Bệnh tiểu đường không nên ăn rau gì và nên ăn rau gì, rau là chìa khóa của chế độ ăn kiêng cho những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2.
Thực tế không có thực phẩm phải loại bỏ hoàn toàn với người mắc tiểu đường. Chế độ ăn uống lành mạnh cho người mắc bệnh tiểu đường là kiểm soát về khẩu phần ăn. Hãy cùng tìm hiểu bệnh tiểu đường không nên ăn rau gì và loại rau nên ăn để cải thiện bệnh.
Tiểu đường nên ăn loại rau gì?
Các loại rau tốt nhất cho bệnh tiểu đường là loại có lượng đường trong thực phẩm thấp hay còn gọi là chỉ số đường huyết thực phẩm thấp (GI), giàu chất xơ và giàu nitrat giúp làm giảm huyết áp.
Người bệnh tiểu đường nên ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm kết hợp các loại rau nhất định ngăn ngừa sự tăng lên nhanh chóng các chỉ số đường huyết.
Xếp hạng GI là loại thực phẩm cho thấy cơ thể hấp thụ glucose từ thực phẩm đó nhanh như thế nào. Những người mắc bệnh tiểu đường nên ăn rau có chỉ số GI thấp để tránh tăng đột ngột lượng đường trong máu.
GI chỉ mang lại giá trị tương đối cho từng loại thực phẩm và không đề cập đến hàm lượng đường cụ thể. Các loại rau có GI thấp an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường: Bắp cải, măng tây, bông cải xanh, đậu xanh, rau diếp cá, cà tím, rau bina, rau cần tây…
Rau chứa hàm lượng nitrat tự nhiên
Lựa chọn rau có hàm lượng nitrat cao tự nhiên, thay vì các loại rau có nitrat mà các nhà sản xuất đã thêm vào trong quá trình chế biến giúp cải thiện sức khỏe về tim mạch một cách tổng thể.
Bệnh tiểu đường không nên uống gì? Các loại rau giàu nitrate bao gồm: củ cải đường và nước ép củ cải, rau diếp, rau cần tây, cây đại hoàng.
Rau chứa hàm lượng protein và chất xơ
Một số loại rau giàu protein tạo cảm giác no lâu, giảm sự thèm ăn nên bổ sung vào thực đơn của người bệnh tiểu đường, bao gồm: Rau bina, bắp cải brussel, măng tây, bông cải xanh…
Chất xơ nên đến từ các nguồn thực phẩm tự nhiên cần thiết trong chế độ ăn kiểm soát glucose. Chất xơ giúp giảm táo bón, giảm mức cholesterol cao trong máu và giúp kiểm soát cân nặng. Rau và trái cây có hàm lượng chất xơ cao bao gồm: cà rốt, củ cải, bắp cải, đậu hà lan, bơ, bông cải xanh.
Như vậy tiểu đường có ăn được rau cải không? Hoàn toàn được và còn rất tốt. Bông cải xanh là loại rau nãy giờ được nhắc đến ở cả ba nhóm chất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.
Bông cải xanh tăng khả năng kiểm soát đường huyết tốt hơn cho bệnh nhân tiểu đường. Cơ chế của các hợp chất vẫn chưa rõ ràng nhưng dường như có liên quan đến các chất chống oxy hóa có trong bông cải xanh.
Sử dụng bông cải xanh cải thiện tình trạng đề kháng insulin, nồng độ đường huyết và mức độ tổn thương tế bào tụy được cải thiện đáng kể. Nguồn chất xơ từ bông cải xanh cũng giúp làm giảm lượng đường trong máu và kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Bệnh tiểu đường không nên ăn rau gì?
Bệnh tiểu đường không nên ăn rau gì thì nên dựa vào lượng carbs và chỉ số GI và GL của thực phẩm. Nắm được quy tắc trên thì sẽ có một số loại rau củ người bệnh tiểu đường nên hạn chế chứ không phải kiêng ăn hoàn toàn.
Khoai tây
Khoai tây có hàm lượng tinh bột cao, có vị ngọt và béo. Với củ khoai tây nhỏ (nặng 170 gam) chứa khoảng 30 gam carbs, trong khi một củ khoai tây lớn (nặng 369 gam) chứa khoảng 65 gam carbs. Chỉ số GI ở mức trung bình đến cao 53 – 102 tùy thuộc vào loại khoai tây hay cách chế biến hoặc thời gian nấu khác nhau
Lượng tinh bột này có thể nhiều gấp đôi lượng tinh bột trong một bữa ăn khiến người bệnh tăng đường huyết, tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Người bệnh vẫn có thể ăn nếu áp dụng phương pháp sau:
Không chế biến trong thời gian dài để làm thay đổi cấu trúc của tinh bột khiến chúng bị hấp thụ vào máu nhanh hơn làm tăng đường huyết. Salad khoai tây tốt hơn một chút so với khoai tây chiên hoặc khoai tây nướng nóng.
Để nguyên vỏ khoai tây để có thêm chất xơ, vỏ khoai chứa nhiều hợp chất phenolic có đặc tính chống oxy hóa nên rất có lợi cho sức khỏe.
Ngô (bắp)
Một nửa chén ngô luộc hoặc nấu chín cung cấp 15g carbohydrate (tinh bột). Ngô có chỉ số đường huyết cao (GI = 69) nên dễ tăng đường huyết sau ăn và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Nhưng ngô vẫn mang lại lợi ích cho người bệnh tiểu đường nếu bổ sung hợp lý để tránh tăng đường huyết. Một số lợi ích của ngô như: cung cấp nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh vitamin A, B6, khoáng chất Kẽm, Magie, Photpho, Sắt. Ngô giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường về mắt, kiểm soát cân nặng
Nếu bạn đã ăn ngô trong ngày thì nên hạn chế các loại thực phẩm giàu carbs khác, tránh bổ sung quá nhiều carbs gây tăng đường huyết.
Quả bí ngô
Bí ngô được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết (GI) ở mức cao 75 và tải lượng đường huyết (GL) ở mức thấp ở 3. Vì vậy ăn một lượng lớn bí ngô có thể làm tăng đường huyết nên bạn cần kiểm soát khẩu phần ăn.
Nhưng ăn ngô đúng cách rất tốt cho người bệnh tiểu đường vì có nhiều chất dinh dưỡng có khả năng thúc đẩy sản sinh insulin tự nhiên. Trigonelline và Axit nicotinic trong bí ngô có tác dụng hạ đường huyết và phòng bệnh tiểu đường.
Cách ăn rau không tốt người bệnh tiểu đường cần hạn chế
Một số cách ăn rau không tốt cho người bệnh tiểu đường cụ thể như sau:
– Ăn cùng nước sốt nhiều calo, chứa nhiều tinh bột và đường.
– Ăn rau xào nấu nhiều với dầu thực vật, bơ đã được hydro hóa một phần, chứa lượng nhỏ chất béo chuyển hóa nên rất dễ gây viêm, tăng lipid máu, ảnh hưởng xấu đến bệnh tiểu đường.
– Rau củ quả đóng hộp có nhiều muối hoặc rau tươi chế biến.
Như vậy Sulforaphane đã cung cấp cho bạn đọc thông tin bệnh tiểu đường không nên ăn rau gì và một số loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên như đã nói không có loại thực phẩm nào người bệnh tiểu đường phải kiêng hoàn toàn, bệnh nhân cần lưu ý một số cách ăn rau không tốt để kiểm soát đường huyết tốt nhất cũng như tránh biến chứng bệnh tiểu đường.
Tham khảo bài viết: Chỉ số đường huyết bệnh tiểu đường mấy chấm là cao?