Bệnh gan nên ăn gì tốt để giúp giảm được những tổn thương nhất định ở gan, hạn chế tối đa các triệu chứng của bệnh cũng như các biến chứng nguy hiểm về sau như xơ gan, suy gan, thậm chí là ung thư gan.
Ở người bệnh gan, nghĩa là gan làm việc suy yếu đi nếu nạp quá nhiều thực phẩm không tốt sẽ khiến gan quá tải, vì vậy bệnh gan nên ăn gì tốt rất quan trọng, cùng theo dõi bài viết sau đây.
Chức năng của gan đối với cơ thể
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, tái tạo nhu mô bị mất nếu như khối lượng hao hụt dưới 25%. Gan có vai trò như “nhà máy lọc máu” chính trước khi thức ăn được chuyển hóa thành các dạng khác nhau trong cơ thể.
Khi gan tổn thương thì hầu hết các chức năng khác của cơ thể đều suy yếu, để lâu ngày không chữa trị sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm về sau.
Những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý về gan chủ yếu là:
– Do chế độ ăn uống không khoa học và không cần bằng dưỡng chất, ăn nhiều dầu mỡ, chất béo xấu, đồ ngọt, thiếu chất xơ, vitamin…
– Người có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thức khuya sẽ làm gan không thực hiện được chức năng thải độc, thường xuyên chịu áp lực công việc, làm việc quá sức, không rèn luyện thể chất.
– Người thường xuyên sử dụng chất kích thích khiến gan không đủ khả năng đào thải độc tố.
– Người lạm dụng thuốc kháng sinh dẫn đến tình trạng nóng gan, suy giảm chức năng gan kéo dài.
– Một số nguyên nhân tiêu biểu khác gây nóng gan: người làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều bức xạ, làm việc dưới thời tiết nóng bức…
Ở giai đoạn đầu của bệnh, thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống sẽ cải thiện được tình trạng bệnh đáng kể.
Dinh dưỡng cho người bệnh gan
Bệnh gan nên ăn hoa quả gì?
Quả nho
Nho có thành phần dinh dưỡng giàu resveratrol được chứng minh là có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ức chế quá trình xơ gan, tiêu diệt gốc tự do để bảo vệ các mô khỏe mạnh.
Resveratrol còn có công dụng chống viêm, giảm nguy cơ mắc ung thư gan cho người bị xơ gan lâu năm. Ngoài ra, hạt nho chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng tích cực trong việc cải thiện chức năng gan.
Quả thơm (hay còn gọi dứa)
Thơm chứa Bromelain là một loại enzyme có khả năng kháng viêm, tiêu sưng, giảm mỡ hiệu quả, cải thiện các vấn để hệ tiêu hóa như chướng bụng, không tiêu nên đặc biệt tốt cho những ai đang có vấn đề về gan.
Thơm còn chứa lượng lớn vitamin B, C, photpho, kali giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, thải độc tố ở gan, cải thiện hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn khi gan bị virus tấn công.
Lưu ý chỉ nên ăn tối đa 2 quả thơm/tuần, lựa quả chín, có thể dùng trực tiếp hoặc ép nước uống đều rất ngon miệng.
Quả táo và quả bơ
Táo chứa nguồn chất xơ hòa tan dồi dào có tác dụng trong việc thải độc, kích thích nhu động ruột, tăng cường khả năng tiêu hóa cũng như chuyển hóa chất dinh dưỡng.
1-2 quả táo mỗi ngày có tác dụng làm giảm gánh nặng cho gan giúp cơ thể đào thải kim loại nặng và ngăn ngừa tình trạng sỏi túi mật.
Trong bơ chứa vitamin B, C, E,glutathione tham gia vào quá trình xây dựng tế bào mới, ức chế virus, giảm viêm cho gan khi bị gốc tự do cùng các tác nhân có hại tấn công. Bơ còn cung cấp nhiều chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe tim mạch, kích thích tiêu hóa và nâng cao sức khỏe tổng thể cho người bệnh.
