- Các giai đoạn của bệnh tâm thần phân liệt
- Giai đoạn báo trước
- Giai đoạn toàn phát
- F20.0 – Tâm thần phân liệt thể paranoid
- F20.1 – Tâm thần phân liệt thể thanh xuân
- F20.2 – Tâm thần phân liệt thể căng trương lực
- F20.3 – Tâm thần phân liệt thể không biệt định
- F20.4 – Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt
- F20.5 – Tâm thần phân liệt thể di chứng
- F20.6 – Tâm thần phân liệt thể đơn thuần
- Dấu hiệu nhận biết người tâm thần
- Tổng kết
Các giai đoạn của bệnh tâm thần phân liệt thường trải qua ba giai đoạn: báo trước, toàn phát và di chứng. Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nội sinh chưa rõ nguyên nhân nên nên chưa có xét nghiệm cận lâm sàng nào giúp chẩn đoán chính xác bệnh.
Hiện nay các trắc nghiệm tâm lý cũng chỉ hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh cùng với các giai đoạn của bệnh tâm thần phân liệt với các triệu chứng và hội chứng lâm sàng để hiểu rõ hơn về tâm thần phân liệt.
Các giai đoạn của bệnh tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt tiếng anh gọi là Schizophrenia – bệnh tâm thần nặng chưa rõ nguyên nhân, gặp phổ biến ở người trẻ và kéo dài suốt đời.
Tâm thần phân liệt là một đơn vị bệnh lý độc lập, bệnh có tính chất tiến triển bao gồm những triệu chứng dương tính và âm tính với những rối loạn đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc dẫn đến rối loạn tâm lý, nhân cách từ đó mất dần tính hài hòa và thống nhất trong các mặt hoạt động tâm thần.
Các giai đoạn tiến triển của bệnh tâm thần phân liệt thường trải qua ba giai đoạn: báo trước, toàn phát và di chứng.
Giai đoạn báo trước
Dấu hiệu của bệnh tâm lý giai đoạn đầu là các triệu chứng suy nhược như: chóng mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, mất ngủ, kém tập trung trong học tập và công việc, cảm xúc lạnh nhạt, khó thích ứng với ngoại cảnh, giảm dần các sở thích trước kia, dễ nổi cáu.
Ở nhiều bệnh nhân còn thay đổi nét mặt, màu da, thích đọc sách triết lý viển vông không phù hợp với thực tế.
Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn này các triệu chứng tăng dần, người bệnh xuất hiện biểu hiện loạn thần ngày càng đa dạng như: ảo giác, hoang tưởng, thiếu hòa hợp. Tùy vào triệu chứng và hội chứng chiếm ưu thế mà người ta chia ra từng thể lâm sàng khác nhau theo ICD-10:
F20.0 – Tâm thần phân liệt thể paranoid
Đây là thể bệnh phổ biến thường gặp nhất, nổi bật là triệu chứng hoang tưởng và ảo giác. Các hoang tưởng đặc trưng là hoang tưởng bị chi phối, bị kiểm tra và hoang tưởng bị truy hại. Các ảo giác thường gặp là ảo thanh hoặc đe dọa ra lệnh cho bệnh nhân.
Ở thể tâm thần phân liệt này các triệu chứng âm tính thường xuất hiện muộn và không sâu sắc.
F20.1 – Tâm thần phân liệt thể thanh xuân
Thể bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi 15-25 với hội chứng kích động thanh xuân biểu hiện chủ yếu là rối loạn hành vi như: lố lăng, si dại, lúc khóc lúc cười, hay trêu chọc người xung quanh.
Người bệnh có tư duy không logic, thích giả giọng địa phương, hành vi tác phong điệu bộ, có thể có các hoang tưởng, ảo giác thoáng qua và rời rạc, cũng có thể có hội chứng căng trương lực kích động hoặc bất động lẻ tẻ.
Người bệnh có khuynh hướng sống cô độc, các triệu chứng âm tính xuất hiện sớm, tiến triển nhanh, đặc biệt là ý chí giảm sút và tiên lượng xấu.
