Bệnh tiểu đường uống lá gì để tránh việc lệ thuộc và lạm dụng thuốc tây, hỗ trợ việc kiểm soát đường huyết tốt hơn cho người bệnh.
Tiểu đường là căn bệnh mạn tính không thể điều trị khỏi, người bệnh phải dùng thuốc suốt đời để ổn định bệnh. Tuy nhiên vẫn có những cây thuốc nam có thể giúp ổn định bệnh, cùng tìm hiểu bệnh tiểu đường uống lá gì qua bài viết dưới đây.
Các loại lá, cây thuốc nam chữa tiểu đường
Trị bệnh tiểu đường tận gốc là thách thức của giới y khoa trên toàn thế giới mãi cho đến nay, sử dụng lá hay cây thuốc nam tác dụng sẽ chậm hơn so với thuốc tân dược nhưng về lâu dài sẽ có ít ảnh hưởng đến gan thận hơn.
Khi sử dụng cây thuốc nam chữa tiểu đường, người bệnh nên kiên trì dùng đều đặn hàng ngày theo đúng liều lượng được hướng dẫn, nếu kết hợp chung với thuốc tây thì phải nắm rõ để tránh việc tương tác làm tăng tác dụng phụ của tân dược.
Tốt hơn hết, bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được chắc chắn việc uống nước gì để giảm tiểu đường, thích hợp với tình trạng bệnh cụ thể của bản thân, không gây biến chứng.
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng
Khổ qua hỗ trợ điều trị tiểu đường nhờ chứa thành phần charantin và momordicin giúp tăng hoạt động trao đổi chất giảm glucose và ổn định đường huyết.
Những hoạt chất trong khổ qua còn có tác dụng gây ức chế enzyme tham gia phá vỡ monosaccharides và disaccharides, giúp carbohydrate trong thực phẩm được tiêu hóa tốt hơn, kích thích sản sinh insulin, hỗ trợ tiểu đường.
Bên cạnh đó, khổ qua còn giúp tăng cường hoạt động vận chuyển glucose, ngăn đường huyết tăng đột ngột.
Oleanolic acid glycosides có trong khổ qua cải thiện tình trạng dung nạp glucose và đề kháng insulin, trong thực phẩm này chứa chất chống oxy hóa nên hỗ trợ phục hồi tế bào tổn thương, ngăn chặn các biến chứng của tiểu đường.
Nấm linh chi
Nấm linh chi chứa thành phần Polysaccharide có tác dụng giảm lượng đường trong máu, ổn định đường huyết, hạn chế các biến chứng như huyết áp, tim mạch, đột quỵ) ở bệnh nhân tiểu đường.
Polysaccharide còn giúp khôi phục tế bào đảo tụy, để từ đó thúc đẩy hoạt động sản sinh insulin, ngăn chặn tổn thương do alloxan với tế bào beta tuyến tụy.
Nấm linh chi được dùng ở dạng thuốc sắc, nấu canh hoặc làm trà uống hàng ngày còn có công dụng giảm tiến triển bệnh thận, giảm lượng đường và Triglyceride trong máu.
Lá sầu đâu và cây mã đề
Bệnh tiểu đường uống lá gì thì gợi ý cho bạn là lá sầu đâu nhé. Lá sầu đâu hỗ trợ giảm lượng glucose hấp thu sau ăn, kích thích tái tạo các tế bào beta tuyến tụy đảm nhận nhiệm vụ sản xuất insulin. Loại lá này còn hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
Mã đề thuộc dạng cây thân thảo mọc hoang, có tính mát, vị ngọt, tác dụng lợi tiểu, kháng viêm, viêm họng, đái rắt.
Lá và hạt của cây mã đề là một trong các loại thảo dược thuốc nam chữa bệnh tiểu đường hiệu quả hiện nay.
Dây thìa canh
Dây thìa canh được nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc sử dụng điều trị bệnh tiểu đường vì nó có công dụng giúp kiểm soát và ổn định đường huyết.
Ngoài ra, dây thìa canh còn giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh tim mạch, huyết áp, có tính mát nên giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể.
Dây thìa canh chứa hoạt chất gymnemic acid có cơ chế ngăn cản hấp thụ đường ở ruột, kích thích tuyến tụy bài tiết insulin nên giúp điều chỉnh lượng đường trong máu ở mức ổn định nếu kiên trì sử dụng trong một thời gian dài.
Vỏ quế
Quế có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ mạch máu khỏi các gốc tự do, kiểm soát cholesterol máu… Quế có tác dụng tăng chuyển hóa đường và kích thích tụy bài tiết insulin nên được coi là một trong các loại cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường.
Dùng 2 thìa bột quế, 1⁄2 thìa bột yến mạch cùng với 500ml nước ấm uống vào sáng và tối trong 15 ngày. Nếu mức đường huyết đã giảm, người bệnh cần ngưng thuốc vài ngày và sau đó có thể uống bột quế thêm một thời gian để mức đường huyết ổn định, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch.
Gừng – bài thuốc y học cổ truyền
Gừng là một loại gia vị nấu ăn quen thuộc của người Việt Nam, đây còn là loại thảo dược chữa bệnh phổ biến trong y học cổ truyền.
Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy gừng có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường thông qua tác dụng giảm đường huyết mà không ảnh hưởng đến lượng insulin trong máu bên cạnh công dụng phổ biến là chữa các vấn đề tiêu hóa và giảm viêm.
Trà lá xoài
Lá chứa một số khoáng chất và chất chống oxy hóa nên có khả năng hấp thụ insulin của tế bào cũng như điều chỉnh việc sản xuất insulin, từ đó kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.
Uống trà lá xoài trước khi ăn sáng mỗi ngày kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục điều độ là phương pháp tích cực trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Lưu ý khi sử dụng lá và cây thuốc nam chữa tiểu đường
Bệnh tiểu đường uống lá gì thì đã có một số gợi ý. Những loại lá và cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường được cho là an toàn và có ít tác dụng phụ như thuốc tây. Tuy nhiên, như Sulforaphane Lab đã nói ở mở đầu, người bệnh khi sử dụng vẫn phải thật thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng những cây thuốc chữa bệnh tiểu đường theo kinh nghiệm, không rõ nguồn gốc xuất xứ và thành phần hoạt chất bên trong. Cần tránh xa các bài thuốc nam được quảng cáo là có thể chữa khỏi hoàn toàn hay trị dứt điểm tiểu đường vì nó không đúng sự thật.
Người bệnh nên thường xuyên kiểm tra đường huyết trong suốt quá trình sử dụng các loại lá hay cây thuốc nam để khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như chóng mặt, run rẩy tay chân, vã mồ hôi thì cần dừng lại ngay.
Người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng và tập luyện thể chất phù hợp, tuyệt đối không được bỏ các loại thuốc điều trị tiểu đường theo kê đơn của bác sĩ.
Tham khảo bài viết: Người bệnh tiểu đường ăn được bánh bao không?