Suy giảm trí nhớ uống thuốc gì, liệu chứng suy giảm trí nhớ có nên sử dụng thuốc hay không, nếu có thì là những loại nào?
Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin trên và bài viết dưới đây cũng sẽ trả lời cho mọi người câu hỏi suy giảm trí nhớ uống thuốc gì?
Hội chứng suy giảm trí nhớ là gì?
Suy giảm trí nhớ là thuật ngữ chỉ hiện tượng trí nhớ và nhận thức bị suy giảm bởi sự thoái hóa não bộ hoặc quá trình vận chuyển những thông tin và trí nhớ về vỏ não bị ngưng trệ.
Trước đây, suy giảm trí nhớ là hội chứng thường gặp ở người cao tuổi vì nào bộ sẽ bị thoái hóa dần theo thời gian.
Hiện nay chứng giảm trí nhớ đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ và học sinh do tác động từ môi trường bên ngoài, thức ăn hoặc do áp lực công việc, học tập.
Suy giảm trí nhớ kéo dài có thể dẫn đến trí nhớ và khả năng tư duy kém dần theo thời gian dẫn đến sa sút trí tuệ hoặc bệnh Alzheimer, Parkinson khi về già.
Dấu hiệu suy giảm trí nhớ
Những dấu hiệu của chứng suy giảm trí nhớ giai đoạn khởi phát thường không rõ ràng nên khó nhận biết. Cần theo dõi sức khỏe của mình cẩn thận, khi phát hiện có những biểu hiện sau bạn nên đi thăm khám bác sĩ ngày lập tức:
– Người cao tuổi chức năng não bộ suy yếu sẽ quên lãng ở mức độ nặng, họ có thể bị lạc đường, đi lang thang và lục tìm đồ đạc không phải của mình.
– Tình trạng mất ngủ, thường xuyên bị đói và nghi ngờ người khác cũng là những dấu hiệu suy giảm trí nhớ thường thấy.
– Người bị suy giảm trí nhớ nói chung luôn thích ngồi một mình, không thích giao tiếp với mọi người xung quanh, gặp khó khăn trong việc tự xử lý những hoạt động đơn giản hằng ngày.
– Họ thường lặp đi lặp lại những việc vô nghĩa, thỉnh thoảng xuất hiện triệu chứng hoang tưởng và ảo giác, nhầm lẫn người thân hoặc bạn bè.
– Tình trạng nhớ nhớ quên quên khiến người bệnh có cảm xúc thay đổi thất thường, dễ bị kích động, lớn tiếng khi yêu cầu của họ không được đáp ứng.
Cách khắc phục suy giảm trí nhớ
Không tuyệt đối 100%, tuy nhiên đa phần những người bị mất ngủ đều ảnh hưởng đến trí nhớ nghiêm trọng. Ngủ là thời gian cơ thể phục hồi, thải bỏ độc tố, não được nghỉ ngơi. Vì vậy ngủ đủ giấc, giấc ngủ chất lượng sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng hay quê.
Thường xuyên có những hoạt động rèn luyện ghi nhớ, tư duy của não bằng nhiều trò chơi trí tuệ; tham gia các hoạt động xã hội, mở rộng khả năng giao tiếp và tư duy của bộ não.
Người bệnh suy giảm trí nhớ không cần phải luyện tập các bài tập thể lực quá mạnh, 30 phút mỗi ngày thiền, yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe… sẽ giúp thúc đẩy hệ tuần hoàn, hô hấp, máu và oxy lưu thông đến não tốt hơn.
Bạn nên cố gắng loại bỏ hoặc hạn chế các nguy cơ gây ra lo lắng, sắp xếp công việc hợp lý, tránh công việc bị quá tải, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để não bộ không làm việc quá sức.
Có nên sử dụng thuốc giúp cải thiện trí nhớ không?
Suy giảm trí nhớ uống thuốc gì? Hiện nay, chưa có loại thuốc điều trị suy giảm trí nhớ hay có tác dụng cải thiện khả năng ghi nhớ nào được chứng minh dù khoa học đã rất phát triển.
Tự ý mua thuốc bổ não để tăng cường trí nhớ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Việc không tìm hiểu kỹ mà cho bố mẹ, con nhỏ sử dụng các loại thuốc bổ não, cải thiện trí nhớ có thể gây nguy hiểm cho người dùng.
Lý do là vì các loại thuốc được coi là bổ thần kinh sẽ chỉ có tác dụng rõ nét trên các trường hợp mắc bệnh lý điển hình, hầu như sẽ không có tác dụng trên người khỏa mạnh.
Người bình thường nếu uống các loại thuốc hằng ngày thì có thể dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng như kích động thần kinh, thay đổi hoạt động của hệ thống tim mạch, hệ cơ vận động…
Riêng tình trạng suy giảm trí nhớ do tuổi tác thì không có thuốc điều trị đặc hiệu. Người lớn tuổi mắc chứng suy giảm trí nhớ nên tích cực tập thể dục, hoạt động xã hội phù hợp với sức khỏe để giảm bớt căng thẳng, làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ.
Người mắc các bệnh lý suy giảm trí nhớ có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện triệu chứng và điều trị từ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên vì người bị suy giảm trí nhớ thường hay quên nên việc sử dụng thuốc cần có sự giám sát chặt chẽ của người thân.
Một số loại thuốc đặc trị triệu chứng suy giảm trí nhớ
Thuốc điều trị giãn mạch ngoại biên và hoạt hóa não: Flunarizine, co-dergocrine, isoxsuprine, naftidrofuryl, nicergoline.
Thuốc điều trị suy thoái thần kinh: Tacrine, donepezil, rivastigmine, galantamin có tác dụng làm tăng nồng độ acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh.
Người bị Alzheimer vừa và nặng có thể sử dụng hoạt chất memantine bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương.
Bổ sung thuốc chứa vitamin A, D, E Nhằm làm chậm quá trình phát triển của bệnh Alzheimer.
Blueberry được giới khoa học mệnh danh là “Brainberry” có nguồn gốc thiên nhiên có công dụng trong việc điều trị hội chứng suy giảm trí nhớ. Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry có thể làm vô hiệu hóa các gốc tự do, tăng cường hoạt động não.
Ginkgo biloba bao gồm 24% flavone glycosides và 6% terpene lactones, đảm bảo nồng độ ginkgolic acid, một hợp chất gây độc tế bào được các chuyên gia khuyên dùng trong việc điều trị suy giảm trí nhớ.
Blueberry kết hợp Ginkgo Biloba sẽ giúp tăng cường lưu lượng máu lên não, cung cấp oxy và các dưỡng chất cho não nuôi dưỡng tế bào não để cải thiện trí nhớ tốt hơn.
Tổng kết suy giảm trí nhớ uống thuốc gì?
Như vậy, suy giảm trí nhớ uống thuốc gì đã được Sulforaphane hướng dẫn rõ trường hợp có thể dùng thuốc cũng như từng loại thuốc. Chỉ những người đang mắc phải chứng suy giảm trí nhớ có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Ở các trường hợp khỏe mạnh bình thường thì không nên dùng thuốc cải thiện trí nhớ để tránh tác dụng phụ cũng như hậu quả nghiêm trọng hơn cho bản thân.
Chúng tôi khuyên bạn cách tốt nhất là khi phát hiện có bất kỳ dấu hiệu nào của suy giảm trí nhớ thì hãy đến ngay bệnh viện chuyên khoa thần kinh để được thăm khám và tư vấn điều trị.
Tham khảo bài viết: Tìm hiểu một số cách chữa bệnh suy giảm trí nhớ hiệu quả