Suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì để tăng cường chức năng hoạt động của não? Có nên uống thuốc để cải thiện trí nhớ hay không?
Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu để điều trị bệnh suy giảm trí nhớ cho bệnh nhân và không có tác dụng đối với người bình thường. Vậy suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tình trạng suy giảm trí nhớ hiện nay
Suy giảm trí nhớ là hội chứng hay gặp ở người cao tuổi do chức năng của não bộ bị thoái hóa dần theo thời gian. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng này trong giới trẻ đang có xu hướng gia tăng do nhiều nguyên nhân như tác động từ môi trường bên ngoài như ô nhiễm, thức ăn hoặc do áp lực công việc, học tập gây nên.
Ở người lớn tuổi, suy giảm trí nhớ thường diễn ra từ từ qua các biểu hiện như chậm nhớ ra ngôn từ, không nhớ được thời điểm xảy ra những sự kiện trước đó, quên đường về nhà,…
Ngoài ra, tình trạng suy giảm trí nhớ còn có thể gặp ở người nghiện rượu, lạm dụng thuốc an thần. Suy giảm trí nhớ để lâu không được điều trị sẽ diễn tiến thành bệnh sa sút trí tuệ, thậm chí có thể dẫn đến bệnh Alzheimer.
Có nên uống thuốc điều trị suy giảm trí nhớ hay không?
Thuốc bổ não có thật sự hiệu quả cho người bình thường?
Dù khoa học hiện nay đã rất phát triển nhưng vẫn chưa có loại thuốc nào được chứng minh là có tác dụng tăng cường trí nhớ ở một người bình thường. Chỉ những bệnh nhân mắc phải chứng suy giảm trí nhớ mới được chỉ định để sử dụng một số loại thuốc nhằm cải thiện triệu chứng bệnh.
Vì vậy, việc tự ý mua những loại thuốc bổ não nhằm tăng cường trí nhớ là điều hoàn toàn sai lầm. Điều này không giúp cải thiện trí nhớ cho người sử dụng mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng do việc lạm dụng thuốc. Những loại thuốc được coi là thuốc bổ thần kinh chỉ có tác dụng đối với những trường hợp mắc bệnh lý điển hình, nó gần như không có tác dụng trên người khỏe mạnh.
Hệ lụy khi sử dụng thuốc bổ não quá liều
Trên thực tế, nếu sử dụng sai cách, các loại thuốc bổ cũng sẽ trở thành kẻ thù cho sức khỏe của bạn. Dùng thuốc bổ não vô tội vạ có thể dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí gây tử vong nếu dùng quá liều. Nếu uống những loại thuốc này hằng ngày có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Kích động thần kinh, thay đổi hoạt động của hệ thống tim mạch, hệ cơ vận động, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, chức năng của gan,…
Đối với người bị suy giảm trí nhớ do tuổi giả thì không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cần sử dụng đúng cách, phù hợp với thể trạng của bệnh nhân. Đồng thời, người bệnh cần kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, thư giãn và sinh hoạt lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó, người lớn tuổi nên tích cực tập luyện thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với sức khỏe để giảm bớt căng thẳng, làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ.
Cần lưu ý vì người bị chứng suy giảm trí nhớ thường hay quên nên việc sử dụng thuốc cần được người thân giám sát chặt chẽ.
Tham khảo bài viết: Sulforaphane có hỗ trợ điều trị ung thư?
Suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì để cải thiện bệnh?
Vậy suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì để cải thiện bệnh? Thuốc chữa bệnh mất trí nhớ ở người già bao gồm những loại nào? Một số nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng cho bệnh nhân gặp vấn đề suy giảm trí nhớ như sau:
Tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba
Tinh chất Blueberry được giới khoa học mệnh danh là “Brainberry” có nguồn gốc thiên nhiên từ Bắc Mỹ đang được sử dụng nhiều trong việc điều trị hội chứng suy giảm trí nhớ hiện nay. Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry có thể làm vô hiệu hóa các gốc tự do, tăng cường các kết nối thần kinh giúp tăng cường hoạt động não.
Chiết xuất từ Ginkgo biloba đạt tiêu chuẩn chuẩn hóa EGb761 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề ra được các chuyên gia khuyên dùng trong việc điều trị suy giảm trí nhớ. Ginkgo biloba bao gồm 24% flavone glycosides và 6% terpene lactones, đảm bảo nồng độ ginkgolic acid, một hợp chất gây độc tế bào, luôn ở mức cho phép nên an toàn đối với mọi người dù sử dụng lâu dài.
Đặc biệt, khi tinh chất Blueberry được kết hợp với Ginkgo Biloba sẽ giúp tăng cường lưu lượng máu lên não cung cấp oxy và các dưỡng chất cho não, giúp tăng cường bảo vệ vừa nuôi dưỡng tế bào não để cải thiện trí nhớ tốt hơn.
Hay quên nên uống thuốc gì? Nhóm vitamin và một số loại thuốc khác
Thuốc giãn mạch ngoại biên và hoạt hóa não: Flunarizine, co-dergocrine, isoxsuprine, naftidrofuryl, nicergoline.
Thuốc điều trị suy thoái thần kinh: Tacrine, donepezil, rivastigmine, galantamin. Những loại thuốc này có tác dụng làm tăng nồng độ acetylcholine – làm gia tăng dẫn truyền thần kinh (chất đóng vai trò quan trọng của quá trình học hỏi và ghi nhớ của bộ não).
Hoạt chất memantine sử dụng cho người bị Alzheimer vừa và nặng, giúp bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương. Ngoài ra, bổ sung thuốc chứa vitamin A, D, Enhằm làm chậm quá trình phát triển của bệnh Alzheimer.
Thuốc bổ thần kinh giúp bảo vệ não khỏi tình trạng giảm oxy huyết đến não, tăng cường tiêu thụ glucose ở não như: Idebenone, piracetam, pyritinol. Lưu ý, nhóm thuốc này không dành cho những bệnh nhân mắc bệnh gan và thận vì dễ biến chứng và ảnh hưởng đến quá trình phòng chống ung thư ở nhiều người.
Các thuốc chống trầm cảm phổ biến là sertraline và paroxetine. Chúng có tác dụng tốt với chứng trầm cảm, lo âu mà lại ít tác dụng phụ.
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin cơ bản Sulforaphane Lab đã cung cấp để trả lời cho câu hỏi suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì và người bình thường có nên uống thuốc để cải thiện trí nhớ hay không. Hiện nay chưa có loại thuốc nào đặc trị suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên một số loại thuốc có thể giúp giảm triệu chứng và điều trị từ nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh có thể tham khảo để sử dụng trong quá trình điều trị bệnh của mình.
Cần đặc biệt lưu ý là các loại thuốc được nhắc đến trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị chữa bệnh tuyệt đối. Cách tốt nhất là bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa thần kinh khi có một số triệu chứng của bệnh để được bác sĩ chuyên môn chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời.