Bệnh gan da vàng là triệu chứng ra của bệnh gan không còn xa lạ vì đây gần như là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất để nhận biết bệnh gan trong muôn vàn các triệu chứng rất mơ hồ.
Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu biểu hiện bệnh gan da vàng của những bệnh lý liên quan đến gan cùng một số triệu chứng tiêu biểu khác nữa.
Định nghĩa chung về những bệnh lý liên quan đến gan
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể sau da có vai trò cũng như chức năng quan trọng đối với sức khỏe. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, ở giai đoạn đầu của các bệnh về gan thường không có biểu hiện đặc trưng ra bên ngoài nên rất khó để nhận biết.
Người mắc phải bệnh gan do rất nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài môi trường như ô nhiễm từ khói bụi nhà máy, phương tiện giao thông, thói quen sinh hoạt ăn uống không lành mạnh cũng như nội tại bên trong cơ thể đang ngày càng gia tăng, kèm theo đó là các biến chứng nguy hiểm khác.
Một khi gan đã bị tổn thương, hầu hết các chức năng khác của cơ thể sẽ đều bị suy giảm, lâu ngày dẫn đến các bệnh lý về gan nguy hiểm đến tính mạng như xơ gan, suy gan, thậm chí là ung thư gan và đe dọa đến tính mạng.
Triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến gan
Viêm gan mãn tính
Viêm gan mãn tính là tình trạng nhiễm trùng, gây viêm và tổn thương các mô gan với 5 loại: A, D, E, B và C. Trong đó, viêm gan B và C là một trong những nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan hàng đầu hiện nay.
Các triệu chứng đầu tiên của viêm gan mãn tính là phình lá lách, đỏ lòng bàn tay, tích tụ dịch trong ổ bụng. Các triệu chứng thường gặp khác là: chán ăn, mệt mỏi, khó chịu. Thỉnh thoảng người bệnh còn cảm thấy sốt, đau tức vùng bụng trên.
Gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ xảy ra khi lượng mỡ tích tụ trong gan chiếm quá 5% trọng lượng của gan. Những người bị gan nhiễm mỡ có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau cứng cổ và vai, đau nửa đầu, đau ở vùng bụng, dễ chóng mặt, cholesterol cao, hội chứng ruột kích thích, vấn đề tuyến giáp, viêm niêm mạc tử cung…
Suy gan và ung thư gan
Suy gan là hiện tượng chức năng gan suy giảm, dẫn đến gan bị hủy hoại, biến dạng và khó phục hồi. Triệu chứng thường gặp của người bệnh suy gan gồm: Khô, rát hoặc ngứa mắt, móng tay trở nên mỏng và dễ gãy, tóc khô, yếu, da khô, cứng khớp, mất ngủ, thất thường kinh nguyệt ở phụ nữ.
Ung thư gan là bệnh không có nguyên nhân rõ ràng, hiện tại khoa học vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Ung thư gan thường không có biểu hiện gì trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh.
Thường giai đoạn cuối thì người bệnh mới có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân. Người ung thư gan cũng gặp phải tình trạng tắc nghẽn đường mật gây ra bởi khối u khiến người bệnh bị vàng da, vàng mắt, thường kèm theo phân bạc màu và nước tiểu sẫm màu.
Tham khảo bài viết: Những điều cần biết về bệnh gan
Vàng da là hiện tượng gì? Nguyên nhân dẫn tới da bị vàng?
Vàng da là tình trạng da và kết mạc mắt có màu vàng, xuất hiện đốm vàng trên da tay, do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Màu vàng thường xuất hiện ở kết mạc mắt đầu tiên, sau đó mức độ vàng da sẽ phụ thuộc vào nồng độ bilirubin trong máu.
Bilirubin được tạo ra từ các hồng cầu bị vỡ để được thay thế bởi những hồng cầu mới. Khi di chuyển trong máu qua gan thì các tế bào gan và men gan làm biến đổi cấu trúc của bilirubin tạo nên bilirubin liên hợp – bilirubin hòa tan trong nước.
Các tế bào gan có vai trò phân phối bilirubin liên hợp vào các ống mật nhỏ khiến bilirubin trở thành một phần của dịch mật, mạng lưới ống dẫn mật lại hợp lại thành ống mật chủ để tới tá tràng. Từ đó, bilirubin xuất hiện trong phân và làm phân có màu vàng nâu. Vì vậy bất cứ rối loạn nào làm bilirubin tích tụ trong máu thì đều có thể gây ra vàng da.
Da vàng la thiếu chất gì? Chế độ ăn uống không khoa học như thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất cũng như chất xơ dẫn đến tình trạng vàng da.
Có 4 nguyên nhân chính gây ra vàng da mà đa số đều là do những bệnh lý về gan như:
Bệnh liên quan đến hồng cầu;
Bệnh liên quan đến tế bào gan;
Bệnh liên quan đến các ống mật nhỏ trong gan;
Bệnh liên quan đến ống mật chung ngoài gan.
Bệnh gan da vàng có gây nguy hiểm hay không?
Vàng da liên quan đến tế bào gan (bệnh gan da vàng)
Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh gan da vàng ở người trưởng thành do tế bào gan suy giảm chức năng và không nhận được bilirubin, bị đào thải và cuối cùng là ứ đọng trong máu. Nhóm bệnh liên quan đến tế bào gan bao gồm:
Viêm gan cấp do virus, vi khuẩn, rượu, thuốc, bệnh tự miễn khiến cho tế bào gan bị hủy hoại; Xơ gan do viêm gan mãn tính B, C gây ra; hoặc tổn thương gan do rượu hoặc viêm gan tự miễn; ung thư gan và một số hội chứng di truyền hiếm gặp sau sinh như Crigler-Najjar, Dubin-Johnson và Rotor.
Nhóm bệnh vàng da do sử dụng thuốc lâu ngày
Một số thuốc cũng có thể gây vàng da ứ mật hoặc vàng da do viêm gan; Thuốc gây viêm đường dẫn mật cũng dẫn tới tắc mật và vàng da; Thuốc gây trở ngại trong quá trình chuyển hóa trong tế bào gan và đường mật cũng gây nên triệu chứng vàng da do các thành phần của mật có bilirubin bị ứ lại trong cơ thể.
Việc cần làm khi phát hiện bệnh gan da vàng
Đa số người Việt Nam hiện nay vẫn rất chủ quan đối với vàng da, vì vậy nếu vàng da ở mức độ nhẹ đa số sẽ không quan tâm và không phát hiện ra sự thay đổi.
Cần chú ý hơn đến sức khỏe khi phát hiện ra có sự bất thường thay đổi trên da thì việc đầu tiên phải đến các cơ sở ý tế để được thăm khám và theo dõi. Ở đây các y bác sĩ sẽ đánh giá kỹ hơn tình trạng vàng da và làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.
Khi đã xác định được nguyên nhân của vàng da thì mới xác định được phác đồ điều trị đặc hiệu có thể là điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa như loại bỏ sỏi mới có thể giải quyết được căn nguyên gây vàng da cải thiện gan hiệu quả.
Vàng da, vàng mắt là một triệu chứng quan trọng trọng nhiều bệnh với mức độ nặng nhẹ khác nhau trong đó có bệnh gan da vàng. Một số bệnh có thể được phát hiện sớm thông qua triệu chứng vàng da và có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Vì vậy Sulforaphane khuyến nghị mọi người nên đi khám sớm nhất có thể khi xuất hiện những triệu chứng vàng da, vàng mắt và nước tiểu sẫm màu để có thể kịp thời phát hiện và chữa trị bệnh, không gây nguy hiểm đến tính mạng của bản thân.