Điều trị ung thư cổ tử cung có phổ biến không? Có những phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung nào hiện nay? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Ung thư cổ tử cung có lẽ luôn là một mối quan tâm lớn đối với chị em phụ nữ bởi mức độ phổ biến và nguy hiểm của nó.
Một trong những câu hỏi lớn thường được đặt ra là ung thư cổ tử cung được chữa trị như thế nào? Vậy thì bài viết này sẽ đưa ra 6 phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung phổ biến hiện đang được thực hiện đối với các bệnh nhân.
Độ phổ biến của ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư có thể được phòng ngừa và điều trị. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra rằng 99% các ca ung thư cổ tử cung là do một số loại virus u nhú ở người (HPV). Và chúng hoàn toàn có thể được phòng ngừa bằng vắc xin. Và các phương pháp phát hiện sớm có hiệu quả cao trong việc phát hiện những thay đổi tiền ung thư ở cổ tử cung trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với nguy cơ bị mắc ung thư cổ tử cung đã biến mất. Nội trong năm 2018, Việt Nam đã ghi nhận khoảng 4.200 ca mắc mới và 2.400 ca tử vong vì căn bệnh này. Chính vì thế, chúng ta không nên chủ quan trước ung thư cổ tử cung.
Phương pháp điều trị bệnh ung thư cổ tử cung
Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung bạn nhận được sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm giai đoạn và mức độ ung thư của bạn. Hiện nay đang có khoảng 6 phương pháp điều trị chính dưới đây:
Phẫu thuật
Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật cắt bỏ tử cung sẽ là biện pháp điều trị đầu tiên đối với ung thư cổ tử cung. Đầu tiên, các bác sĩ sẽ có thể thực hiện cắt bỏ phần tử cung cũng như buồng trứng. Sau đó họ sẽ tiến hành sinh thiết để lấy mẫu mô từ các hạch bạch huyết hoặc loại bỏ hoàn toàn một số hạch bạch huyết.
Phương pháp phẫu thuật sẽ phục vụ hai mục đích. Một là để loại bỏ tế bào ung thư về mặt vật lý. Hai là để xác định giai đoạn của bệnh nhân, hiểu chính xác căn bệnh đang gặp hoặc xem nó đã di căn bao xa trong cơ thể. Việc xác định được giai đoạn sẽ rất có ích trong việc quyết định có nên điều trị bổ sung sau phẫu thuật hay không.
Trong một số ít trường hợp, phẫu thuật cũng sẽ là biện pháp được thực hiện khi ung thư quay trở lại ở một vị trí cụ thể. Trong trường hợp này, mục tiêu hàng đầu không phải là chữa khỏi bệnh ung thư, mà thay vào đó là làm giảm bớt các triệu chứng.
Liệu pháp hormone
Phẫu thuật có thể sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn đối với một số bệnh nhân. Các bệnh nhân này thường là nững người trẻ tuổi, họ vẫn muốn có con nên không muốn cắt bỏ tử cung; hoặc những người có nguy cơ cao sẽ gặp biến chứng khi phẫu thuật.
Trong những trường hợp như vậy, liệu pháp hormone (liệu pháp nội tiết tố) thường sẽ được cân nhắc để thay thế. Ngoài ra, liệu pháp hormone cũng được coi là một lựa chọn điều trị ở những bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung tái phát.
Hóa trị liệu
Hóa trị là một loại thuốc giúp đánh bại và tiêu diệt các tế bào ung thư. Nó thường được sử dụng dưới dạng kết hợp của hai hoặc nhiều loại thuốc. Thông thường, hóa trị được đưa ra như một liệu pháp bổ sung sau phẫu thuật nếu những phát hiện từ phẫu thuật cho thấy bệnh nhân có nguy cơ tái phát ung thư cao.
Trong một số ít trường hợp, bác sĩ sẽ hóa trị trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối ung thư và giúp loại bỏ dễ dàng hơn. Hoặc nếu khối u của bệnh nhân đã di căn xa đến mức phẫu thuật không còn là phương án khả thi để loại bỏ tất cả, lúc này, các bác sĩ sẽ dùng đến hóa chất để trị liệu.
Xạ trị
Xạ trị là một loại điều trị sử dụng chùm năng lượng để tiêu diệt tế bào ung thư. Có hai loại liệu pháp chính để chữa trị ung thư cổ tử cung.
- Xạ trị trong âm đạo cung cấp bức xạ đến khu vực vòng bít âm đạo (trên cùng của âm đạo). Hình thức bức xạ này được sử dụng khi các bác sĩ tin rằng có nhiều khả năng ung thư có thể quay trở lại, đặc biệt là ở khu vực vòng bít âm đạo.
- Xạ trị chùm tia bên ngoài (EBRT), còn được gọi là bức xạ vùng chậu, truyền bức xạ đến một khu vực rộng hơn và được sử dụng khi các bác sĩ tin rằng có nhiều khả năng ung thư có thể quay trở lại các khu vực bên ngoài vòng bít âm đạo.
Thông thường, xạ trị được thực hiện sau phẫu thuật như một hình thức điều trị cho cả ung thư tử cổ cung giai đoạn 1 (khi ung thư chỉ còn ở tử cung) và ung thư giai đoạn 2 (khi ung thư đã di căn đến khu vực cổ tử cung).
Trong một số trường hợp, bức xạ cũng được thực hiện nếu ung thư quay trở lại một vị trí cụ thể. Và mục tiêu lúc này cũng là giảm bớt các triệu chứng chứ không phải chữa khỏi bệnh ung thư.
Liệu pháp miễn dịch và nhắm mục tiêu
Liệu pháp miễn dịch là một loại điều trị ung thư giúp hệ thống miễn dịch của bạn chống lại bệnh ung thư. Còn liệu pháp nhắm mục tiêu là một loại điều trị ung thư nhằm vào các protein kiểm soát cách tế bào ung thư phát triển, phân chia và lây lan.
Vào tháng 7 năm 2021, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt sự kết hợp giữa Keytruda (Pembrolizumab), là một liệu pháp miễn dịch và Lenvima (Lenvatinib), một liệu pháp nhắm mục tiêu, để điều trị cho những bệnh nhân mắc một số loại ung thư nội mạc tử cung tiến triển.
Cả Pembrolizumab và Lenvatinib đều hoạt động độc lập ở một tỷ lệ nhỏ đối với bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung, nhưng khi dùng cùng nhau, chúng sẽ tạo ra tác dụng nhân đôi. Đối với những bệnh nhân bị ung thư đã di căn (di căn từ tử cung đến các bộ phận xa của cơ thể) hoặc ung thư tái phát, sự kết hợp của hai liệu pháp này cùng với hóa trị thường được coi là phương pháp điều trị đầu tiên.
Tham gia thử nghiệm lâm sàng
Các thử nghiệm lâm sàng là tiền đề để các bác sĩ nghiên cứu ra những phương pháp mới trong chữa trị ung thư cổ tử cung và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Chính vì thế, những bệnh nhân ung thư cũng thường được khuyến khích đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng.
Tổng kết
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm có thể tước đi mạng sống của rất nhiều người. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh nhân đã có thể tiếp nhận điều trị ung thư cổ tử cung với nhiều phương pháp khác nhau dựa trên từng giai đoạn của bệnh. Để cập nhật thêm nhiều tin tức về căn bệnh này cũng như các loại ung thư khác, bạn hãy theo dõi mục sự kiên – tin tức của Sulforaphane LAB nhé!