Suy giảm trí nhớ là một tình trạng khá là phổ biến ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay độ tuổi mắc bệnh suy giảm trí nhớ đang ngày một trẻ hóa và có không ít trẻ em mắc phải tình trạng suy giảm trí nhớ. Vậy nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở trẻ em là do đâu? vậy làm thế nào để có thể khắc phục tình trạng này một cách tốt nhất? Sau đây bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu vấn đề này nhé!
Nguyên nhân nào khiến trẻ suy giảm trí nhớ?
Suy giảm trí nhớ được biết đến là một loại bệnh lý gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, cùng với sức khỏe của trẻ. Đã có nhiều nghiên cứu và chứng minh, chỉ ra các nguyên nhân sau gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ:
1. Thường xuyên căng thẳng
Đây là nguyên nhân khiến cho hệ thần kinh của trẻ dễ dàng rối loạn, từ đó dẫn đến việc trẻ dễ dàng mất tập trung, giải quyết vấn đề chậm gây suy giảm trí nhớ ở trẻ em.
2. Ngủ không đủ giấc
Giấc ngủ là một điều vô cùng cần thiết và quan trọng đối với cơ thể của chúng ta, việc ngủ đủ giấc sẽ giúp cho chúng ta được nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng sau một ngày dài làm việc đầy mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu không ngủ đủ giấc sẽ rất dễ khiến cho hệ thần kinh rơi vào căng thẳng, làm cho quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin khó khăn hơn.
3. Làm một lúc quá nhiều việc
Khi trẻ em làm quá nhiều việc cùng một lúc sẽ khiến cho cơ thể cũng não xuất hiện hiện tượng quá tải. Đây được coi là một nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ.
4. Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ
Nếu như không được cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất, thì ngay cả cơ thể và não bộ của chúng ta cũng không hoạt động tốt được chứ không không riêng gì trẻ em.
Khi cơ thể rơi vào tình trạng suy kiệt, thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây ra hiện tượng suy giảm trí nhớ, gây mất tập trung ở trẻ.
Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài môi trường cũng chính là một nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở trẻ em đấy bạn nhé!
Suy giảm trí nhớ gây ra những ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?
Đối với trẻ em, việc suy giảm trí nhớ không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của trẻ, mà trẻ em còn có nguy cơ đối mặt với việc sa sút trí nhớ khi về già.
Ngoài ra, bệnh suy giảm trí nhớ ở trẻ em còn có khả năng gây ra các vấn đề nghiêm trọng như:
- Rối loạn thần kinh dẫn đến việc trí nhớ của trẻ sẽ ngày càng giảm sút, điều này khiến cho cuộc sống sinh hoạt, cũng như học tập của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều.
- Việc suy giảm trí nhớ sẽ khiến cho trẻ dễ rơi vào tình trạng thụ động, gây suy giảm tư duy sáng tạo ở trẻ
- Trẻ dễ xuất hiện cáu gắt và kích động với mọi thứ xung quanh chúng
- Ngoài ra, suy giảm trí nhớ còn gây ra cho trẻ sự tự ti, mặc cảm rằng bản thân mình luôn kém cỏi với bạn bè xung quanh mình.
Các phương pháp giúp khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ
Suy giảm trí nhớ mất tập trung ở trẻ là một tình trạng mà các bậc cha mẹ phụ huynh không nên chủ quan và xem thường chúng. Vì vậy, để hỗ trợ khắc phục tình trạng này ở trẻ, cha mẹ nên tham khảo một số cách sau đây:
1. Cho trẻ ngủ đủ giấc
Như chúng ta đã biết, giấc ngủ là một điều quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của chúng ta. Và trẻ em cũng vậy. Giấc ngủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, một giấc ngủ tốt sẽ giúp cho bộ não của trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
Vỏ não là nơi giúp lưu trữ các thông tin, cũng như truyền chúng trong khi trẻ ngủ. Vì vậy, nếu như trẻ không được ngủ đủ giấc, nó sẽ trở thành nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở trẻ em.
Để khắc phục và phòng tránh tình trạng suy giảm trí nhớ, gây mất tập trung ở trẻ thì các bậc phụ huynh nên nhắc nhở các con nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc nhé!
2. Rèn luyện cơ thể
Việc rèn luyện cơ thể thường xuyên không những giúp cho trẻ có một sức khỏe tốt, mà nó còn giúp tăng cường trí nhớ, phòng chống ung thư cho trẻ tốt hơn.
Bên cạnh đó, rèn luyện mỗi ngày sẽ giúp cho quá trình lưu thông máu được diễn ra tốt hơn. Từ đó việc cung cấp oxy cùng các dưỡng chất khác sẽ được cung cấp đầy đủ nhất.
Đây cũng được xem như là một phương pháp cho bé thư giãn đầu óc sau một ngày học tập.
3. Thực hiện một chế độ ăn cung cấp đầy đủ dưỡng chất
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày không được cung cấp đầy đủ sẽ trở thành nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Do đó, các bậc cha mẹ phụ huynh nên thiết lập cho con mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp cho não bộ và sức khỏe của con mình tốt hơn.
Nếu như trẻ mắc phải tình trạng kén ăn, cha mẹ có thể sử dụng việc bổ sung các loại dinh dưỡng tốt cho não bộ bằng việc sử dụng các thực phẩm bổ sung.
4. Hạn chế việc tạo áp lực lên trẻ
Các bậc phụ huynh cần lưu ý trong quá trình khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ đó chính là không nên tạo các áp lực lên các con, không quát mắng mà nên sử dụng những phương pháp nhẫn nại hơn.
Ngoài ra, cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện và chơi cùng con, giúp khơi gợi sự hứng giúp cho các con có thể thỏa thích tư duy và sáng tạo hơn. Từ đó sẽ giúp cho trẻ ghi nhớ được nhiều hơn.
Sulforaphane – Hoạt chất giúp hỗ trợ suy giảm trí nhớ ở trẻ
Sulforaphane được biết đến là một hoạt chất có lợi trong nhiều loại thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày, nhưng chúng có nhiều nhất trong các loại rau họ cải. Vì vậy, để hỗ trợ cho quá trình điều trị suy giảm trí nhớ ở trẻ em tốt nhất thì bạn nên bổ sung thêm các hoạt chất này cho cơ thể nhé!
Sulforaphane là một hoạt chất được nghiên cứu bởi nhà dược học Paul Talalay cùng với đội nghiên cứu của mình đã tìm ra.
Nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ em hiện nay là gì và cách khắc phục? Hiện nay, đã có nhiều các nghiên cứu chứng minh rằng việc sử dụng Sulforaphane, một isothiocyanate có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên rất có lợi đối với cơ thể của chúng ta, nó có khả năng giúp điều trị suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng gan, hỗ trợ tiểu đường hiệu quả.
Trên đây là một số các chia sẻ mà chúng tôi muốn gửi đến bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn vì hội chứng suy giảm trí nhớ ở trẻ em. Chúng tôi cũng mong rằng, với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc về bài viết, cũng như thông tin về hoạt chất Sulforaphane thì đừng ngại mà hãy liên hệ đến chúng tôi ngay bạn nhé!