Tỷ lệ bệnh tiểu đường ở việt nam và thế giới hiện nay được thống kê cụ thể ra sao, con số có đang ở tình trạng đáng báo động hay không?
Tỷ lệ bệnh tiểu đường ở việt nam đang gia tăng một cách nhanh chóng trong những năm gần đây. Bệnh đã xuất hiện ở mọi nơi từ thành phố lớn cho đến các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng.
Định nghĩa khái niệm bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường)
Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Điều này là do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cũng có thể là do cả hai nguyên nhân trên, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng trong cơ thể.
Có 3 dạng bệnh tiểu đường chính là tiểu đường type I, tiểu đường type II và tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường rất đa dạng, tùy thuộc vào từng loại tiểu đường cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung lại dù mắc loại tiểu đường nào thì hầu hết ở người mắc bệnh luôn có lượng đường trong máu cao, từ đó gây nên hàng loạt vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời chúng sẽ có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Loại tiểu đường thường gặp
Khoảng 90-95% trường hợp mắc bệnh tiểu đường thuộc type II. Triệu chứng bệnh tiểu đường thường diễn tiến âm thầm, thường khi phát hiện bệnh đã xuất hiện ít nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thận, mắt, thần kinh… thậm chí có thể gây tử vong.
Tùy thuộc vào các loại đái tháo đường mắc phải mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp kiểm soát đường huyết khác nhau cho bệnh nhân, như dùng insulin hoặc thuốc trị đái tháo đường dạng uống. Ngoài ra, quan trọng không kém đó chính là người mắc bệnh tiểu đường phải có một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì trọng lượng hợp lý và thường xuyên vận động thể dục thể thao cũng góp một phần không nhỏ vào việc kiểm soát bệnh hiệu quả.
Thống kê thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay
Thống kế trên thế giới
Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2019, trên toàn thế giới có khoảng 463 triệu người mắc bệnh, nghĩa là cứ 11 người thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Trong đó, cứ 2 người mắc bệnh tiểu đường thì 1 người không biết mình bị bệnh).
Con số này dự kiến đến năm 2030 là khoảng 578 triệu người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), căn bệnh này nằm trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới trong năm 2020.
Bệnh tiểu đường vẫn được coi là đại dịch dù nó không hề có khả năng lây nhiễm. Con số đáng báo động trên toàn cầu là 415 triệu người trưởng thành mắc bệnh (chiếm khoảng 8,8% dân số thế giới). Có thể thấy, bệnh tiểu đường đang trở thành gánh nặng trên toàn thế giới.
Thống kê tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam
Tiểu đường hiện nay 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ở việt nam nhiều năm gần đây tăng rất cao và phổ biến. Vậy bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Năm 2017, theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh tiểu đường thực sự được coi là “kẻ giết người thầm lặng” do nhiều bệnh nhân được chẩn đoán muộn. Bộ Y tế đã thống kê tỷ lệ bệnh tiểu đường ở việt nam có tới 3,53 triệu người đang mắc bệnh. Mỗi ngày có ít nhất 80 trường hợp tử vong vì các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Dự báo con số này có thể tăng lên đến 6,3 triệu người vào năm 2045, tức là tăng khoảng 78.5% chỉ trong 28 năm. Tiểu đường là một trong 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư.
Theo những số liệu vừa đề cập, Việt Nam được xếp nằm trong nhóm 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất trên thế giới, với 5.5% mỗi năm. Nhóm bệnh nhân tiền tiểu đường (bị rối loạn dung nạp glucose) là 4,79 triệu người (chiếm 7,4% dân số).
Như vậy, cứ trong 7,5 người thì có một người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Số người mắc bệnh tiểu đường trong nước đang gia tăng nhanh chóng, tăng gấp đôi trong 10 năm qua.
Tình trạng bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa ở Việt Nam
Tình trạng bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa ở Việt Nam đang thực sự đáng báo động. Thống kê cho thấy đã có những trẻ em 14, 15 tuổi mắc phải bệnh tiểu đường. Thống kê mới nhất của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy trong 2.810 trẻ em thuộc lứa tuổi từ 11-14 tuổi ở nước ta có 178 trẻ (6,2%) mắc rối loạn glucose trong máu, tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 11.
Thực phẩm người mắc bệnh tiểu đường nên ăn để cải thiện bệnh
Các loại ngũ cốc và thực phẩm nguyên hạt rất có ít, hỗ trợ tiểu đường cho những người mắc bệnh. Người bị bệnh tiểu đường nên sử dụng những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa (saturated fat) rất tốt cho sức khỏe.
Protein là một chất dinh dưỡng thiết yếu có trong thịt, cá và một số loại rau, chẳng hạn như các loại hạt, đậu và các loại họ đậu… cũng rất cần thiết để bổ sung cho người bị tiểu đường. Các loại rau xanh và trái cây luôn chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất tự nhiên. Đồng thời chúng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Như chúng ta đã biết, rau xanh mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như chưa rất nhiều hợp chất sulforaphane – có chức năng chính trong cơ thể là bảo vệ chống lại sự hình thành của ung thư, độc tố và sự oxy hóa quá mức. Các loại rau củ như củ cải, cải xoăn, bông cải xanh,.. là những loại rau lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường. Các thực phẩm này chứa cacbonhydrat và có lượng calo thấp.
Tổng kết
Bệnh đái tháo đường diễn tiến âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Với những thống kê về tỷ lệ bệnh tiểu đường ở việt nam mà Sulforaphane đã thông tin, ai cũng nên chủ động phòng ngừa và kiểm soát bệnh bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, rèn luyện thể dục thể thao và thăm khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để giảm tỷ lệ mắc mới và ngăn ngừa biến chứng của bệnh cũng như giảm thiểu nguy cơ tử vong.