thể chúng ta phải chịu đựng hàng trăm thậm chí hàng ngàn loại hóa chất độc hại mà hàng ngày chúng ta tiếp xúc, nạp vào cơ thể. Chúng có trong không khí, nước, thực phẩm, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp mà chúng ta sẵn sang đưa vào người và thoa lên da.
Như đã nói ở những phần trước, ngộ độc là do quá trình nhiễm một lượng lớn độc tố mà việc đào thải không kịp xử lý hết. Trong số các loại ngộ độc phổ biến nhất là ngộ độc thực phẩm. Do vậy, để phòng ngừa được việc bị ngộ độc thực phẩm, cũng như việc bị tích tụ độc tố trong cơ thể, bạn cần phải thực hiện những việc dưới đây:
- Lựa chọn thực phẩm an toàn, có rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nên lựa chọn mua thực phẩm tại những địa chỉ uy tín.
- Sử dụng tủ lạnh đúng cách. Luôn để nhiệt độ tủ lạnh dưới 5 độ C và tủ đá ở mức từ -15 đến -18 độ C để thực phẩm được bảo quản tốt nhất.
- Nấu ăn nhanh chóng hơn, bởi lẽ việc nấu ăn lâu tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển với cấp số nhân trong môi trường thuận lợi, hình thành nhiều bệnh về tiêu hóa nếu ăn phải.
- Phải đảm bảo được nguyên tắc “ăn chín uống sôi”, bởi vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt hết nếu được đun chín kỹ.
- Không để thực phẩm tươi sống lẫn với những đồ ăn đã được chế biến. Việc để lẫn này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn từ những thực phẩm tươi sống có thể lẫn vào các phần thức ăn đã được chế biến, qua đó xâm nhập vào cơ thể, gây ngộ độc cho những người ăn phải.
Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tất tần tật về cơ chế đào thải chất độc ra khỏi cơ thể con người. Có thể thấy độc tố có trong cơ thể qua quá trình tích tụ lâu ngày có thể gây nên những ảnh hưởng cực xấu cho sức khỏe con người. Chính vì vậy, ai trong chúng ta cũng cần phải có được những kiến thức về việc phòng ngừa, những dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị khi nhận thấy cơ thể mình đang tích tụ nhiều độc tố. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có cho mình một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, từ bỏ những thói quen không tốt cho sức khỏe để giúp cơ thể mỗi chúng ta luôn được khỏe mạnh.
Trên đây là những chia sẻ của Sulforaphane về cơ chế đào thải chất độc của cơ thể con người. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn. Tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích khác của chúng tôi nhé.