Quả chanh và quả bưởi
Chanh chứa lượng vitamin C và axit hữu cơ dồi dào chống oxy hóa, giảm viêm, ngăn chặn quá trình phá hủy tế bào gan.
1-2 ly nước chanh ấm mỗi ngày sẽ đào thải độc tố cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch, ngăn chặn sự tích tụ của mỡ trong gan, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
Giống như chanh, bưởi là loại quả mọng nước chứa nhiều vitamin C chất xơ, naringenin, naringin có tác dụng chống oxy hóa, thải độc và bảo vệ cho gan, ức chế quá trình xơ hóa của các tế bào.
Bệnh gan nên ăn rau gì?
Bệnh gan nên ăn gì tốt? Rau muống có tính mát vị ngọt giàu các chất dinh dưỡng như protein, carotene có công dụng thanh nhiệt, giải độc cho gan hiệu quả.
Củ cải đỏ vị ngọt, tính ôn, tinh dầu bay hơi và chứa nhiều vitamin A thô có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm tăng nồng độ Vitamin A cho những người mắc bệnh về gan, phòng ngừa ung thư một cách gián tiếp.
Củ dền cung cấp lượng chất chống oxy hóa và nitrat tương đối lớn tốt cho tim mà còn bảo vệ, tăng cường chức năng gan, giảm tổn thương oxy hóa, tăng lượng enzyme giải độc tự nhiên.
Bông cải xanh có các dưỡng chất làm tăng lượng glucosinolate trong cơ thể, loại enzyme này sẽ bổ sung cho các loại enzyme mà gan sản xuất ra có tác dụng thải độc ra khỏi cơ thể, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Trong bông cải xanh có hợp chất Sulforaphane – là một hợp chất thực vật tự nhiên giàu lưu huỳnh có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm từ đó giúp phòng chống ung thư, sức khỏe hệ tim mạch giảm nhẹ một số triệu chứng của các căn bệnh phổ biến hiện nay.
Một số nhóm chất bệnh gan nên bổ sung
Tăng cường bổ sung chất xơ có thể giúp kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu có lợi cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Chất xơ có nhiều trong trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, các loại đậu và quả hạch.
Vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa được tìm thấy trong trái cây và rau quả, đặc biệt là những loại hữu cơ có công dụng ngăn chặn tác động của quá trình oxy hóa lên tế bào, hạ triglyceride máu, cải thiện gan sản xuất glutathione, một chất quan trọng giúp gan giải độc cơ thể.
Vitamin và chất chống oxy có nhiều trong các loại rau xanh đậm như bông cải xanh, cải bắp, cải brussels, hay chuối, táo, cam, quýt, bưởi, mâm xôi, việt quất, quả óc chó, anh đào, dâu tây…
Cá có hàm lượng dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe nhưng lại không chứa nhiều chất béo có hại như mỡ động vật. Ngoài ra, cá chứa nhiều axit béo omega-3 có công dụng giảm mức chất béo trung tính trong máu.
Người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn các chất đạm từ trứng, sữa, thịt, cá, các loại đậu… đều là những protein giúp xây dựng cơ tốt cho sức khỏe.
Bệnh gan có nên ăn thịt gà? Những người đang mắc bệnh xơ gan cần tránh một số loại thực phẩm có khả năng làm bệnh nặng hơn, điển hình là thịt gà. Cùng với một số thực phẩm có chứa chất béo từ mỡ động vật như lợn, bò, vịt,… sẽ làm gia tăng gánh nặng cho gan.
Tổng kết bệnh gan nên ăn gì tốt?
Như vậy bệnh gan nên ăn gì tốt đã được Sulforaphane gợi ý một số thực phẩm cùng nhóm chất dinh dưỡng như trên. Hy vọng bạn sẽ bổ sung vào thực đơn hằng ngày của mình hiệu quả.
Tham khảo bài viết: Phương pháp trị bệnh gan tại nhà hiệu quả cho người bệnh