FNH trong bệnh gan là trạng thái gan tăng sản nốt (focal nodular hyperplasia), đây là tình trạng gan bị tổn thương hiếm gặp.
FNH trong bệnh gan là những rối loạn cấu trúc mắc phải của nốt tăng sinh tế bào gan kèm hay không kèm với tăng sinh mô sợi ở mức độ nhẹ.
Quá trình hình thành u gan trong cơ thể
Một người khi bị xác định có u gan trong cơ thể thường rất hoang mang và lo sợ. Tuy nhiên, trên thực tế, u gan có hai loại là u lành tính và u ác tính. Người bệnh cần bình tĩnh xem mình bị loại u gan nào từ đó có biện pháp điều trị khác nhau.
Các tế bào trong cơ thể của một người bình thường thông thường sẽ tự nhiên tách nhau ra. Điều này cho phép các tế bào chết được xử lý một cách tự nhiên. Tuy nhiên, có một số trường hợp các tế bào chết không bị loại bỏ mà ở lại cơ thể tạo thành một vòng tăng trưởng gọi là khối u. Nếu quá trình này diễn ra chậm và kiểm soát được, không lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể gọi là u gan lành tính.
Ngược lại, nếu như những tế bào nhân đôi một cách nhanh chóng, xâm nhập vào các mô lân cận và cơ quan khác dẫn tới việc hình thành khối u ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể thì gọi là u gan ác tính. U lành tính ở gan ít đương nhiên sẽ ít nguy hiểm hơn và một khi phát hiện ra thì có thể điều trị khỏi. Nếu bị u gan ác tính thường rất nguy hiểm, khó điều trị và nếu nó chuyển qua bệnh ung thư gan thì lúc này tính mạng sẽ bị đe dọa.
Phân loại u gan lành tính
U gan lành tính được phân chia thành 4 loại cụ thể sau đây:
U mạch máu
Đây là dạng u lành tính xuất hiện ở cả nam và nữ, là loại thường gặp nhất ở gan. U mạch máu gan có kích thước dao động từ 10 – 15cm. Kích thước u ở nữ giới thường lớn ở ở nam giới. U có thể đơn ổ hoặc đa ổ, nằm ở bề mặt hoặc ở trung tâm. U mạch máu gan xốp mềm, có mạch máu màu đen hoặc có huyết khối.
Tăng sản nốt khu trú – FNH trong bệnh gan
FNH trong bệnh gan là hoàn toàn lành tính, không có triệu chứng, ít trường hợp có hiện tượng đau ở vùng gan hoặc gan to. Tăng sản nốt khu trú (Focal Nodular Hyperplasia – FNH) có kích thước trung bình khoảng 3cm. Đây thường là tổn thương đơn độc, khu trú ở thùy phải của gan. FNH điển hình bao gồm các nốt tăng sản của mô chủ được bao bọc hoàn toàn hoặc không hoàn toàn bởi mô sợi liên kết.
Tăng sản nốt là tổn thương u ở gan hoàn toàn lành tính. Dưới 10% trường hợp thay đổi kích thước cần theo dõi trong thời gian dài. Nguy cơ chảy máu và tiến triển ác tình gần như không có. FNH chủ yếu được chẩn đoán xác định nhờ vào các chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT, cộng hưởng từ MRI. FNH được phát hiện tình cờ khảng 74% trường hợp. FNH thường không có triệu chứng, một vài trường hợp có đau vùng gan hoặc gan to.
Phần lớn FNH không có triệu chứng nên được điều trị bảo tồn kết hợp với ngừng uống thuốc tránh thai (nếu bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai). Nếu dấu hiệu lâm sàng và chẩn đoán chắc chắn có chảy máu thì được chỉ định phẫu thuật.
U tuyến tế bào gan lành (HA)
U tuyến tế bào gan (Hepatocellular Adenoma – HA) ít gặp hơn tăng sản nốt khu trú (tỷ lệ 1/10). Đây là tổn thương đặc trưng bởi sự tăng sinh tế bào gan, thường có dạng nốt có vỏ bao. HA chủ yếu gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản hoặc phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai kéo dài nhiều năm (trên 9 năm).
HA có thể liên quan đến bệnh tăng dự trữ glycogen như sử dụng ma túy và bệnh đái tháo đường.
Đối với bệnh nhân có dùng thuốc tránh thai và phát hiện u dưới 4cm thì tốt nhất là bảo tồn và theo dõi chặt chẽ bằng siêu âm. Nếu u tiến triển thì có thể can thiệp phẫu thuật.
Nốt tăng sinh tái tạo (NRH)
NRH là một cấu trúc hỗn hợp của tăng sinh tế bào gan với những vùng teo tế bào gan hoặc tăng sản tế bào gan không có tăng sản mô sợi liên kết. Triệu chứng điển hình của NRH là chảy máu thực quản do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Hầu hết nốt tăng sinh tái tạo (Nodular regenerative hyperplasia – NRH) không được chẩn đoán bằng lâm sàng. Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao nhất là người trên 60 tuổi. Tuy nhiên vẫn ghi nhận nhiều trường hợp trẻ em mắc phải NRH.
Bệnh gan có lây không?
Hậu quả dẫn đến một loạt các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan và nghiêm trọng hơn nữa là ung thư gan. Tuy nghiêm trọng như thế, nhưng những bệnh lý về gan đã kể trên lại không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.
Bên cạnh đó, viêm gan siêu vi (chủng A, B, C, D, E) là những bệnh lý về gan có khả năng lây nhiễm cao qua nhiều con đường khác nhau. Cần chú ý hơn nữa, tuy xơ gan và bệnh ung thư gan như đề cập ở trên thì không có khả năng lây nhiễm, cũng không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng các tác nhân dẫn đến xơ gan hay ung thư gan (ví dụ: virus viêm gan) thì có thể lây nhiễm.
Khi phát hiện mắc khối u gan bạn nên làm gì?
Những triệu chứng về bệnh gan thường rất mơ hồ, không thể hiện rõ ràng ra bên ngoài. Nếu bạn phát hiện mình mắc phải một khối u lành tính, không sao cả, hay điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và hợp lý để u tan hoặc nếu được chỉ định mổ thì theo sự chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên vì không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều trường hợp khi phát hiện ra u ác tính thì đã muộn. Chỉ khi xuất hiện các triệu chứng như: Cảm thấy đau hoặc các biểu hiện mệt mỏi, sút cân, chán ăn, vàng mắt, vàng da, bụng trướng phình to… thì người bệnh mới phát hiện. Lúc này cũng đồng nghĩa là bệnh đã ở giai đoạn cuối, mọi biện pháp chữa trị đều chỉ nhằm làm diễn tiến bệnh chậm hơn mà thôi.
Trên đây Sulforaphane Lab đã trả lời cho bạn khái niệm FNH trong bệnh gan. Ngoài ra chúng tôi khuyên bạn nên thăm khám định kỳ để phát hiện ra các khối u trong gan càng sớm càng tốt. Nếu không may đã bị ung thư gan thì người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ, giữ tinh thần thoải mái để bệnh tình sẽ nhanh chóng thuyên giảm.