Bệnh ung thư vòm họng là gì? Có những nguyên nhân nào dẫn tới căn bệnh ung thư vòm họng? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu với với bài viết sau đây. Tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng ở Việt Nam so với các loại ung thư khác là khá cao, lên tới 12%. Nguy hiểm hơn, 70% số bệnh nhân chỉ phát hiện ra bệnh khi bệnh đã đến giai đoạn cuối – khi đã trở nặng.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới bệnh ung thư vòm họng như chế độ ăn uống, môi trường bên ngoài,….Cũng giống như các loại ung thư khác, nếu bạn nhận biết được những dấu hiệu bệnh giai đoạn đầu, khả năng điều trị và kéo dài thời gian sống là rất cao. Ngoài ra, hiện cũng có khá nhiều phương pháp điều trị ung thư vòm họng khả quan cho bệnh nhân.
Tác nhân gây ung thư vòm họng
Cho tới nay, vẫn chưa có một nguyên do nhất định nào được chứng minh là có liên quan tới ung thư vòm họng. Tuy nhiên, đã có một vài nghiên cứu chỉ ra rằng virus Epstein-Barr (EBV) có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến loại ung thư này.
Thực tế, Epstein-Barr (EBV) là một loại virus khá phổ biến vì chúng lây qua đường nước bọt. Mối liên hệ giữa EBV và ung thư vòm họng có thể là do vật chất di truyền (DNA) từ virus ảnh hưởng đến DNA trong các tế bào của vòm họng. Từ đó dẫn đến tình trạng phát triển và phân chia khác thường của các tế bào gây ung thư.
Ngoài ra, một số nguyên nhân gián tiếp gây nên ung thư vòm họng có thể kể tới
- Virus HPV: 1 loại virus lây qua đường tình dục
- Tiêu thụ nhiều thực phẩm như trứng muối, cà muối, dưa muối
- Nghiện bia, rượu hoặc thuốc lá
- Sống trong môi trường ô nhiễm
Dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc ung thư vòm họng
Các triệu chứng của căn bệnh này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và khó nắm bắt, bao gồm:
- Khối u ở cổ: đây là dấu hiệu phổ biến nhất.
- Nhìn mờ hoặc nhìn đôi
- Nhiễm trùng tai tái phát
- Đau hoặc tê mặt
- Đau đầu
- Tai bị ù hoặc nghe không rõ
- Khó mở miệng
- Chảy máu cam
- Nghẹt mũi
- Viêm họng
Lưu ý rằng những biểu hiện này cũng có thể xảy ra ở nhiều loại bệnh khác ít nghiêm trọng hơn. Nếu bạn có nhận thấy mình có những triệu chứng này, đừng vội hoảng loạn mà hãy dành thời gian đi khám với bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.
Phương pháp điều trị nào dành cho bệnh nhân ung thư vòm họng
Với sự phát triển của y học ngày nay, có khá nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh ung thư vòm họng. Tuy nhiên, phác đồ điều trị của mỗi người có thể sẽ khác nhau vì dựa trên nhiều yếu tố khác để đánh giá mức độ nguy hiểm như:
- Vị trí của khối u
- Giai đoạn của khối u
- Sức khỏe tổng thể của bạn
Với sự tư vấn của các bác sĩ, bạn có thể nhận được các phương pháp điều trị khác nhau như xạ trị, hóa trị hay phẫu thuật.
Xạ trị
Xạ trị là việc sử dụng tia X để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Phương pháp này thường sẽ được sử dụng cho các bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn đầu. Sẽ có nhiều trường hợp khác với tình trạng nặng hơn, bệnh nhân sẽ phải kết hợp điều trị giữa xạ trị và hóa trị.
Hóa trị
Đây cũng là một trong những phương pháp quen thuộc đối với bệnh nhân ung thư. Đây là việc sử dụng hóa chất để giết chết các bào ung thư. Bản thân nó thường không hữu ích cho việc điều trị ung thư vòm họng. Nhưng nó có thể giúp bạn kéo dài thời gian sống nếu kết hợp với phương pháp xạ trị hoặc thuốc sinh học.
Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ khối u thường không được thực hiện vì khá nguy hiểm. Vị trí của khối u sẽ thường ở gần dây thần kinh và mạch máu. Chính vì thế, nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt và các cơ quan lân cận khác.
Ngoài ra, không phải tất cả những người bị ung thư vòm họng đều có thể tiếp nhận phẫu thuật. Bác sĩ sẽ xem xét vị trí và giai đoạn của khối u khi thảo luận về các lựa chọn điều trị của bạn.
Thuốc sinh học
Thuốc sinh học ảnh hưởng đến cách hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn chống lại bệnh tật. Chúng bao gồm các kháng thể đơn dòng như pembrolizumab (Keytruda), cetuximab (Erbitux) và nivolumab (Opdivo). Thuốc sinh học hoạt động khác với thuốc hóa trị và có thể được sử dụng thường xuyên hơn trong các trường hợp ung thư giai đoạn muộn hoặc tái phát.
Các phương pháp cải thiện sức khỏe khác cho bệnh nhân ung thư vòm họng
Khi đã mắc ung thư vòm họng, bạn cũng nên rèn luyện sức khỏe của mình bằng cách tập luyện thể dục và bỏ thuốc lá, rượu bia. Ngoài ra, bạn cũng cần phải cải thiện chất lượng những bữa ăn hàng ngày của mình:
- Bạn nên hạn chế tiếp nhận thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh
- Nên tránh tuyệt đối các thức ăn mặn hay đồ muối như cá muối, dưa muối
Đặc biệt, sức khỏe tinh thần luôn là chìa khóa hàng đầu trong quá trình chống lại căn bệnh ung thư. Hãy luôn lạc quan, giữ một tinh thần sảng khoái nhất có thể. Cùng với đó, hãy tiếp nhận điều trị theo chỉ dẫn của các bác sĩ một cách thường xuyên để có thể theo dõi sát sao tiến triển của bệnh.
Tổng kết
Bệnh ung thư vòm họng là một căn bệnh thực sự nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn có thể điều trị được với các biện pháp như xạ trị, hóa trị, phẫu thuật. Sulforaphane khuyên bạn hãy rèn luyện tăng cường sức khỏe của bạn và hạn chế ăn những thực phẩm muối để tránh xa ung thư vòm họng nhé.