Nói về bệnh tiểu đường trong những năm gần đây, số bệnh nhân mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và gia tăng nhanh với nhiều biến chứng nặng nề như tim mạch, thận, mắt, thần kinh…
Vì vậy, tiểu đường đã trở thành nỗi lo ngại hàng đầu của toàn xã hội. Việc nói về bệnh tiểu đường và trang bị kiến thức về bệnh sẽ giúp phát hiện sớm, điều trị hiệu quả bệnh ngay từ giai đoạn đầu.
Nói về bệnh tiểu đường hiện nay
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng mà lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc do cả 2 nguyên nhân.
Khi mắc bệnh, bệnh nhân không thể tự chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm nạp vào hàng ngày để tạo ra năng lượng, lâu dần lượng đường tích tụ trong máu dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng.
Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2019 có 463 triệu người ở độ tuổi 20-79 mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới. Con số này theo dự kiến sẽ ở mức 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045.
Tại Việt Nam, số bệnh nhân mắc tiểu đường tăng gấp đôi trong 10 năm qua. Con số đã đạt đến 3,45 triệu người (khoảng 5.5% dân số) vào năm 2017.
Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) có 4 tiêu chuẩn để chẩn đoán người mắc bệnh tiểu đường như sau:
- Chỉ số tiểu đường – chỉ số glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose – FPG) ≥ 126 mg/dL hoặc 7 mmol/L Trước khi tiến hành người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ, chỉ được uống nước lọc.
- Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test – OGTT) ≥ 200 mg/dl hoặc 11.1 mmol/L.
- HbA1c ≥ 6.5% hoặc 48 mmol/mol, nhưng xét nghiệm này cần được tiến hành ở phòng thí nghiệm đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Nếu có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (tiểu nhiều, ăn uống nhiều mà sụt cân không rõ nguyên nhân…) hoặc mức glucose huyết tương ở bất cứ thời điểm nào ≥ 200 mg/dL hoặc 11.1 mmol/L.
Trường hợp không có các triệu chứng của tăng glucose huyết kể trên, các xét nghiệm 1, 2 và 4 cần được thực hiện lặp lại lần thứ 2, cách lần đầu khoảng 1-7 ngày để có kết quả chẩn đoán chính xác.
Nói về bệnh tiểu đường: Triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu
Mệt mỏi vô cớ, thiếu sức sống
Nếu phát hiện ra được bệnh tiểu đường type II giai đoạn đầu để có kế hoạch chữa trị hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Từ đó không những giảm được triệu chứng mà còn tăng cơ hội đẩy lùi bệnh
Nói về bệnh tiểu đường ở giai đoạn sớm bệnh tiểu đường type II có rất ít triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài, nó diễn tiền âm thầm theo thời gian và rất khó nhận biết. Tuy nhiên vẫn có một số triệu chứng bạn nên lưu ý để có thể thăm khám bác sĩ kịp thời, phát hiện ra bệnh:
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi vô cớ, cảm thấy uể oải, thiếu sức sống, không có năng lượng làm việc và những hoạt động của cơ thể là dấu hiệu khá phổ biến ở giai đoạn đầu của tiểu đường type II.
Lượng đường trong máu tăng cao có thể khiến mắt của người mắc tiểu đường giai đoạn đầu mờ đi, tình trạng này có thế được kiểm soát về mức ổn định nếu phát hiện và chữa trị kịp thời.
Làn da tối màu, vết thương khó lành
Làn da tối màu, trở nên vàng vọt ở các vùng da có nhiều nếp gấp như nách, cổ, háng, khủy tay chân… cũng là một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường type II.
Người mắc tiểu đường type II vết thương sẽ khó lành do đường huyết tăng cao làm lưu thông máu kém và gây suy giảm hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra, vết thương của người bệnh tiểu đường còn dễ bị nhiễm trùng (nhiễm trùng răng miệng, nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng da…).
Bàn tay, ngón tay, bàn chân và ngón chân thường bị tê buốt và xuất hiện dấu hiệu ngứa ran cũng là dấu hiệu sớm khi đường huyết cao làm tổn thương hệ thống thần kinh của cơ thể.
Nói về bệnh tiểu đường: Cách chữa bệnh hiệu quả
Dùng thuốc điều trị đúng loại, đúng liều lượng
Ở mỗi bệnh nhân tiểu đường khác nhau, sẽ có những loại và liều thuốc khác nhau vì vậy người bệnh tuyệt đối không được tự ý thay đổi hay áp dụng đơn thuốc của người khác cho mình. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Bệnh nhân tiểu đường cần thăm khám định kỳ để kiểm tra chỉ số tiểu đường HbA1C 3 tháng/lần, qua đó có thể đánh giá hiệu quả điều trị đường huyết khi đói hay sau ăn tốt hơn đo bằng máy thử tại nhà.
Nếu một người bệnh đã được cho phép ngưng sử dụng thuốc trong một thời gian, ngay khi các chỉ số đường huyết tăng hoặc có triệu chứng tăng đường huyết thì phải dùng thuốc trở lại.
Dấu hiệu cảnh báo tăng đường huyết: Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, hay khát nước, đi tiểu tiện với tần suất nhiều lần gần nhau, thị lực giảm sút, mắt mờ; da khô, bong tróc, ngứa lâu không đỡ và vết thương khó lành.
Tham khảo bài viết: Top những thực phẩm chức năng có mặt ở Việt Nam chứa sulforaphane
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tăng cường rèn luyện thể lực
Rèn luyện thể lực như tập luyện thể dục thể thao đều đặn là liều thuốc tự nhiên rất hiệu quả với bệnh nhân tiểu đường. 30 phút tập luyện mỗi ngày để làm tăng hoạt động của insulin, tăng sử dụng đường ở cơ bắp nhờ đó làm giảm đường huyết, hỗ trợ tiểu đường.
Nhưng cần chú ý không không nên tập luyện nếu đường huyết đang ở mức quá cao hoặc quá thấp hoặc đang bị choáng, vã mồ hôi, đau đầu, sốt, buồn nôn…
Người bệnh tiểu đường nên ăn vừa đủ với nhu cầu của cơ thể dựa theo cân nặng, chiều cao, mức độ lao động. Để làm chậm quá trình hấp thu đường sau khi ăn không làm tăng đường huyết thì nên nên ăn đĩa rau và uống nước canh trước khi ăn cơm và các thức ăn khác.
Nên ăn đầy đủ 3 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, chất béo và chất đạm. Ngoài ra phải bổ sung rau củ quả tươi vào thực đơn, nhưng lưu ý là không ăn hoa quả ngay sau khi ăn bữa chính mà nên ăn vào bữa phụ để tránh tăng đường huyết.
Sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường
Sản phẩm hỗ trợ điều trị cho người tiểu đường mới khởi phát chứa các thảo dược như tinh chất lá xoài, lá neem, quế chi, hoàng bá, mướp đắng… cũng mang lại hiệu quả cao trong việc giảm và ổn định đường huyết. Ngoài ra, gần đây nói về bệnh tiểu đường nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng hoạt chất Sulforaphane có trong một số loại rau họ cải có khả năng làm giảm chỉ số HbA1c.
Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy mức đường huyết lúc đói và HbA1c của bệnh nhân đã thấp đi đáng kể sau 12 ngày sử dụng Sulforaphane. Vì vậy, việc uống liên tục Sulforaphane sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type II và những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.