- Định nghĩa bệnh tự kỷ
- Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn và trẻ em
- Triệu chứng bệnh tự kỷ cần nhận biết
- Phương pháp điều trị bệnh tự kỷ
- Dinh dưỡng trong phòng ngừa và điều trị bệnh tự kỷ
- Phòng ngừa bệnh tự kỷ ở trẻ em và người lớn
Bệnh tự kỷ ở độ tuổi trưởng thành và ở trẻ em có nhiều nguyên nhân cũng như biểu hiện khác nhau, nhưng chúng đều được xem là chứng rối loạn hệ thần kinh, làm ảnh hưởng tới các hoạt động của não bộ.
Tìm hiểu bệnh tự kỷ là căn bệnh như thế nào, đối tượng thường mắc phải căn bệnh này cũng như nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ở mọi lứa tuổi qua đó có biện pháp phòng ngừa và điều trị qua bài viết dưới đây cùng Sulforaphane.
Định nghĩa bệnh tự kỷ
Tự kỷ hay còn được gọi là chứng rối loạn phổ tự kỷ là một nhóm những rối loạn phức tạp của sự phát triển não bộ, có sự bất thường về sinh hóa thần kinh liên quan đến Dopamine, Catecholamine và Serotonin.
Tổng quan bệnh tự kỷ ở người lớn
Bệnh tự kỷ ở người lớn cũng được hiểu là chứng rối loạn phức tạp về hệ thần kinh từ đó làm ảnh hưởng tới mọi hoạt động của não bộ khiến người bệnh gặp phải những khiếm khuyết lớn trong quan hệ nhân sinh, khó khăn trong giao tiếp và khó kiểm soát sở thích, hành động và suy nghĩ của bản thân.
Tự kỷ bao gồm rất nhiều những triệu chứng với những mức độ và hành vi suy giảm. Ban đầu người bị tự kỷ có thể chỉ xuất hiện một số khuyết tật nhỏ gây ra những hạn chế cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Lâu dần bệnh tiến triển khiến người bệnh có những biểu hiện suy nhược về tâm thần cần được sự can thiệp của các phương pháp điều trị y tế.
Tổng quan bệnh tự kỷ ở trẻ em
Tự kỷ là tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ nặng nhẹ khác nhau từ nhẹ đến nặng, liên quan đến sự phát triển bất thường của não bộ và hành vi biểu hiện thường bắt đầu từ khi trẻ trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài đến khi trưởng thành.
Chứng bệnh có liên quan đến sự rối loạn bao trùm tự kỷ (ASD) và sự rối loạn phát triển rộng khắp (PDD), nó có mối quan hệ gần gũi với PDD-NOS.
Trẻ bị tự kỷ thường gặp khiếm khuyết trong 3 lĩnh vực: kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và có hành vi bất thường.
Bệnh tự kỷ ở trẻ em được cho là bệnh lý của não vì có rối loạn phát triển thần kinh (thay đổi cấu trúc tiểu não, thùy trán, thùy thái dương, thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới, bất thường về sinh hóa thần kinh) do có những gen đột biến bất thường. Những vấn đề này hiện tại vẫn đang được y bác sĩ và các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu.
Theo thống kê, trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên với tần suất 1/100 trẻ, trong đó tự kỷ điển hình chiếm 16,8%, tỷ lệ bé trai mắc chứng tự kỷ nhiều hơn bé gái 4-6 lần.
Phân loại tự kỷ ở trẻ em
Theo thời điểm mắc tự kỷ
Tự kỷ điển hình (bẩm sinh) với những triệu chứng xuất hiện dần trong ba năm đầu đời của trẻ; tự kỷ không điển hình (mắc phải) trẻ phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp bình thường trong 3 năm đầu đời, sau đó triệu chứng xuất hiện dần, có sự thoái triển về ngôn ngữ và giao tiếp
Theo chỉ số thông minh
– Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và nói được, trẻ không có những hành vi tiêu cực nhưng rất thụ đồng, có hành vi bất thường trong cuộc sống. Trẻ có thể biết đọc sớm từ 2-3 tuổi, kỹ năng quan sát tốt, nhưng có xu hướng bị ám ảnh, nhận thức tốt hơn về hành vi khi trưởng thành.
– Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và không nói được. Ở mức độ này trẻ có hành vi bất thường ở mức độ nhẹ, có thể giữ yên lặng hoặc tự cô lập bản thân, cảm xúc hay cáu gắt, trẻ có thể giao tiếp luân phiên hoặc thích giao tiếp.
– Tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và nói được. Ở mức độ này trẻ có hành vi kém nhất trong các dạng tự kỷ hay la hét và có hành vi hung hãn. Trẻ có trí nhớ kém, lặp lại lời nói, lời nói không có nghĩa và khả năng tập trung kém.
– Tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và không nói được, trẻ chỉ biết dùng một ít từ hoặc ít cử chỉ, có sự quan tâm tới các thiết bị máy móc, nhạy cảm với âm thanh, kỹ năng xã hội kém và không có mối quan hệ với người khác.
Theo mức độ bệnh tự kỷ
– Trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ có thể giao tiếp bằng mắt tương đối bình thường, giao tiếp hơi hạn chế, học được các hoạt động đơn giản, kỹ năng ngôn ngữ tương đối bình thường.
– Trẻ tự kỷ ở mức trung bình có thể giao tiếp bằng mắt nhưng sẽ không giao tiếp với người ngoài và không nói được.
– Trẻ tự kỷ ở mức độ nặng không giao tiếp bằng mắt, không giao tiếp với người ngoài và không nói được. Trẻ có thể bị phụ thuộc nhiều vào người khác trong cuộc sống hàng ngày.
Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn và trẻ em
Nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở người trưởng thành
Nguyên nhân di truyền: Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện được một số gen có khả năng liên quan đến tình trạng rối loạn phổ tự kỷ. Bệnh tự kỷ có liên quan đến yếu tố di truyền, điển hình như hội chứng Fragile X hoặc chứng Rett. Ngoài ra, đột biến gen cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Một số đột biến gen có thể được di truyền, một số khác xảy ra tự phát.
Yếu tố môi trường: Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm hiểu xem các yếu tố như nhiễm virus, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, do sử dụng nhiều loại thuốc hoặc biến chứng khi mang thai có thể kích hoạt rối loạn phổ tự kỷ.
Nguyên nhân gây tự kỷ ở trẻ em
Mặc dù đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ nhưng có một số nhận định cho rằng, trẻ bị tự kỷ có thể là do:
Yếu tố di truyền
Tác nhân di truyền là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trẻ bị tự kỷ. hững nghiên cứu đầu tiên của cặp đôi ước tính tính di truyền trên 90% các trường hợp, di truyền học giải thích trên 90% có hay không đứa trẻ phát triển tự kỷ.
Một số biểu hiện của tự kỷ được cho là do nhóm gen quy định, sự phát triển thiếu hài hòa của não bộ do một số gen gây ra làm tổn thương não bộ. Vì vậy, những gia đình đã có người bị tự kỷ thì trẻ có khả năng bị tự kỷ cao hơn những gia đình khác.
Trong quá trình mang thai
Khi mang thai người mẹ nhiễm virus hay mắc phải một số căn bệnh như cảm cúm sởi hay bị nhiễm độc thai nghén cũng sẽ ảnh hưởng đến bộ não của trẻ, đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra tự kỷ cao.
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì khả năng trẻ mắc tự kỷ khi sinh ra cũng khá cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì con khi sinh ra có tỷ lệ mắc tự kỷ cao gấp 2 lần mẹ có sức khỏe bình thường.
Mẹ bị thiếu hụt tiroxin trong tuyến giáp từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 trong quá trình mang thai sẽ dẫn sự thay đổi trong hệ thần kinh của thai nhi, khiến trẻ sinh ra dễ mắc tự kỷ.
