Suy giảm trí nhớ là hiện tượng người bệnh hay quên, không thể tập trung tinh thần được, thường lơ đễnh đối với mọi việc. Hiện nay có rất nhiều người bị mắc chứng bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu suy giảm trí nhớ là gì nhé.
Vấn đề suy giảm trí nhớ đôi khi chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng nó cũng có thể kéo dài, gây sa sút trí tuệ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết những kiến thức quan trọng xoay quanh căn bệnh này, từ đó có phương pháp phòng ngừa – điều trị bệnh phù hợp nhé.
Hội chứng suy giảm trí nhớ là gì?
Trí nhớ giúp một người lưu giữ những thông tin của chính bản thân mình cũng như môi trường xung quanh. Quá trình ghi nhớ là một điểm trong chuỗi hình thành trí nhớ ở mỗi người. Cơ chế ghi nhớ của não bào gồm các bước: Tiếp nhận thông tin → Xử lý thông tin → Đưa thông tin lên vỏ não và lưu lại thông tin → Tái hiện lại thông tin.
Cần chú ý quá trình xử lý thông tin và đưa thông tin lên vỏ não là 2 bước đóng vai trò quan trọng nhất giúp hình thành ghi nhớ trên não thành lối mòn. Quá trình xử lý thông tin bao gồm nhiều hoạt động của tế bào thần kinh tổng hợp lại. Các thông tin sau khi xử lý sẽ được mã hóa thành dạng tín hiệu và được truyền lên vỏ não nhờ các xung thần kinh.
Suy giảm trí nhớ được các chuyên gia định nghĩa là việc hình thành ký ức hoặc truy xuất thông tin trong trí nhớ gặp khó khăn. Trí nhớ của con người liên quan đến một số lượng lớn các cấu trúc não. Một mạch giải phẫu (tên đầy đủ được gọi là mạch hippocampo-mamillo-thalamo-cingulate) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lưu trữ và mã hóa thông tin. Vì vậy, bất cứ tổn thương nào đối với mạch này đều dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh, tình trạng sức khỏe người bệnh và căn nguyên gây ra suy giảm trí nhớ là do tuổi tác, bệnh lý, hay căng thẳng thần kinh… mà bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp giúp cải thiện khả năng ghi nhớ.
Triệu chứng và biểu hiện của trí nhớ bị giảm sút
Chúng ta sẽ gặp rất nhiều biểu hiện khác nhau của người mắc hội chứng trí nhớ giảm sút. Gặp thường xuyên nhất là người bệnh hay quên những việc diễn ra hằng ngày của bản thân mình như quên địa chỉ, tên tuổi, quên ví tiền, quên bài mới học… cho đến những ký ức quan trọng khác. Ngoài ra, người bệnh sẽ quên những gì vừa nói hoặc những câu nói mình định nói, nhắc đi nhắc lại một sự việc nhiều lần, trí nhớ sẽ bỏ quên những việc đã lên kế hoạch cần làm.
Ngoài những biểu hiện quên trước quên sau, thì người bị mắc chứng suy giảm trí nhớ sẽ có những cảm xúc và hành vi thay đổi, tâm trạng thường xuyên cáu gắt, không vui hay tỏ ra khó chịu với mọi thứ xung quanh.
Một số biểu hiện và triệu chứng sớm xuất hiện – dễ nhận biết của chứng quên đó là người bệnh thường gặp phải khó khăn trong sử dụng tiền hằng ngày, tính toán chi tiêu đơn giản; gặp khó khăn trong sử dụng phương tiện giao thông cá nhân hay công cộng, khó khăn khi sử dụng điện thoại…; mất kỹ năng mua sắm; một số người còn mất cả khả năng làm theo lời hướng dẫn và tìm đường phố…; thường xuyên có thái độ ngơ ngác, thờ ơ với người khác, luôn miệng than phiền mình quên,…
Thường thì ban đầu, đa phần người bệnh không nhận biết khiếm khuyết trí nhớ của họ trong giai đoạn bán cấp, tuy nhiên, những triệu chứng biểu hiện này xuất hiện à kéo dài một thời gian dài thì bạn sẽ nhận thấy sự bất thường về mọi mặt.