F20.2 – Tâm thần phân liệt thể căng trương lực
Thể bệnh này xuất hiện đột ngột và cấp tính, giai đoạn đầu thay đổi tính tình, người bệnh ít nói, ít hoạt động và đột ngột xuất hiện kích động dữ dội, không chịu ảnh hưởng kích thích bên ngoài.
Người bệnh có dáng điệu và tư thế không tự nhiên có thể duy trì trong một thời gian dài. Hội chứng căng trương lực cũng có thể xuất hiện với trạng thái ý thức mê muội kèm theo ảo giác sinh động, các triệu chứng âm tính xuất hiện muộn hơn.
F20.3 – Tâm thần phân liệt thể không biệt định
Thể này gồm các trạng thái đáp ứng các tiêu chuẩn chung của bệnh tâm thần phân liệt, nhưng không tương ứng với bất cứ thể nào đã mô tả ở trên, biểu hiện lâm sàng không đặc trưng.
F20.4 – Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt
Trạng thái trầm cảm kéo dài xuất hiện sau phân liệt với một số triệu chứng bệnh vẫn tồn tại, triệu chứng dương tính mờ nhạt, nhiều trường hợp khó xác định trạng thái trầm cảm do thuốc an thần và triệu chứng âm tính vẫn còn tồn tại.
F20.5 – Tâm thần phân liệt thể di chứng
Các giai đoạn của bệnh tâm thần phân liệt với thể di chứng là một giai đoạn tiến triển mạn tính, các triệu chứng giai đoạn toàn phát mờ nhạt không ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi. Những triệu chứng âm tính nổi bật như ngôn ngữ nghèo nàn, thiếu sáng kiến, bị động trong cuộc sống, không quan tâm chăm sóc bản thân và hoạt động xã hội.
F20.6 – Tâm thần phân liệt thể đơn thuần
Bệnh bắt đầu bằng các triệu chứng âm tính như giảm sút khả năng học tập và công việc, ý chí suy giảm dần; các triệu chứng dương tính như: hoang tưởng, ảo giác không rõ ràng và lẻ tẻ; triệu chứng âm tính ngày càng sâu sắc như giao tiếp xã hội nghèo nàn, sống lang thang, thu mình và sống không có mục đích.
Dấu hiệu nhận biết người tâm thần
Dấu hiệu sớm của người mắc bệnh tâm thần là cơ thể suy nhược như rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon, cách ly với xã hội và bạn bè, thích ở một mình hơn.
Người bệnh có lời nói khác lạ, đang nói tự nhiên ngắt quãng hay lời nói trở nên bí hiểm; có những thay đổi về hành vi như suốt ngày nằm trên giường, hay đi lang thang, cảm xúc thờ ơ, cho rằng mình ở thế giới khác, có ai đó muốn hại mình hoặc tăng động quá mức…
Bệnh tâm thần có chữa được không? Trước kia người bị bệnh tâm thần phân liệt không được xem như người bệnh mà bị hắt hủi, không được quan tâm chữa trị chăm sóc khiến người bệnh càng trở nên sa sút, lâu dần không thể chữa khỏi.
Hiện nay với với tiến bộ của khoa học, bệnh tâm thần hoàn toàn có thể chữa trị khỏi hoặc thuyên giảm nhiều triệu chứng, người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường trong gia đình và xã hội.
Tổng kết
Sulforaphane đã cung cấp các giai đoạn của bệnh tâm thần phân liệt cũng như biểu hiện ban đầu người bệnh để gia đình và người thân có thể phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời theo đúng phương pháp khoa học tại các cơ sở y tế và bệnh viện.
Khuyến cáo mọi người tuyệt đối không cũng bái, giấu bệnh, tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ quản lý và cho người bệnh uống thuốc đúng liều lượng và thời gian.
Tâm thần phân liệt thường phải điều trị kéo dài lâu năm thì người bệnh mới không tái phát, có thể khỏi hoặc ổn định và sống hòa nhập trong cộng đồng.
Tham khảo bài viết: Những điều cần biết: Nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt