Sulforaphane
  • Câu chuyện Sulforaphane
  • Cộng đồng nghiên cứu
  • Công dụng hoạt chất
    • Cải thiện gan
    • Hỗ trợ hô hấp
    • Phòng ngừa ung thư
    • Hỗ trợ dạ dày
    • Hỗ trợ tiểu đường
    • Hỗ trợ giảm cân
    • Khác
  • Sự kiện – Tin tức
  • Bằng chứng khoa học
  • Tham gia SulLab
Tìm kiếm
Đóng

Xử lý như thế nào khi bông cải xanh chuyển màu vàng?

Ban biên tập Admin SulLab
Biên tập và tổng hợp

Sullab Admin

Mục lục

  • Sự thật thú vị về bông cải xanh
  • Mua bông cải xanh nên chú ý những thông tin sau
  • Không mua bông cải xanh chuyển màu vàng
  • Chú ý vết cắt ở cuống bông cải xanh 
  • Bông cải xanh kỵ với gì?
  • Không ăn bông cải xanh nếu mắc bệnh về dạ dày
  • Không ăn bông cải xanh với một số thực phẩm
  • Lợi ích của bông cải xanh
  • Tổng kết bông cải xanh chuyển màu vàng
  • Sự thật thú vị về bông cải xanh
  • Mua bông cải xanh nên chú ý những thông tin sau
    • Không mua bông cải xanh chuyển màu vàng
    • Chú ý vết cắt ở cuống bông cải xanh 
  • Bông cải xanh kỵ với gì?
    • Không ăn bông cải xanh nếu mắc bệnh về dạ dày
    • Không ăn bông cải xanh với một số thực phẩm
  • Lợi ích của bông cải xanh
  • Tổng kết bông cải xanh chuyển màu vàng

Bông cải xanh chuyển màu vàng có còn hàm lượng chất dinh dưỡng nhiều không, nếu ăn phải thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe người tiêu dùng hay không?

Qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc bông cải xanh chuyển màu vàng có ăn được không cũng như việc ăn nhiều bông cải xanh có tốt không cho mọi người nắm rõ thông tin.

xu-ly-nhu-the-nao-khi-bong-cai-xanh-chuyen-mau-vang-so-1.jpg
Sự thật thú vị về bông cải xanh

Sự thật thú vị về bông cải xanh

Bông cải xanh thuộc họ cải còn có tên gọi khác là súp lơ xanh hay tiếng anh gọi là Broccoli. Bông cải xanh trưởng thành cao khoảng 60 – 90cm mọc thẳng và phân nhánh với lá dài và chùm hoa màu xanh lá cây dày đặc ở đầu cành. 

Nếu không thu hoạch kịp lúc thì những chồi đó sẽ ra hoa màu vàng với bốn cánh hoa, bên dưới chúng tôi sẽ nói về việc khi bông cải chuyển vàng thì có ăn được không. 

Bông cải xanh cho thu hoạch khoảng từ 60-85 ngày ở điều kiện khí hậu vừa phải đến mát mẻ, thú vị là bông cải xanh được nhân giống bằng cách lai hạt bông cải với hạt đậu.

Mua bông cải xanh nên chú ý những thông tin sau

Không mua bông cải xanh chuyển màu vàng

Bông cải hay còn gọi là súp lơ trắng và súp lơ xanh thuộc loại rau nhà họ cải đều tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu khi chọn mua thì nên chú ý đối với những loại bông cải hay súp lơ đã chuyển vàng dù là bông cải xanh hay bông cải trắng thì bạn cần loại bỏ ngay nhé. 

Trên thực tế khi bông cải xanh chuyển màu vàng có nghĩa là phần bông cải này đã chính quá lâu và gần như là đã bị hỏng nên nên không còn đảm bảo cung cấp đủ chất hàm lượng dinh dưỡng vốn có của nó. 

Khi mua, đối phần bông cải xanh đã xuất hiện những đốm nấm mốc thì một là cắt bỏ đi, nhưng cũng tốt hơn hết là không nên ăn.

Khi bạn vẫn cố ăn phần bông cải xanh chuyển vàng hay nấm mốc thì có thể mang đến một số tác hại lớn cho sức khỏe, thậm chí là khiến bạn có thể bị ngộ độc.

Ngoài ra, bông cải xanh nở hoa có phần hoa nhỏ li ti màu vàng là lúc chúng đang bắt đầu quá trình phân hủy, nếu ăn sẽ không mang lại lợi ích gì cho cơ thể mà còn có thể gây ra những nguy hại không đáng có.

Chú ý vết cắt ở cuống bông cải xanh 

Ở bông cải xanh mới thì cuống của nó sẽ có màu xanh và hơi ẩm, còn vết cắt khô có chút màu đỏ thì đó là loại bông cải xanh đã cắt để lâu, không còn tươi đã mất đi độ ẩm lẫn chất dinh dưỡng không nên mua. 

Khi mua chúng ta cần chú ý nếu cầm bông cải xanh lên tay thấy trọng lượng hơi nặng thì điều này chứng tỏ loại bông cải này có chất lượng tốt, tươi ngon và đủ nước. 

Ngược lại, nếu bông cải cầm lên thấy nhẹ tay, sờ vào thấy cứng, phần cuống lại dày thì đó có thể là loại bông cải đã để lâu và xuống nước, không còn tươi ngon nên tránh mua nhé.

xu-ly-nhu-the-nao-khi-bong-cai-xanh-chuyen-mau-vang-so-2.jpg
Không ăn bông cải xanh với một số thực phẩm

Bông cải xanh kỵ với gì?