Trong quá trình mang thai mẹ sử dụng thuốc an thần, thuốc điều trị dạ dày, tá tràng không có sự chỉ định của bác sĩ cũng là nguyên nhân khiến trẻ có thể mắc bệnh tự kỷ.
Stress, căng thẳng trong quá trình mang thai cũng sẽ làm tăng tỷ lệ trẻ bị mắc bệnh tự kỷ, nên mẹ luôn cố gắng giữ cho mình có tinh thần thoải mái trong quá trình thai kỳ.
Trong quá trình mang thai, mẹ thường xuyên tiếp xúc với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy… làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh ra.
Sự chăm sóc khi trẻ ra đời
Không ít những trường hợp trẻ sinh ra hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh nhưng trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy lại thiếu sự quan tâm của cha mẹ khiến bé cảm thấy cô độc.
Tình trạng này kéo dài không được cải thiện cũng là nguyên nhân lớn khiến trẻ bị tự kỷ. Vì vậy khi sinh bé ra, các bậc phụ huynh hãy quan tâm, chăm sóc trẻ chu đáo để trẻ có thể phát triển bình thường trong hành trình trưởng thành của mình.
Ngoài ra một số nguyên nhân khiến trẻ bị tổn thương não bộ có thể kể đến: đẻ non tháng dưới 37 tuần, cân nặng khi sinh thấp <2.500g, ngạt hoặc thiếu oxy não khi sinh, chấn thương sọ não do can thiệp sản khoa, vàng da nhân não sơ sinh, chảy máu não và màng não sơ sinh, nhiễm độc thuỷ ngân…
Triệu chứng bệnh tự kỷ cần nhận biết
Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn
Triệu chứng bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên, người trưởng thành sẽ khác so với trẻ em, đôi lúc có thể dễ nhầm lẫn với những dấu hiệu của rối loạn tăng động giảm chú ý. Tùy vào mức độ bệnh ở mỗi người mà các biểu hiện cũng sẽ khác nhau, nhưng thông thường sẽ có những biểu hiện như sau:
Đối với các mối quan hệ xung quanh
Người tự kỷ gặp các vấn đề trong khi phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội, thường có nét mặt thiếu sự biểu cảm, tư thế cơ thể của người bệnh thường không được tự nhiên.
Người bệnh không thể thiết lập tình bạn và hoa đồng với những người cùng lứa tuổi. Họ cũng gặp khó khăn trong việc quan tâm, chia sẻ lợi ích, thành tựu đạt được với mọi người.
Người mắc chứng tự kỷ sẽ không đồng cảm với bất kỳ ai, gặp phải khó khăn trong việc thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác, không biết đau lòng hay buồn phiền.
Đối với công việc, học tập và giao tiếp
Các em ở lứa tuổi học sinh nếu mắc chứng tự kỷ có thể sẽ tiếp thu chậm, học tập kém và rất ít nói chuyện. Có tới khoảng 40% người bị tự kỷ không bao giờ nói chuyện.
Ở tuổi dậy thì, người bệnh khó có thể tự mình bắt đầu một cuộc trò chuyện, hay rất khó để tiếp tục duy trì một cuộc trò chuyện với người đối diện.
Họ thường gặp khó khăn để có thể hiểu được hết được ý nghĩa của các câu nói ẩn ý như không hiểu được rằng ai đó đang muốn tỏ ra vui vẻ.
Hành vi của người tự kỷ
Người mắc chứng tự kỷ thường tập trung vào một bộ phận cụ thể nào đó của các món đồ quen thuộc như bánh xe trên một chiếc xe thay vì quan tâm toàn bộ chiếc xe.
Người tự kỷ thường gặp vấn đề trong thể hiện ngôn ngữ, rập khuôn máy móc và hay lặp đi lặp lại một từ hay là cụm từ mà họ đã nghe thấy nó trước đây.
Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em
Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ thường được phát hiện trong hai năm đầu đời, sau đó nó phát triển dần dần nhưng cũng có thể thuyên giảm.
