Bệnh gan siêu vi C là gì và có gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh hay không. Nếu nhiễm viêm gan siêu vi C thì có thể dẫn đến những biến chứng nào?
Bệnh viêm gan siêu vi C thuộc nhóm bệnh viêm gan mãn tính có thể lây truyền. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về bệnh lý gan này qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về bệnh viêm gan mãn tính
Viêm gan mãn tính hay còn gọi là viêm gan virus (viêm gan siêu vi) là tình trạng viêm gan kéo dài ít nhất 6 tháng gây nhiễm trùng, viêm và tổn thương các mô gan.
Bệnh gan mãn tính ít gặp hơn nhiều so với viêm gan virus cấp tính nhưng có thể tồn tại dai dẳng trong cơ thể người nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỷ.
Có 5 loại viêm gan mãn tính chính là: A, D, E, B và C. Trong đó, viêm gan virus B và C nguy hiểm nhất, một trong những nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan hàng đầu hiện nay.
Bệnh gan C siêu vi là gì?
Viêm gan C là tình trạng nhiễm trùng gan do virus siêu vi C (HCV) gây ra. Bệnh gan C làm cho các tế bào của gan bị viêm nhiễm từ đó làm rối loạn chức năng gan. Bệnh để lâu ngày không được chữa trị, theo thời gian, tình trạng viêm trong mô gan có thể hình thành các tổn thương vĩnh viễn, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan – hoàn toàn không thể cải thiện gan được nữa.
Virus viêm gan C là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm gan mãn tính, xơ gan và ung thư gan. Điều đáng nói là viêm gan C không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, có đến 90% người bệnh không biết mình mắc bệnh. Viêm gan C được chia thành 2 loại:
Bệnh gan C cấp tính
Đây là tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn, kéo dài trong vòng 6 tháng sau khi virus xâm nhập vào cơ thể. Có khoảng 15 – 25% trường hợp nhiễm virus sẽ tự khỏi hẳn mà không cần can thiệp bất kỳ phương pháp điều trị nào. Tuy nhiên, đa số trường hợp người nhiễm viêm gan C cấp tính đều dễ dẫn đến tình trạng mãn tính.
Bệnh gan C mãn tính
Đây là tình trạng nhiễm trùng kéo dài trên 6 tháng. Giai đoạn này, nếu không được điều trị, bệnh không thể chữa khỏi hẳn sau đó và gây ra các bệnh lý về gan nghiêm trọng như xơ gan, suy gan, ung thư gan và đe dọa đến tính mạng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới hiện nay có khoảng 71 triệu người đang bị nhiễm virus viêm gan C mãn tính.
Cách phát hiện ra bệnh gan siêu vi C
Những thông tin cần biết về bệnh gan C siêu vi. Để có thể phát hiện ra bệnh gan C bạn sẽ được chỉ định tiến hành nhóm xét nghiệm những chức năng gan là: AST (SGOT) và ALT (SGPT). 2 xét nghiệm này thường có 2 giá trị nhỏ hơn 40 đơn vị (UI) (lưu ý trên mỗi marker xét nghiệm ở mỗi sẽ có những giá trị ở ngưỡng khác nhau). Khi giá trị này tăng gấp 2-3 lần thì một người sẽ bị chẩn đoán là mắc viêm gan.
Để chẩn đoán bệnh gan siêu vi C sẽ tiến hành xét nghiệm Anti HCV nếu xét nghiệm dương tính thì một người được xác định là đã hoặc đang nhiễm siêu vi viêm gan C. Để chẩn đoán chính xác nhất thì bạn sẽ được chỉ định làm xét nghiệm HCV RNA.
Ngoài ra, còn có những xét nghiệm hình ảnh kiểm tra mức độ tổn thương gan của viêm gan siêu vi C như: siêu âm, CT scan, MRI, sinh thiết gan – tùy trường hợp bạn sẽ được chỉ định làm một hoặc tất cả các xét nghiệm trên để chẩn đoán.
Những con đường lây truyền của bệnh gan siêu vi C
Viêm gan C lây qua đường nào? Như đã đề cập ngay từ đầu, viêm gan C là một bệnh lý về gan có khả năng lây truyền cao. Virus viêm gan C chủ yếu lây truyền qua đường máu người nhiễm bệnh cho người khác với các hình thức sau:
Dùng chung kim tiêm dính máu nhiễm bệnh, dùng chung các đồ dùng có khả năng dính máu của người bệnh, dùng chung dụng cụ xăm hoặc xỏ khuyên, tái sử dụng hoặc sử dụng các thiết bị, dụng cụ y tế không được khử trùng đúng cách, truyền máu không qua sàng lọc virus HCV.
Viêm gan C có lây qua đường nước bọt không? Câu trả lời là có nhé. Nước bọt của những người nhiễm bệnh có thể lây truyền virus viêm gan C.
Virus HCV cũng có thể lây truyền qua đường tình dục và lây truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, các phương thức lây truyền này được ghi nhận là ít phổ biến hơn hẳn so với viêm gan B..
Bệnh gan C không lây truyền qua thức ăn, nước uống, tiếp xúc thông thường như ôm, hôn và dùng chung đồ ăn, thức uống với người bị bệnh.
Môt số phương pháp điều trị bệnh gan siêu vi C
Viêm gan C được điều trị bằng thuốc kháng virus.
Phác đồ điều trị bệnh gan siêu vi C chủ yếu sử dụng các loại thuốc kháng virus tác dụng trực tiếp (DAAs) như Sofosbuvir, Ledipasvir, Daclatasvir, Elbasvir, Grazoprevir, Velpatasvir…
Thời gian điều trị trung bình với phác đồ sử dụng DAAs là 12 tuần, một số trường hợp cần kéo dài hơn, đến 24 tuần. Việc sử dụng DAAs có thể phối hợp hoặc không phối hợp với Ribavirin, tùy trường hợp cụ thể.
Nếu người bệnh đã phát triển các biến chứng nghiêm trọng do nhiễm viêm gan C mãn tính thì có thể sẽ được chỉ định tiến hành ghép gan. Lưu ý là viêm gan C có thể bị tái lại nhiều lần. Do đó, sau khi điều trị thành công, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn bệnh tái phát.
Xây dựng và duy trì chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý
Viêm gan C sống được bao lâu? Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp y khoa, một chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp người bệnh giảm gánh nặng cho gan và mau chóng phục hồi thể lực, và kéo dài được tuổi thọ của người bệnh lâu hơn.
Loại bỏ hoàn toàn các chất kích thích như rượu bia, đồ uống chứa cồn. Hạn chế thực phẩm nhiều cholesterol, chất béo và mỡ động vật. Thịt đỏ như bò, dê chứa rất nhiều protein, chuyển hóa tại gan, làm tăng gánh nặng cho gan cũng nên hạn chế ăn hàng ngày.
Sulforaphane khuyên người bệnh nên chủ động bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe như các loại hạt ngũ cốc, rau xanh, trái cây… Cụ thể, việc thường xuyên ăn bông cải xanh (loại rau chứa dồi dào hàm lượng sulforaphane, một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng hỗ trợ giải độc gan vô cùng hiệu quả) có thể giúp cơ thể chống lại bệnh gan siêu vi C và hạn chế diễn tiến của bệnh nặng hơn.