Không ăn bông cải xanh nếu mắc bệnh về dạ dày

Trong bông cải xanh chứa rất nhiều chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Vậy ăn nhiều súp lơ xanh có tốt không, câu trả lời là còn tùy trường hợp bạn nhé! Bông cải xanh không dành cho người đang gặp phải những vấn đề về dạ dày. Người đang bị dạ dày ăn quá nhiều bông cải xanh sẽ làm tăng gánh nặng cho bộ phận này, gây kích thích đường tiêu hóa.

Hơn nữa, bông cải xanh là thực phẩm có tính ngọt và mát nên những người bị thiếu hụt tỳ vị (tỳ vị kém) không nên ăn quá nhiều để tránh gặp phải phản ứng khó tiêu, đầy hơi trướng bụng.

Không ăn bông cải xanh với một số thực phẩm

Bông cải xanh là thực phẩm rất rất giàu vitamin C, dưa chuột và bí ngòi lại chứa các enzyme phân hủy vitamin C, vì vậy không nên ăn cùng nhau. Các enzyme này sẽ phá hủy vitamin C trong bông cải xanh nên càng khiến cơ thể khó hấp thụ.

Sữa bò là thức uống có hàm lượng đạm rất cao và bông cải xanh lại là thực phẩm chứa quá nhiều chất xơ, axit oxalic. Những chất này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ canxi trong sữa, không có lợi cho cơ thể bé nếu sử dụng chung với nhau. 

Bông cải xanh cũng rất giàu vitamin C. Gan bò, lợn chứa nhiều đồng và các khoáng chất khác, nếu ăn chung với bông cải xanh, đồng có trong gan bò, lợn sẽ oxi hóa hoàn toàn lượng vitamin C này, thậm chí sẽ làm thay đổi chất lượng vitamin C khiến bông cải xanh bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng.

Tham khảo bài viết: Bông cải xanh có giảm cân không?

xu-ly-nhu-the-nao-khi-bong-cai-xanh-chuyen-mau-vang-so-3.jpg
Lợi ích của bông cải xanh

Lợi ích của bông cải xanh

Bông cải có chứa các đặc tính làm cạn kiệt estrogen thường gây ung thư trong cơ thể.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ bông cải xanh thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư như ung thư phổi, đại trực tràng, vú, tuyến tiền liệt, tuyến tụy và dạ dày.

Isothiocyanates trong bông cải xanh có tác động đến men gan, giảm stress, giảm viêm, kích thích hệ thống miễn dịch và chống lại sự phát triển và tăng trưởng của các tế bào ung thư.

Giống như nhiều loại thực phẩm thuộc họ cải, bông cải xanh chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể. 

Bông cải xanh chứa một loại carb tốt và giàu chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón duy trì lượng đường trong máu và hạn chế hấp thu quá nhiều thức ăn cùng một lúc hỗ trợ giảm cân hiệu quả. 

Trong bông cải xanh còn có một lượng đáng kể omega-3 là chất chống viêm hiệu quả. Ngoài ra trong thực phẩm này còn chứa hoạt chất sulforaphane – một chất hóa học ngăn chặn các enzym có thể gây ra sự phá hủy khớp và dẫn đến tính trạng viêm.

Bộ ba hoạt chất glucoraphanin, gluconasturtiin và glucobrassicin trong bông cải xanh có tác dụng thanh lọc và giải độc các độc tố ra khỏi cơ thể. Sulforaphane trong mầm bông cải xanh bảo vệ các tế bào bị tổn thương bằng cách tạo ra một mạng lưới các enzym giải độc. 

Tổng kết bông cải xanh chuyển màu vàng

Trên đây Sulforaphane Lab đã giải đáp những thông tin về việc bông cải xanh chuyển màu vàng có ăn được không, trường hợp nào có thể ăn nhiều bông cải xanh, trường hợp nào không để mọi người cùng nắm. 

Hy vọng với những câu trả lời trên, bạn đã biết cách sử dụng bông cải xanh một cách đúng nhất để giúp mang lại hiệu quả tuyệt vời đối với sức khỏe của bản thân và gia đình mình.

Bài viết liên quan

  • Cơ chế giảm cân: Ăn bông cải xanh có mập không?

    Ngày đăng: 2022.08.09
    Bông cải xanh bao nhiêu calo? Cơ chế giảm cân ở một người...
  • Thông tin về bông cải xanh protein tốt cho sức khỏe hiện...

    Ngày đăng: 2022.06.23
    Thông tin về rau bông cải xanhThành phần dinh dưỡng của bông...
  • Cách sử dụng bông cải xanh mang thai cho mẹ bầu

    Ngày đăng: 2022.06.21
    Bà đẻ ăn bông cải xanh được không?Lợi ích khi ăn bông...
  • Chế biến món bông cải xanh thơm ngon, dinh dưỡng

    Ngày đăng: 2022.06.17
    Cách làm món bông cải xanh xào thịt bòSơ chế nguyên liệuChế...
  • Cách chế biến rau bông cải xanh đúng cách

    Ngày đăng: 2022.06.17
    Thông tin về rau bông cải xanhPhương pháp chế biến rau bông...

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TIN MỚI

SULFORAPHANE LAB

  • 106 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
  • 0846674866
  • sulforaphanelab@gmail.com
  • Chính sách bảo mật
  • Quy định vận hành
  • Chúng tôi là ai?
  • Hội đồng nghiên cứu

© All rights reserved - Bản quyền thuộc về SulforaphaneLAB

Go to mobile version