Khiếm khuyết kỹ năng xã hội, ngôn ngữ, hành vi
Khiếm khuyết kỹ năng tương tác xã hội: Trẻ thích chơi một mình, ít giao tiếp bằng mắt, ít cử chỉ giao tiếp, không làm theo hướng dẫn của ai, không để ý đến thái độ và tình cảm của người khác, chỉ thích gắn bó với đồ vật thân quen của mình. Có trẻ sẽ không để ý đến sự đổi thay của môi trường, nhưng lại có những trẻ rất sợ người lạ, sợ chỗ lạ.
Trẻ gặp vấn đề về ngôn ngữ: Trẻ chậm nói, phát âm vô nghĩa, dạy không nói theo. Ngôn ngữ của trẻ tự kỷ thường thụ động không biết đặt câu hỏi hoặc hỏi lại nhiều lần một câu hỏi. Giọng nói của trẻ sẽ khác thường như lơ lớ, nói líu, nói nhanh hoặc nói rất to. Trẻ không biết cách chơi trò chơi mang tính tưởng tượng xã hội, hay trò chơi theo luật. Nếu con chậm nói, nên cho con đi khám ngay vì đó là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất.
Bất thường trong hành vi: Trẻ tự kỷ có hành vi định hình như đi kiễng gót, quay tròn người, lắc lư người, nhảy chân sáo, chạy vòng quanh… Những thói quen rập khuôn thường thấy là đi về theo đúng một đường, ngồi đúng một chỗ, nằm đúng một vị trí, luôn làm một việc theo trình tự.
Sở thích thu hẹp, thần kinh nhạy cảm
Trẻ tự kỷ có thể xem tivi nhiều giờ, ngắm nhìn hoặc tay luôn cầm một thứ đồ vật. Nhiều trẻ sẽ ăn vạ nếu không được đáp ứng nhu cầu do trẻ không biết nói và thiếu khả năng kiềm chế. Có khoảng trên 70% trẻ tự kỷ có biểu hiện tăng động, không phản ứng với nguy hiểm.
Trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác do thần kinh quá nhạy cảm như sợ nghe tiếng động to, che mắt hoặc chui vào góc do sợ ánh sáng, không thích ai sờ vào người…
Ngược lại trẻ kém nhạy cảm lại có những triệu chứng như thích sờ đồ vật, thích được ôm thật chặt, gõ hoặc ném các thứ tạo ra tiếng động, nhìn vật chuyển động hoặc phát sáng.
Một số trẻ có khả năng đặc biệt như nhớ số điện thoại, nhớ vị trí đồ vật hoặc nơi chốn, thuộc lòng nhiều bài hát, làm toán cộng nhẩm nhanh… nên rất dễ nhầm lẫn với việc trẻ quá thông minh.
Phương pháp điều trị bệnh tự kỷ
Hiện tại người ta sẽ kết hợp việc dùng thuốc và liệu pháp tâm lý để điều trị chứng tự kỷ ở cả người lớn lẫn trẻ em. Kết hợp cả 2 phương pháp được xem là cách thức điều trị hiệu quả với người bệnh.
Điều trị triệu chứng tự kỷ bằng thuốc
Thực tế hiện nay chưa có một loại thuốc đặc trị bệnh tự kỷ nào, các thuốc chúng tôi gợi ý chỉ để hỗ trợ trị liệu những triệu chứng đơn lẻ, riêng biệt trong hội chứng tự kỷ.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng
Đây là thuốc điều trị trầm cảm và hành vi rối loạn ám ảnh cưỡng chế, cách chữa trị bệnh tự kỷ ở người lớn. Loại thuốc này có hiệu quả hơn nhóm thuốc SSRI, nhưng gây ra tác dụng phụ mạnh hơn bao gồm táo bón, khô miệng, mờ mắt và buồn ngủ.
Các thuốc trong nhóm này là protriptyline (Vivactil), nortriptyline (Pamelor), amitriptyline, amoxapine, imipramine (Tofranil), desipramine (Norpramin), doxepin, trimipramine (Surmontil). Trong số các thuốc chống trầm cảm ba vòng hiện có thì amitriptyline là thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất và có mức giá tương đối rẻ.
Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs)
Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) dùng để điều trị chứng trầm cảm khi cơ thể cảm thấy u buồn, lo lắng và có hành vi ám ảnh nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Những thuốc này bao gồm sertraline, citalopram và fluoxetine. Fenfluramine, thuốc kháng serotonin (Levontal 1993).
Nhóm thuốc chữa bệnh tự kỷ – chống loạn thần
Các thuốc điều trị loạn thần điển hình ra đời từ những năm 1950, bao gồm: Benperidol, Chlorpromazine, Flupentixol, Fluphenazine, Haloperidol, Levomepromazine, Pericyazine, Perphenazine, Pimozide, Promazine, Sulpiride, Trifluoperazine, Zuclopenthixol…
Một số loại thuốc phổ biến của nhóm thuốc điều trị loạn thần thế hệ mới như: Amisulpride, Aripiprazole, Clozapine, Risperidone, Olanzapine, Quetiapine, Paliperidone.
Nhóm thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ
Người tự kỷ thường gặp các vấn để về giấc ngủ như cảm thấy khó đi vào giấc ngủ hoặc tỉnh giấc nhiều lần trong đêm. Khi thức dậy, nhìn người sẽ rất mệt mỏi hoặc tỉnh táo và có những hành vi kích động cả ngày. Thuốc melatonin có khả năng làm giảm các triệu chứng này.
Nhóm thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Các sản phẩm bao gồm methylphenidate hoặc amphetamine thường được dùng để điều trị chứng ADHD. Một số loại thuốc khác như thuốc chống oxy hóa không kích thích và một số thuốc chống trầm cảm nhất định như bupropion cũng được sử dụng trong việc điều trị.
Một số loại thuốc chữa bệnh tự kỷ chứa sulforaphane
Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Đa khoa Nhi Massachusetts và ĐH Johns Hopkins của Mỹ, họ đã phát hiện ra hợp chất sulforaphane có trong các loại rau họ cải như rau chân vịt, súp lơ xanh, bắp cải… là cách chữa bệnh tự kỷ, hợp chất này có thể giúp những người tự kỷ có tinh thần ổn định hơn và hòa nhập tốt hơn với môi trường sống xung quanh.
Sulforaphane Lab khuyến cáo tất cả các loại thuốc đều có những tác dụng phụ không mong muốn, nên khi xảy ra bất cứ những tình trạng bất thường nào, bạn cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ điều trị để được theo dõi.
Tham khảo bài viết: Trên thị trường hiện nay có những thuốc chữa bệnh tự kỷ nào
Phương pháp và kinh nghiệm chữa bệnh tự kỷ cho trẻ em
Các phương pháp y – sinh học
Sử dụng hóa dược làm giảm các triệu chứng về rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), hành vi hung hăng, tự gây nguy hiểm cho bản thân ở trẻ.
Vật lý trị liệu sẽ can thiệp vào một số cơ quan không được hoạt động hoặc hoạt động kém ở trẻ tự kỷ. Phương pháp này giúp trẻ có thể thực hiện một số hành động phức tạp như chéo chân và tay, vận động cơ quan phát âm…
Vật lý trị liệu còn giúp loại bỏ những hành vi định hình đặc trưng của trẻ tự kỷ, thay vào đó là sự tăng cường các hành vi tích cực, phù hợp với hoàn cảnh, hoạt động xã hội của bản thân trẻ tự kỷ.
Phương pháp bấm huyệt là thủ thuật dùng ngón tay cái, các ngón khác và lòng bàn tay, với sự trợ giúp của dụng cụ bất kỳ (cơ học hay loại khác) để tạo áp lực trên da bệnh nhân, theo định nghĩa của Bộ Y tế Nhật Bản.
Hoạt động trị liệu bằng vận động nhằm nâng cao thể lực, củng cố các hành vi tích cực, giảm thiểu các hành vi tiêu cực, nâng cao khả năng tập trung chú ý trước khi thực hiện chương trình giáo dục đặc biệt.
Phương pháp oxy cao áp (hyperbaric oxygen – HBO) do các nước phát triển như Mỹ, Anh, Brazil đang sử dụng biện pháp oxy cao áp để chữa bệnh tự kỷ cho trẻ em.
Phương pháp neurofeedback cho phép điều khiển có ý thức hoạt động của sóng điện não.
Các phương pháp tâm lý – giáo dục
Trị liệu phân tâm là phương pháp chủ yếu chơi và nói chuyện để giúp trẻ và gia đình giải tỏa những căng thẳng dồn nén trong quá khứ, hệ thống lại cấu trúc nhân cách của trẻ.
Âm ngữ trị liệu là một trong những phương pháp quan trọng để điều trị tự kỷ, giúp trẻ tự kỷ cải thiện giao tiếp và các vấn đề với xã hội.
Trò chơi đóng vai thể hiện mức độ cao trong phát triển nhận thức, nêu trẻ làm tốt phương pháp này thì có thể hòa nhập tốt với cộng đồng như trẻ bình thường.
Dinh dưỡng trong phòng ngừa và điều trị bệnh tự kỷ
Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ dinh dưỡng của người mẹ có liên quan đến nguy cơ mắc tự kỷ của thai nhi trong bụng.
Mẹ thiếu hụt dinh dưỡng như kẽm, đồng, sắt và vitamin B9 ở mẹ bầu khiến thai nhi có nguy cơ bị tự kỷ cao vì đây là những vi chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ.
Không ăn thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện, đường sẽ làm tăng nồng độ đường trong máu và dẫn đến chứng tăng động – hành vi hiếu động và phòng ngừa nguy cơ tăng đường huyết.
Tránh sử dụng thực phẩm chứa Gluten có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen và Casein trong sữa và các chế phẩm từ sữa dễ gây dị ứng cho trẻ tự kỷ.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và kẽm giúp điều trị các vấn đề tiêu hóa liên quan đến chứng tự kỷ. Thực phẩm giàu vitamin C có nhiều trong cam quýt, kiwi, dứa, nho, cà chua, đu đủ, bông cải xanh và kẽm trong loại đậu, chế phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc nguyên cám.
Bổ sung axit béo omega-3 và thực phẩm giàu lợi khuẩn probiotic như sữa chua, nấm sữa kefir, dưa chua sẽ làm giảm các vấn đề liên quan đến đường ruột như táo bón và IBS.
Phòng ngừa bệnh tự kỷ ở trẻ em và người lớn
Ngoài việc hiểu được nguyên nhân trẻ bị bệnh tự kỷ, Sulforaphane khuyên ba mẹ cần biết cách phòng ngừa tự kỷ ở trẻ ngay từ sớm.
Luôn đảm bảo thai sản an toàn cho người mẹ. Khám thai thường xuyên để nắm bắt tình hình sức khỏe cũng như phát hiện sớm những bệnh lý mẹ mắc phải và các tình trạng bất thường có thể gây tổn thương não của thai nhi.
Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến trẻ sơ sinh, ba mẹ cần dành nhiều thời gian chăm sóc, vui chơi với trẻ, thường xuyên giao tiếp, nói chuyện với con để con phát triển tốt nhất cả về thể chất và tâm lý.
Khám sức khỏe cho bé đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ, từ đó có thể đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời để ngăn chặn tiến triển của bệnh và giúp bé được phát triển bình thường như những đứa trẻ khác.
Ở người trưởng thành, không có cách nào để ngăn ngừa rối loạn phổ tự kỷ, nhưng có nhiều lựa chọn điều trị, chẩn đoán và can thiệp sớm bệnh là hữu ích nhất và có thể cải thiện hành vi kỹ năng và phát triển ngôn ngữ.
Tham khảo bài viết: Phương pháp chữa bệnh tự kỷ cho người lớn hiệu quả hiện nay