Cách điều trị suy giảm trí nhớ kịp thời để giảm thiểu được nguy cơ sa sút trí tuệ và chuyển biến thành những căn bệnh nguy hiểm khi về già như Alzheimer, Parkinson.
Xã hội ngày càng hiện đại, không chỉ người già mà cả người trẻ tuổi hiện nay cũng than phiền rất nhiều về trí nhớ của mình. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số cách điều trị suy giảm trí nhớ hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây.
Suy giảm trí nhớ người trẻ là gì?
Có hai loại trí nhớ là trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Trí nhớ ở một người bao gồm 3 tiến trình nhận thức cơ bàn: ghi nhận thông tin → lưu trữ và tìm kiếm thông tin → truy xuất thông tin.
Suy giảm trí nhớ có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong 3 tiến trình đã liệt kê.
Trí nhớ dài hạn liên quan đến chức năng của một chất có tên acetylcholine, trí nhớ ngắn hạn liên quan đến vùng trán của vỏ não – vùng tập trung các thụ thể dopaminergic.
Những loại thuốc gây ức chế acetylcholine sẽ gây suy giảm trí nhớ dài hạn, tổn thương vùng trán sẽ gây ra tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn.
Ở một người bình thường, theo thời gian các tế bào não chết đi mà không sản sinh thêm nên càng lớn tuổi thì trí nhớ ở một người sẽ càng giảm sút nghiêm trọng.
Hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ là tình trạng đáng báo động hiện nay
Hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ do nguyên nhân gì? Thực tế, ở người trẻ, do cuộc sống hiện đại như áp lực công việc và học tập quá tải, chuyện phải lập gia đình, kết hôn và sinh con, đặc biệt là tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn do hậu Covid-19 để lại.
Căng thẳng, stress, trầm cảm kéo dài lâu ngày sẽ làm suy giảm chức năng não bộ, từ từ gây ra chứng suy giảm trí nhớ.
Dấu hiệu suy giảm trí nhớ
Những dấu hiệu của bệnh suy giảm trí nhớ khi khởi phát thường không rõ ràng, nên người bệnh thường hay chủ quan và bỏ qua nó. Ở mỗi người bệnh với mức độ nặng nhẹ khác nhau thì dấu hiệu của suy giảm trí nhớ cũng sẽ khác nhau.
Biểu hiện sớm của suy giảm trí nhớ là người bệnh gặp khó khăn trong sử dụng những vật dụng quen thuộc hằng ngày như tiền bạc, phương tiện giao thông, điện thoại… Người bệnh có thể mất kỹ năng mua sắm, tìm địa chỉ nhà và làm theo hướng dẫn của người khác.
Người bị suy giảm trí nhớ sẽ có tâm trạng và tinh thần thay đổi, họ thường xuyên ngơ ngác, thờ ơ với người khác, luôn than phiền rằng mình đã quên gì đó.
Người bệnh không nhận biết khiếm khuyết trí nhớ của mình trong giai đoạn khởi phát nhưng sẽ dần nhận biết khi các biểu hiện này kéo dài. Có 2 kiểu biểu hiện thường gặp
– Rối loạn trí nhớ về không gian: Người bệnh khó nhận biết nơi mình đang ở và những nơi đã biết, đã đi qua và ở qua.
– Chứng quên toàn bộ thoáng qua: Đây là chứng rối loạn có tính chu kỳ của hệ thần kinh trung ương khiến người bệnh mất trí nhớ đột ngột, gặp vấn đề trong khả năng tường thuật hay kể về những sự kiện đã xảy ra gần đây. Người mắc chứng rối loạn hay quên này thường lặp lại câu hỏi, nhấn mạnh từ cuối hay nhắc lại đoạn cuối của câu.
Cách điều trị suy giảm trí nhớ
Giai đoạn khởi phát của hội chứng suy giảm trí nhớ nếu phát hiện kịp thời thì hoàn toàn có thể chữa được hoặc ít ra sẽ làm quá trình diễn tiến của bệnh chậm lại giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống.
Do đó, khi cảm nhận bản thân có biểu hiện nhớ nhớ quên quên, bạn nên đi khám ngay để được xác định bệnh cũng như mức độ bệnh từ đó tìm ra cách điều trị suy giảm trí nhớ và cải thiện khả năng ghi nhớ.
Điều chỉnh giấc ngủ ổn định
Cải thiện giấc ngủ là phương pháp chữa suy giảm trí nhớ hiệu quả. Ngủ là lúc các tế bào và mô được phục hồi, sóng não được tạo ra khi ngủ nhầm lưu trữ những ký ức trong não bộ.
Ở một người ngủ không đủ giấc thì những ký ức không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán làm cho thông tin ký ức bị lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn.
Môi trường ngủ cũng là yếu tố quan trọng để bạn có một giấc ngủ ngon và chất lượng. Phòng ngủ nên có nhiệt độ (duy trì nhiệt độ ở mức 28-29 độ) và ánh sáng thích hợp, giường ngủ cũng không nên để quá cứng để người bệnh có một giấc ngủ sâu hơn. Đặc biệt là không sử dụng rượu, bia hay chất kích thích trước khi ngủ.
Xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học
Tăng cường các hoạt động để rèn luyện não bộ như đọc sách hoặc chơi các trò chơi tư duy như cờ vua, cờ tướng, tính nhẩm.
Luyện tập thể dục thể thao điều độ 30 phút/ ngày như thiền, yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe… giúp thúc đẩy hệ tuần hoàn, hô hấp, máu và oxy lưu thông đến não tốt hơn.
Cơ thể cần bổ sung đủ lượng protein, vitamin và khoáng chất cần thiết để não bộ hoạt động và phát triển:
- Vitamin B12 có trong: các sản phẩm từ sữa, thịt bò, ngao, cá hồi, ngũ cốc
- Vitamin E có trong: đậu tương, giá, lạc, hạt hướng dương
- Omega-3 có trong: cá hồi, cá thu, cá ngừ)
- Phospholipid và lecithin có nhiều trong củ sắn và lòng đỏ trứng
- Axit folic có trong: các loại đậu, nấm, bông cải xanh, trái cây tươi
- Hoạt chất sulforaphane có trong bông cải xanh có tác dụng chữa suy giảm trí nhớ thông qua tăng cường biểu hiện các gen chống oxy hóa, giảm quá trình lão hóa của não bộ.
Sử dụng các loại thuốc bổ não, dưỡng não
Có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị suy giảm trí nhớ – chủ yếu là điều trị triệu chứng gây ra chứng mất trí nhớ, nhưng phải theo sự chỉ định của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng.
Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry có thể làm vô hiệu hóa các gốc tự do, tăng cường các kết nối thần kinh giúp tăng cường hoạt động não.
Bổ sung thuốc chứa vitamin A, D, E tăng cường chức năng ghi nhớ hiệu quả của não bộ.
Thuốc giãn mạch ngoại biên và hoạt hóa não: Flunarizine, co-dergocrine, isoxsuprine, naftidrofuryl, nicergoline.
Thuốc điều trị suy thoái thần kinh: Tacrine, donepezil, rivastigmine, galantamin.
Hoạt chất memantine bảo vệ não khỏi tổn thương sử dụng cho người bị Alzheimer vừa và nặng.
Trên đây là một số cách điều trị suy giảm trí nhớ Sulforaphane Lab gửi đến bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ bổ ích và mọi người có thể áp dụng được trong quá trình điều trị bệnh của mình cũng như người thân mắc phải bệnh suy giảm trí nhớ.