Có 2 kiểu biểu hiện suy giảm – giảm sút trí nhớ thường gặp:
+ Chứng rối loạn trí nhớ về không gian: người bị suy giảm trí nhớ gặp khó khăn trong việc nhận diện nhận biết nơi ở, những nơi đã quen thuộc từ lâu. Chứng loạn trí nhớ này có phần khá kỳ lạ: người bệnh luôn luôn tin rằng bản thân họ đang ở một nơi khác hoàn toàn với nơi họ đang và đã ở thật sự, dù có bày ra trước mắt họ những bằng chứng rõ ràng như bàn ghế, giường nệm, cầu thang hay vật dụng cá nhân của chính họ.
+ Chứng quên toàn bộ thoáng qua: Không giống rối loạn trí nhớ không gian, chứng quên toàn bộ thoáng qua được xếp vào loại rối loạn có tính chu kỳ của hệ thần kinh trung ương. Người mắc chứng này có thể thật sự mất trí nhớ đột ngột, đặc biệt là khả năng ghi nhớ và kể lại một số sự kiện gần đây, tuy vậy lại không kèm các triệu chứng bệnh thần kinh. Người mắc chứng quên này thường lặp lại câu hỏi, lặp lại và nhấn mạnh từ cuối hay nhắc lại đoạn cuối của câu.
Các nguyên nhân gây ra chứng suy giảm trí nhớ
Do sự thoái hóa của các tế bào thần kinh theo thời gian
Bộ não được hình thành từ hàng trăm tỷ tế bào thần kinh khác nhau, hàng nghìn tỷ khớp nối. Bắt đầu từ sau 25 tuổi trở đi, có khoảng 3.000 tế bào thần kinh bị chết đi mỗi ngày mà không có sự sinh sản thêm do quá trình học tập và lao động làm việc. Vì thế, người càng lớn tuổi thì trí nhớ sẽ ngày càng sa sút dần.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ suy giảm trí nhớ ở độ tuổi 85 lên đến 50%, tỷ lệ này ít hơn ở những người dưới 50 tuổi nhưng do cuộc sống hiện đại ngày này thì dấu hiệu giảm trí nhớ ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa.
Các gốc tự do tăng sinh là suy giảm trí nhớ
Quá trình chuyển hóa của cơ thể sản sinh ra các mảnh phân tử không ổn định gọi là gốc tự do. Do các yếu tố môi trường, làm việc căng thẳng, stress hoặc các thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn nhanh, chất kích thích là những yếu tố gây tăng sinh gốc tự do trong cơ thể.
Các gốc này phá huỷ tế bào, mô, các tổ chức của cơ thể, đặc biệt là não bộ. Do nào chủ yếu là các axit béo, dễ bị oxy hóa nên khả năng chống lại các gốc tự do hoạt động rất kém. Các bệnh về não bộ như suy giảm trí nhớ, Alzheimer, đột quỵ…
Người có giấc ngủ rối loạn ảnh hưởng đến não bộ
Giấc ngủ là khoảng thời gian cho cơ thể phục hồi và thải độc tố. Lúc này, các sóng não sẽ được tạo ra để lưu trữ các thông tin, chuyển thông tin đó đến vỏ não và lưu giữ lại. Thiếu ngủ, mất ngủ hay ngủ không ngon giấc thường xuyên khiến cho quá trình này bị gián đoạn, gây ra tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn.
Suy giảm trí nhớ do căng thẳng và thiếu cân bằng dinh dưỡng
Căng thẳng do học tập hay công việc trong một thời gian dài khiến các gốc tự do tăng sinh mạnh mẽ, phá hủy bộ não một cách nhanh chóng gây hiện tượng giảm trí nhớ.
Người bị mất trí nhớ thường do thiếu hụt một số dưỡng chất đóng vai trò nuôi dưỡng các tế bào thần kinh và các chất dẫn truyền như:
- Sắt: Không bổ sung đủ sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu làm bạn mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và trí nhớ sa sút.
- Vitamin nhóm B: Các chất dẫn truyền thần kinh hoạt động tốt hay không có phụ thuộc vào vitamin B1. Thiếu vitamin B1 có thể gây ra hội chứng Wernicke-Korsakoff, khiến bạn mất trí nhớ ngắn hạn hoặc có thể là dài hạn.
