Bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều bệnh nhân tiểu đường hiện nay vì trên thực tế thì khoai mì là thực phẩm hỗ trợ giảm cân rất tốt.
Khoai mì hay còn gọi là củ sắn là một trong những loại củ phổ biến ở Việt Nam. Hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp thông tin, liệu chứa nhiều tinh bột như thế thì bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường hiện nay
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh lý về bệnh tiểu đường tùy thuộc vào từng loại tiểu đường cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung lại dù mắc loại tiểu đường nào thì hầu hết ở người mắc bệnh luôn có lượng đường trong máu cao, từ đó gây nên hàng loạt vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.
Tùy thuộc vào các loại đái tháo đường mắc phải mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp kiểm soát đường huyết khác nhau cho bệnh nhân, như dùng insulin hoặc thuốc trị đái tháo đường dạng uống.
Ngoài ra, quan trọng không kém đó chính là người mắc bệnh tiểu đường phải có một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì trọng lượng hợp lý và thường xuyên vận động thể dục thể thao.
Nên nhớ, chế độ ăn uống lành mạnh có một vai trò quan trọng trong việc điều trị cũng như kiểm soát bệnh tiểu đường duy trì ở mức luôn bảo vệ được bệnh nhân.
Thành phần dinh dưỡng của khoai mì
Khoai mì là loại củ chứa nhiều tinh bột và có đặc tính cũng như thành phần dinh dưỡng tương tự như củ khoai tây, khoai môn và khoai mỡ. Trong 28g củ khoai mì chứa gần 11g carbohydrate (tinh bột), 10% lượng vitamin C cung cấp hàng ngày.
Theo tạp chí Y Học Fundamental & Clinical Pharmacology công bố nghiên cứu trên dân số châu Phi (Châu lục sử dụng khoai mì làm nguồn lương thực thường xuyên) đưa ra số liệu thống kê hơn 1.300 người không mắc tiểu đường dù lượng khoai mì họ ăn hàng ngày chiếm hơn 80%.
Ngoài ra một nghiên cứu khác được công bố trên tờ “Diabetes Care” năm 1992 cũng chỉ ra rằng người Tanzania cũng rất ít ai bị bệnh tiểu đường dù họ sử dụng khoai mì thường xuyên.
Tham khảo bài viết: Ứng dụng súp lơ xanh mang lại cho sức khỏe con người
Chỉ số đường huyết của khoai mì
Ở một lượng tương đương nhau thì hàm lượng tinh bột trong khoai mì ít hơn cơm trắng. Vì vậy, có thể sử dụng khoai mì để thay thế cơm sẽ giúp người bệnh cảm thấy no lâu và hạn chế lượng tinh bột nạp vào cơ thể.
Chỉ số đường huyết có trong khoai mì tương đối thấp (GI= 46) nên khi ăn loại củ này lượng đường trong máu ít có khả năng tăng cao
(GI= 46), có nghĩa là sau khi ăn loại củ này lượng đường trong máu ít có khả năng tăng cao. Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, khoai mì là lựa chọn lành mạnh hơn khoai tây trắng (GI= 85). Sẵn thì câu hỏi đặt ra bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?
Khoai lang cũng là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp – khoai lang luộc có GI = 44 nên rất thân thiện với người bị tiểu đường.
Trong khoai lang còn chứa nhiều chất xơ giúp no lâu hơn và giảm thiểu tối đa lượng thức ăn nên người bệnh tiểu đường có thể ăn được khoai lang ở một lượng có kiểm soát được.
Bệnh tiểu đường ăn khoai môn được không?
Khoai môn có thành phần dinh dưỡng tương tự khoai mì với chỉ số đường huyết ở mức thấp GI = 53. Điều này cho phép người bệnh tiểu đường có thể sử dụng nó mà không sợ lượng đường trong máu bị tăng cao. Hàm lượng tinh bột trong khoai môn còn giúp cải thiện độ nhạy cảm với insulin, giảm tích trữ chất béo trong cơ thể. Vitamin A có trong khoai môn cũng giúp ổn định lượng đường huyết hiệu quả, hỗ trợ tiểu đường.
Quy tắc bổ sung tinh bột cho người tiểu đường
Tiểu đường là bệnh mãn tính do nồng độ đường huyết trong máu quá cao nên những ai đã mắc bệnh tiểu đường đều cần tránh những loại thực phẩm có khả năng chuyển hóa thành đường glucose trong cơ thể.
Ngoài các thực phẩm nhóm đường như đường mía, đường mật ong, mạch nha,… thì tinh bột như: khoai mì, khoai lang, khoai từ… cũng là một thủ phạm chính tạo nên glucose dư thừa trong cơ thể. Tuy nhiên, không thể nào chối bỏ hoàn toàn một nhóm thực phẩm này, nhưng phải bổ sung đúng cách và theo mức hạn chế nhất định.
Sử dụng khoai mì đúng cách đối với người bệnh tiểu đường
Với những ai yêu thích khoai mì nhưng lo ngại căn bệnh tiểu đường, giờ đây bạn có thể thêm khoai mì vào chế độ ăn và không cần băn khoăn về câu hỏi bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không. Tuy nhiên cần phải dung nạp đúng cách, theo đúng chế độ ăn hạn chế tinh bột và ăn đúng giờ để phát huy hiệu quả của khoai mì.
Khi bổ sung khoai mì vào khẩu phần ăn chính sẽ giúp điều hòa đường huyết và bồi bổ sức khỏe hiệu quả cho người bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy trong khoai mì có chứa độc tố xyanua lại có thể gây bệnh tiểu đường cho người bình thường. Để giảm hàm lượng xyanua có trong khoai mì thì nên ngâm và rửa nhiều lần với nước sạch trước khi chế biến.
Đối với các thành phẩm từ khoai mì như bột mì như bột sắn dây thì hoàn toàn an toàn cho người bệnh tiểu đường. Bột sắn dây có tình hàn, hàm lượng đường thấp nhưng lượng chất xơ rất cao.
Các thành phần này có trong bột sắn dây có tác dụng cải thiện insulin có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng về võng mạc ở bệnh nhân đái tháo đường. Bột sắn dây từ khoai mì có thể dùng để nấu cháo, pha nước uống hoặc chế biến các món ăn khác đều tốt.
Cần chú ý là không kết hợp bột sắn dây với chất béo để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
Tổng kết
Nếu bạn còn băn khoăn bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không thì có thể khẳng định đây là loại thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường và có thể thay thế lượng tinh bột hàng ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý như đã nói ở trên về cách chế biến củ mì để giảm tối đa độc tố xyanua.
Nhưng đối với thực phẩm nào cũng vậy, Sulforaphane khuyên bạn cần phải có chế độ ăn uống khoa học, không lạm dụng và sử dụng một loại thực phẩm nào quá mức trong quá trình điều trị.
Người bệnh cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng, kết hợp các biện pháp điều trị, rèn luyện lối sống lành mạnh để bệnh tình ngày càng được cải thiện.