Bệnh gan là gì, nó có nguy hiểm không, có bao nhiêu loại bệnh lý về gan? Để trả lời chính xác cho những câu hỏi trên, chúng ta cần phải phân biệt được về những bệnh lý liên quan đến gan khác nhau.
Từ đó, mới hiểu được bệnh gan là gì và nó có thật sự nguy hiểm hay không.
Bệnh gan là gì, nó có nguy hiểm không?
Với tình hình ô nhiễm môi trường sống và thực phẩm bẩn ngày càng nghiêm trọng như hiện nay, hàng ngày chúng ta đang phải nạp vào cơ thể rất nhiều loại độc tố khác nhau. Độc tố không được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ trong cơ thể dần gây nên nhiều loại bệnh lý về gan.
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể sau da, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Khi gan bị tổn thương, hầu hết các chức năng khác của cơ thể sẽ đều bị suy giảm, lâu ngày dẫn đến các bệnh gan nguy hiểm đến tính mạng như xơ gan, suy gan, thậm chí là ung thư gan.
Cùng tìm hiểu bệnh gan mãn tính là gì?
Bệnh gan mãn tính hay còn gọi là viêm gan virus (viêm gan siêu vi) là tình trạng nhiễm trùng, gây viêm và tổn thương các mô gan. Có 5 loại viêm gan mãn tính chính là: A, D, E, B và C. Trong đó, virus viêm gan B và C nguy hiểm nhất, một trong những nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan hàng đầu hiện nay.
Bệnh viêm gan B là gì?
Hiện nay bệnh lý viêm gan siêu vi B là bệnh lý về gan thường thấy và có khả năng lây truyền cao. Bệnh gan là gì? Viêm gan B được phân thành hai loại là viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính.
Viêm gan B cấp tính
Viêm gan B cấp tính là tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn, kéo dài trong vòng 6 tháng kể từ khi người bệnh tiếp xúc với HBV. Đa phần người bị viêm gan B cấp tính không có triệu chứng hoặc chỉ bị nhẹ và không dễ để phát hiện ra.
Nhiều người mắc viêm gan B cấp tính bị nhiễm bệnh ở độ tuổi trưởng thành, có thể cải thiện gan nhờ cơ chế tự đào thải virus ra khỏi cơ thể nhờ hoạt động của hệ miễn dịch. Trên thực tế, có đến 90% người trưởng thành bị nhiễm HBV tự khỏi bệnh.
Viêm gan B mãn tính
Bệnh gan mãn tính là tình trạng nhiễm trùng gan kéo dài từ 6 tháng trở lên. Virus HBV gây ra tình trạng này không tồn tại một cách âm thầm trong máu và gan của người bệnh. Bệnh gan mãn tính có thể gây viêm gan, suy gan, xơ gan và thậm chí là ung thư gan.
Viêm gan B lây truyền qua 3 con đường:
- Qua máu và các chế phẩm từ máu: Dùng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc dụng cụ pha chế thuốc; tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc vết thương hở của người bị bệnh; tiếp xúc với máu của người bệnh qua kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn khác.
- Đường tình dục: Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh, quan hệ tình dục đồng giới hoặc tiếp xúc với gái mại dâm không dùng biện pháp an toàn.
- Từ mẹ truyền cho con trong quá trình sinh nở.
Vậy kết luận viêm gan B là gì? Viêm gan B được xếp vào loại bệnh lý về gan rất nguy hiểm hiện nay vì nó là một bệnh lây nhiễm trong âm thầm, không có một triệu chứng quá rõ rệt trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, người nhiễm có thể không hề hay biết việc mình đã mắc bệnh.
Những điều cần lưu ý về bệnh lý viêm gan B
- Virus viêm gan B có thể tồn tại bên ngoài cơ thể trong ít nhất 7 ngày. Trong thời gian đó, virus vẫn có thể gây nhiễm trùng nếu xâm nhập vào cơ thể của người không được vacxin bảo vệ.
- Thời gian ủ bệnh của virus viêm gan B trung bình là 75 ngày, nhưng có thể thay đổi từ 30 đến 180 ngày. HBV có thể được phát hiện trong 30-60 ngày sau khi nhiễm và có thể tồn tại và phát triển thành viêm gan siêu vi B mãn tính.
- Đối với những người bị nhiễm bệnh mãn tính, sẽ có nhiều nguy cơ phát triển bệnh gan nghiêm trọng sau này. Virus có thể âm thầm và liên tục tấn công gan trong nhiều năm mà không bị phát hiện.
Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không?
Viêm gan B được xếp vào loại bệnh lý về gan rất nguy hiểm hiện nay vì nó là một bệnh lây nhiễm trong âm thầm, không có một triệu chứng quá rõ rệt trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, người nhiễm có thể không hề hay biết việc mình đã mắc bệnh. Nhiều người bị viêm gan B không biết mình mang virus vì họ không cảm thấy hoặc không có triệu chứng bị bệnh.
Đối với những người bị nhiễm bệnh mãn tính, sẽ có nhiều nguy cơ phát triển bệnh gan nghiêm trọng sau này. Virus có thể âm thầm và liên tục tấn công gan trong nhiều năm mà không bị phát hiện.
Phương pháp phòng ngừa các bệnh lý viêm gan mãn tính
Để hiểu rõ bệnh gan là gì, qua đó chủ động phòng tránh các bệnh lý viêm gan siêu vi lây nhiễm, mỗi người phải tìm hiểu kỹ về các con đường lây truyền chủ yếu của virus HBV. Cách duy nhất để xác nhận bị nhiễm viêm gan B là xét nghiệm máu. Nên chủ động tiêm phòng vacxin, đặc biệt là tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, việc có một chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư gan do những bệnh lý về gan gây ra. Cụ thể, việc thường xuyên ăn bông cải xanh (loại rau chứa dồi dào hàm lượng sulforaphane, một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng hỗ trợ giải độc gan vô cùng hiệu quả) có thể giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư gan.
Việc thường xuyên ăn súp lơ xanh (loại rau chứa dồi dào hàm lượng sulforaphane, một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng hỗ trợ giải độc gan vô cùng hiệu quả) có thể giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư gan.
Hiện tại, tuy chưa lý giải được một cách chính xác nhất cơ chế hoạt động của hoạt chất sulforaphane này, nhưng nghiên cứu vẫn chỉ ra rõ nó đã mang lại sự cân bằng cho gan, trong đó có việc giảm hấp thụ các chất béo xấu. Nhờ đó có thể cải thiện được tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu, bia và hạn chế được khả năng dẫn đến xơ gan và ung thư gan.