Người mắc một số bệnh lý dẫn đến suy giảm trí nhớ
Nhiều người mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, tim mạch, gan thận, thoái hóa cột sống cổ, thiếu máu lên não,… cũng khiến cho lượng máu cần để nuôi dưỡng bộ nào bị thiếu hụt. Điều này làm gia tăng sự thoái hóa của các tế bào thần kinh trong não bộ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ não. Các loại thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài cũng có thể khiến trí nhớ bị giảm sút.
Phương pháp điều trị chứng suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ là một tình trạng bệnh lý phức tạp. Theo các chuyên gia, hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này. Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh. Khi đối mặt với những triệu chứng suy giảm trí nhớ, hầu hết mọi người đều lo lắng rằng tình trạng này sẽ tiến triển nặng và dẫn đến mất trí nhớ. Chính vì thế, để giảm thiểu được nguy cơ mất trí nhớ trầm trọng, người bệnh cần được thăm khám, phát hiện và chữa trị càng sớm càng tốt.
Y học đã khẳng định: chứng quên ở giai đoạn còn sớm có thể chữa được hoặc ít ra cũng làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Do đó, khi thấy có biểu hiện suy giảm trí nhớ, bạn nên thu xếp đi khám ngay để được xác định mức độ quên của bản thân, tìm các yếu tố nguyên nhân cốt lõi gây bệnh và điều trị kịp thời. Hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị đặc hiệu cho các chứng quên do sa sút trí nhớ, các chứng hay quên sau tai biến mạch máu não, chứng quên thông thường ở người lớn tuổi, chứng giảm trí nhớ và hay quên do các bệnh trầm cảm và stress…
Tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh tình nặng hay nhẹ, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe người bệnh và nguyên nhân chính gây ra suy giảm trí nhớ là do tuổi tác, bệnh lý, hay căng thẳng thần kinh… mà bác sĩ chuyên gia sẽ có phương án điều trị và kê thuốc phù hợp.
Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị chứng sa sút trí nhớ:
+ Thuốc trầm cảm: Với trường hợp chẩn đoán xác định nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ là do trầm cảm, bác sĩ chuyên môn có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm. Đây là thuốc hướng thần được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh trầm cảm như: buồn bã, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, thiếu động lực trong cuộc sống. Hoặc trường hợp bệnh nhân mắc các chứng rối loạn thể chất liên quan đến trầm cảm như đau, chán ăn, rối loạn giấc ngủ,… Một số loại thuốc chống trầm cảm phổ biến là sertraline và paroxetine. Đây đều là những loại thuốc có tác dụng tốt với chứng trầm cảm, lo âu mà lại ít mang đến tác dụng phụ cho người dùng.
+ Thuốc chống lo âu: Thuốc chống lo âu hay còn có tên gọi khác là thuốc bình thần, có tác dụng đặc biệt giúp làm giảm cảm giác bồn chồn lo lắng, hoảng sợ ở người bệnh. Hai loại thuốc thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị chứng suy giảm trí nhớ là clonazepam hoặc bromazepam. Tùy theo mức độ bị bệnh, tình trạng sức khỏe cá nhân mà bác sĩ sẽ có phương án kê thuốc phù hợp.
+ Thuốc cải thiện tuần hoàn não: Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể xem xét kê đơn cho người bệnh suy giảm trí nhớ sử dụng kết hợp với nhóm thuốc cải thiện tuần hoàn não như piracetam, ginkgo biloba liều trung bình.
Phương pháp phòng chống bệnh suy giảm trí nhớ
Theo các chuyên gia phân tích chứng minh, triệu chứng suy giảm trí nhớ do nhiều nguyên nhân gây ra. Ngoại trừ trường hợp nguyên nhân bệnh lý, thì vấn đề tuổi tác, lối sống và căng thẳng thần kinh cũng là tác nhân quan trọng góp mặt trong tình trạng này. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể hỗ trợ ngăn chặn phòng ngừa chứng giảm sút trí nhớ hiệu quả bằng một vài phương pháp như sau:
Ngủ đủ giấc
Nhiều người xem việc thiếu ngủ không quá quan trọng. Nhưng thực tế giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng với thần kinh và trí nhớ. Với hệ thần kinh trung ương, một giấc ngủ ngon giúp hệ thần kinh phục hồi phần năng lượng tiêu hao, đồng thời thải loại bớt ra ngoài chất độc tích tụ bên trong.
Do đó, nếu đang gặp vấn đề về trí nhớ, bạn hãy đầu tư và chăm chút chất lượng cho giấc ngủ của mình: Phòng ngủ phải êm ái, nhiệt độ phòng ngủ nên duy trì ở mức nhiệt độ 28-29 độ, không khí thông thoáng dễ chịu,… Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý giữ cơ thể sạch sẽ trước khi đi ngủ; không sử dụng rượu, bia hay chất kích thích vì nó có thể khiến bạn khó ngủ, ngủ không sâu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
Vận động đủ lượng
Vận động – hoạt động thể dục thể thao thường xuyên chính là phương thức làm cơ thể linh hoạt hơn. Khi cơ thể bị tiêu hao năng lượng nên vận động được xem là “mồi” cho ngủ ngon. Vận động làm tăng lưu thông máu lên não bộ nên tăng khả năng nuôi dưỡng cho não bộ. Vận động làm tăng số vòng tuần hoàn qua não nên vận động hợp sức sẽ giúp tăng thải độc cho thần kinh. Có mối quan hệ hài hòa với mọi người xung quanh giúp người cao tuổi giải phóng hormon có hại cho trí nhớ, tăng khả năng tiết ra các hormon yêu đời, nâng cao tinh thần và sức khỏe cho con người.
Duy trì một số thói quen lành mạnh
Tăng cường các hoạt động liên quan đến não bộ như đọc báo hoặc chơi các trò chơi cần tư duy như chơi cờ vua, cờ tướng… Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng để mở rộng mối quan hệ giúp cho trí não vui vẻ.
Đưa chế độ tập thể dục thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh. Không sử dụng các chất kích thích như bia rượu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và luôn giữ suy nghĩ tích cực, lạc quan không rơi vào trạng thái lo âu quá lâu. Có thể sử dụng các loại thuốc bổ sung cho não bộ, thực phẩm chức năng dưỡng não nhưng phải theo sự chỉ định của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học là yếu tố không thể thiếu để hỗ trợ não bộ, giúp giảm nguy cơ lên những vấn đề liên quan đến trí nhớ. Một thực đơn khoa học là bạn nên hạn chế ăn nhiều mỡ động vật có chứa hàm lượng cholesterol cao. Bổ sung các chất omega-3 có trong thịt cá nhằm chống suy giảm chức năng và lão hóa các tế bào não.
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng nên bổ sung đa dạng các loại rau củ vào thực đơn để giúp cho não bộ và cơ thể khỏe mạnh hơn như các loại rau màu xanh đậm, dưa leo, cà rốt, rau bina, củ dền.
Rau củ và hoa quả nên được lựa chọn theo mùa để đảm bảo chất lượng, tránh vi lượng thuốc trừ sâu và thuốc tăng trưởng có thể gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, bắp cải và súp lơ xanh có khả năng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể và tăng cường hoạt động của bộ não và cải thiện chứng suy giảm trí nhớ đáng kể.
Trong mỗi cây bắp cải đều có chứa chất sulforaphane và glutathione. Sulforaphane là một hoạt chất thực vật tự nhiên giúp cơ thể chống oxy hóa, cải thiện chức năng não bộ hoàn hảo. Đây chính là một thực phẩm mà người đang có những vấn đề về não bộ nên bổ sung hằng ngày.
Trên đây là những chia sẻ kiến thức quan trọng xoay quanh Suy giảm trí nhớ, giúp bạn trả lời cho câu hỏi chứng suy giảm – giảm sút trí nhớ uống thuốc gì và biện pháp điều trị hiệu quả như thế nào. Hy vọng bài viết của Sulforaphane đã mang đến cho bạn thật nhiều thông tin tham khảo hữu ích và có giá trị thiết thực. Lưu ý, các loại thuốc cũng như các biện pháp được nhắc đến trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, không phải có giá trị chắc chắn tuyệt đối. Nếu bạn đang có vấn đề về khả năng ghi nhớ thường xuyên, gặp chứng hay quên và thiếu tập trung ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, thì lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên đi khám chuyên khoa thần kinh để được bác sĩ và chuyên gia có chuyên môn chẩn đoán chính xác, từ đó có phương án điều trị thích hợp.