Bệnh tâm thần phân liệt đa nhân cách rối loạn thực chất là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau nhưng lại rất dễ bị nhầm lẫn, nhìn chung họ đều dễ bị xã hội xa lánh, kỳ thị.
Bản chất các triệu chứng của hai bệnh là khác nhau nhưng lại được thể hiện khá giống nhau, hôm nay hãy cùng phân biệt bệnh tâm thần phân liệt, đa nhân cách rối loạn qua bài viết dưới đây.
Phân biệt tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách
Rối loạn đa nhân cách (DID) là dạng rối loạn nhân dạng phân ly thuộc rối loạn tâm thần được đặc trưng bằng việc người bệnh có ít nhất hai nhân cách tách rời hoàn toàn.
Các nhân cách này cùng sống trong một cơ thể và có xu hướng tính cách khác nhau, xuất hiện trong thời điểm khác nhau và không có ký ức về nhau.
Rối loạn đa nhân cách thường là hệ quả của chấn thương tâm lý, mỗi nhân cách xuất hiện dựa trên từng hoàn cảnh để đối phó với tình huống đó. Sau khi nhân cách này biến mất, nhân cách chủ thể thường không có ký ức và cảm thấy như đầu óc trống rỗng.
Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nặng thuộc nhóm loạn thần, có thể tiến triển thành mãn tính và từ từ.
Ở người tâm thần phân liệt thường nghe thấy những ảo giác, ảo thanh, ảo thị và cảm thấy như nghe thấy tiếng nói bên trong đầu nhưng đây không phải một nhân cách khác như rối loạn đa nhân cách mà chỉ là sự gián đoạn trong suy nghĩ và cảm xúc ở bệnh nhân.
Rối loạn đa nhân cách được coi là rối loạn phát triển trong khi tâm thần phân liệt được coi là rối loạn tâm thần nên bản chất của cả hai hoàn toàn khác nhau.
Triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách
Bệnh tâm thần phân liệt đa nhân cách rối loạn rất dễ nhầm lẫn nên cần hiểu rõ bản chất cũng như triệu chứng bệnh.
Triệu chứng của bệnh rối loạn tâm thần
Người bệnh rối loạn tâm thần thường có những suy nghĩ xa rời với thực tế hay còn được biết đến là tâm thần phân liệt hoang tưởng, người bệnh luôn tưởng tượng có người đang chi phối hay muốn làm hại bản thân họ.
Người mắc chứng này thường xuất hiện ảo thanh, nghe thấy tiếng nói xúi giục mình làm ra những hành vi xấu ở trong đầu. Người bị chứng phân liệt có suy nghĩ rời rạc, không liên kết được với nhau, ngôn ngữ có vấn đề, nói năng lộn xộn, khó hiểu, thiếu tính logic.
Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt bình thường, có xu hướng tách khỏi xã hội.
Triệu chứng của bệnh rối loạn đa nhân cách
Chứng đa nhân cách hình thành nên những nhân các đối lập hoàn toàn với nhân cách của chủ thể. Có những nhân cách sợ hãi biểu hiện rối loạn khó khăn trong ngôn ngữ, thích lẩn tránh nhưng cũng có những nhân cách cá tính, chống đối lại với những người xung quanh.
Các nhân cách mới chi phối hoàn toàn hành động, cảm xúc của người bệnh. Các nhân cách xuất hiện tùy thuộc vào thời điểm, tình huống nên khó có thể xác định.
Nhân cách chủ thể ban đầu có thể không nhận thức được, nhưng một khi đã phát hiện họ sẽ có mong muốn được chữa trị khỏi. Người đa nhân cách có thể mất ngủ hoặc không, dễ rơi vào trạng thái trầm cảm hay các vấn đề tâm lý khác.
Về lý thuyết, nếu các nhân cách chung sống hòa bình thì người bệnh sẽ không gặp quá nhiều khó khăn trong đời sống, nhưng điều này thường khó xảy ra.
Dấu hiệu nhận biết người tâm thần
Dấu hiệu sớm của người mắc bệnh tâm thần phân liệt là cơ thể suy nhược như rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon, cách ly với xã hội và bạn bè, thích ở một mình hơn.
Người bệnh có lời nói khác lạ, đang nói tự nhiên ngắt quãng hay lời nói trở nên bí hiểm; có những thay đổi về hành vi như suốt ngày nằm trên giường, hay đi lang thang, cảm xúc thờ ơ, cho rằng mình ở thế giới khác, có ai đó muốn hại mình hoặc tăng động quá mức…
Bệnh tâm thần có chữa được không? Trước kia người bị bệnh tâm thần phân liệt không được xem như người bệnh mà bị hắt hủi, không được quan tâm chữa trị chăm sóc khiến người bệnh càng trở nên sa sút, lâu dần không thể chữa khỏi.
Hiện nay với với tiến bộ của khoa học, bệnh tâm thần hoàn toàn có thể chữa trị khỏi hoặc thuyên giảm nhiều triệu chứng, người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường trong gia đình và xã hội.
Bệnh tâm thần có chữa được không?
Hiện nay, bệnh tâm thần phân liệt có thể chữa khỏi hoặc ổn định lâu dài, bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống đời thường: lao động, học tập, sinh hoạt như những người bình thường khác.
Chấn thương tâm lý không phải là nguyên nhân gây bệnh, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tâm thần phân liệt là do rối loạn về gen di truyền, xét về bản chất, bệnh tâm thần cũng giống với bệnh nội tiết như đái tháo đường là do thiếu hormon hạ đường huyết insulin, trầm cảm thiếu serotonin, bệnh basedow thừa T3, T4 giống bệnh tâm thần phân liệt thừa dopamin.
Các loại thuốc chống loạn thần cũ: thuốc an thần (aminazin), thuốc chống trầm cảm (amitriptyline) và các thuốc chống động kinh (gardenal) chỉ nên dùng trong một số trường hợp có chỉ định chặt chẽ do hiệu quả điều trị thấp, tác dụng phụ nhiều.
Hiện nay đó có nhiều loại thuốc thế hệ mới như thuốc an thần (risperidone, olanzapine), chống trầm cảm (fluoxetine, sertraline), chống động kinh (valproat natri, oxcarbazepine) do Việt Nam hoặc Ấn Độ sản xuất có hiệu quả điều trị rất tốt, chi phí điều trị bệnh tâm thần với chúng thấp chỉ từ 100.000đ-300.000đ/tháng nhưng hiệu quả không kém các loại thuốc nhập khẩu từ Âu Mỹ.
Các loại thuốc Sulforaphane thông tin ít tác dụng phụ, bệnh nhân có thể nhanh chóng dung nạp thuốc và tự giác uống thuốc lâu dài.
Tổng kết
Như vậy chúng tôi đã thông tin bệnh tâm thần phân liệt đa nhân cách rối loạn khác nhau như thế nào cũng như các phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt mang lại hiệu quả cao hiện nay.
Tâm thần phân liệt thường phải điều trị kéo dài lâu năm thì người bệnh mới không tái phát, có thể khỏi hoặc ổn định và sống hòa nhập trong cộng đồng nên người thân và gia đình cần phải thật sự kiên nhẫn.
Tham khảo: Dấu hiệu cảnh báo tâm thần phân liệt nhẹ