Biểu hiện bệnh tâm thần phân liệt có thể tóm tắt với những triệu chứng nổi bật như người bệnh dần dần tách khỏi cuộc sống bên ngoài, thu mình lại với cộng đồng.
Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và biểu hiện bệnh tâm thần phân liệt để hiểu hơn về bệnh cũng như có những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả cho bệnh nhân.
Tâm thần phân liệt là gì?
Tâm thần phân liệt là một bệnh rối loạn tâm thần nặng và phổ biến hiện nay chưa rõ nguyên nhân. Bệnh có tính chất tiến triển với những rối loạn đặc trưng về tư duy, tri giác, cảm xúc dẫn đến những rối loạn cơ bản về tâm lý và nhân cách theo kiểu phân liệt, khiến bệnh nhân mất dần tính hài hòa, thống nhất gây ra những chia cắt trong các mặt hoạt động tâm thần.
Tâm thần phân liệt xuất hiện ở mọi đối tượng, nhưng thường khởi phát ở người trẻ ở độ tuổi 18-28.
Theo thống kê ở nhiều quốc gia trên thế giới, tỷ lệ người bị tâm thần phân liệt chiếm khoảng 0,3 – 1,5% dân số. . Ở các nước đang phát triển. Ở các nước đang phát triển tỷ lệ mắc sẽ cao hơn ở những nước công nghiệp. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh là 0,47% (số liệu thống kê năm 2002).
Bệnh tâm thần phân liệt là một nhóm bệnh hay một nhóm tổng hợp các hội chứng bao gồm: tâm thần phân liệt chính thức, rối loạn loại phân liệt, rối loạn có họ hàng gần với tâm thần phân liệt như: rối loạn loạn thần cấp, rối loạn phân liệt cảm xúc.
Nguyên nhân tâm thần phân liệt: Yếu tố di truyền, yếu tố sinh hóa, yếu tố gia đình và yếu tố môi trường.
Triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh tâm thần phân liệt thường được chia thành 3 loại như sau:
Triệu chứng dương tính
– Người bệnh xuất hiện biểu hiện hoang tưởng, tin vào những điều không phù hợp với thực tế, bị người khác theo dõi hoặc bị điều khiển từ bên ngoài.
– Người bệnh bị ảo giác, nghe hoặc nhìn thấy những thứ không tồn tại, mặc dù ảo giác có thể ở bất kỳ loại giác quan nào. Ảo thanh là loại ảo giác thường gặp nhất trong tâm thần phân liệt.
– Người bệnh gặp chứng rối loạn tư duy, khó diễn đạt suy nghĩ, đang nói chủ đề này chuyển sang chủ đề khác mà không có sự liên kết logic.
– Người bệnh có hành vi vô tổ chức với nhiều mức độ khác nhau từ ngây ngô, dại dột đến kích động khó lường.
Triệu chứng âm tính
– Người bệnh không quan tâm đến những hoạt động hằng ngày, sự kiện xuất hiện xung quanh.
– Người bệnh mặc cảm với những người xung quanh, không còn hào hứng với những thú vui trước đây, xuất hiện cảm xúc trái ngược, thất thường, cảm xúc bất chợt vô cớ: khóc, cười, lo sợ, giận dữ…
– Người bệnh không thể tập trung vào công việc, hoạt động chậm chạp, hiệu quả công việc, học tập giảm sút.
– Người bệnh ngại giao tiếp với mọi người dẫn tới tình trạng mất đi khả năng giao tiếp xã hội, thu mình trước cộng đồng, có thể do hoang tưởng sợ có ai đó làm hại.
– Người bệnh không còn cảm thấy hứng thú, không còn động lực để làm việc, học tập hoặc không muốn tham gia vào bất cứ một hoạt động xã hội nào.
Triệu chứng nhận thức
Biểu hiện bệnh tâm thần phân liệt suy giảm nhận thức bao gồm: tiếp nhận thông tin kém, mất khả năng tập trung, tầm cảm. Một triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ dễ nhận thất là xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực.
Bệnh tâm thần có chữa được không?
Trước đây, tâm thần phân liệt được cho là một bệnh nội sinh do cơ thể tự sinh ra và không có nguyên nhân.
Nhưng hiện nay đã có nhiều nghiên cứu cho thấy các chất dẫn truyền thần kinh ở các khớp nối của tế bào thần kinh, biến đổi gen, yếu tố miễn dịch, nhiễm virus, yếu tố tôn giáo là nguyên nhân gây tâm thần phân liệt.
Các nghiên cứu đã mở ra cách nhìn nhận đúng và mở ra phương pháp điều trị tâm thần phân liệt mới, mang đến cơ hội cho bệnh nhân. Như vậy nếu phát hiện bệnh giai đoạn sớm và điều trị đúng cách người bệnh sẽ có nhiều cơ hội thuyên giảm bệnh và có thể khỏi hẳn.
Trong điều trị tâm thần phân liệt quan trọng nhất là sự kết hợp giữa trị liệu tâm lý, liệu pháp lao động, phục hồi chức năng và sử dụng thuốc.
Thuốc điều trị rối loạn thần kinh
Thuốc điều trị rối loạn thần kinh có vai trò quan trọng giúp làm dịu các trạng thái hưng phấn, kích động, loạn thần, hoang tưởng, ảo giác.
Các thuốc chống loạn thần cổ điển: aminazin, Haloperidol, Tisercin,…
Các thuốc an thần thế hệ mới: Risperidone, Olanzapine, Clozapine,…
Thuốc chống loạn thần tác dụng kéo dài dùng cho các bệnh nhân không chịu uống thuốc hàng ngày: Haldol decanoate, Fluphenazine decanoate,…
Sự phối hợp điều trị của người thân
Bệnh tâm thần sống được bao lâu, chữa khỏi không, không chỉ dựa vào người thầy thuốc mà phụ thuộc rất lớn vào người thân trong gia đình và cộng đồng xung quanh người bệnh.
Người thân trong gia đình phải giám sát bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, đủ liều lượng, uống thuốc đều đặn, tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc hoặc nghĩ uống thuốc nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà tự ý điều chỉnh đơn thuốc của bác sĩ.
Người thân phải theo dõi tình trạng bệnh cũng như hiệu quả của thuốc đối với các biểu hiện bệnh tâm thần phân liệt, thông báo với bác sĩ khi tái khám để được điều chỉnh liều lượng cho phù hợp, hoặc có biện pháp khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường khi dùng thuốc hoặc dấu hiệu tái phát.
Người thân có thể hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh cá nhân và làm một số công việc đơn giản trong nhà, tạo điều kiện cho người bệnh tham gia vào những cuộc nói chuyện, các hoạt động của gia đình, hoạt động xã hội.
Tổng kết
Dinh dưỡng dành cho người mắc tâm thần phân liệt:
- Bổ sung rau củ quả vào chế độ ăn: Chất xơ giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe thường liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt như bệnh tim, tiểu đường và béo phì.
- Cá hồi và các loại cá béo, dầu gan cá tuyết
- Hàu, cua và ngao
- Bổ sung sữa chua lợi khuẩn
Với tất cả những thông tin mà Sulforaphane cung cấp, người bệnh nên đến những bệnh viên tâm thần uy tín, có đầy đủ máy móc kỹ thuật hiện đại, có bác sĩ giỏi để hỗ trợ quá trình chẩn đoán chính xác và điều trị đạt kết quả cao nhất.
Tham khảo bài viết: Triệu chứng và nguyên nhân suy giảm trí nhớ tuổi 30