Bệnh gan lây qua đường gì, đâu là những nguy cơ tiềm tàng từ bệnh gan đối với sức khỏe người bệnh. Đây đều là mối quan tâm chung của rất nhiều người, nhất là người bệnh gan và người nhà của bệnh nhân gan. Sau đây, hãy cùng Sulforaphane tìm hiểu ngay nhé.
Khả năng lây lan của bệnh gan
Viêm gan là một loại bệnh truyền nhiễm. Theo nghiên cứu của Viện Dịch tễ học, virus có chứa trong viêm gan hiện nay được chia thành 5 loại gồm:
+ Virus viêm gan A
+ Virus viêm gan B
+ Virus viêm gan C
+ Virus viêm gan D
+ Virus viêm gan G
Bệnh viêm gan lây lan chủ yếu từ người sang người. Mỗi loại virus viêm gan có những con đường lây lan khác nhau và mang một mối nguy hại khác nhau. Virus viêm gan gây nguy hiểm và có tốc độ lây lan nhanh chóng nhất là viêm gan B, viêm gan C. Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao hơn gấp 100 lần virus HIV. Chúng còn có khả năng tồn tại bên ngoài cơ thể ít nhất 1 tuần. Nếu virus có cơ hội tiếp xúc với cơ thể của người chưa được tiêm vắc xin thì sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh.
Cụ thể, bệnh viêm gan siêu vi B lây truyền qua 3 con đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con trong quá trình mang thai sinh nở. Trong đó, đường mẹ truyền sang con trong quá trình chuyển dạ vẫn là đường lây truyền phổ biến và các em nhỏ dễ bị mắc phải nhất.
Tương tự như bệnh gan siêu vi B, viêm gan C cũng lây qua tất cả các con đường kể trên. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm của bệnh viêm gan C theo đường tình dục hiếm gặp hơn bệnh viêm gan B. Hiện tượng người mẹ truyền virus viêm gan C cho con đã có ghi nhận nhưng tỷ lệ cũng thấp. Bệnh viêm gan siêu vi C chủ yếu lây qua các đường như: người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm của virus siêu vi C; dùng chung kim tiêm với người bị nhiễm siêu vi C; nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm virus, còn một số nguyên nhân khác như châm cứu, xăm mình, bấm lỗ tai… có dụng cụ hành nghề không đảm bảo vô trùng cũng là nguyên nhân lây truyền bệnh.
Các con đường lây phổ biến nhất của viêm gan
Bệnh gan lây qua đường gì? Hiện nay có tới 5 loại virus viêm gan. Mỗi loại bệnh viêm gan đều có những đặc điểm khác nhau và có phương pháp điều trị cải thiện gan khác nhau. Những con đường lây bệnh giống hoặc khác nhau. Trước hết người bệnh cần xác định mình bị nhiễm virus của loại viêm gan nào.
2.1 Viêm gan A
Bệnh viêm gan A lây chủ yếu qua đường tiêu hóa. Virus viêm gan A không tồn tại trong máu vì vậy rất hiếm khi lây qua con đường này.
Các khả năng lây nhiễm khác của bệnh viêm gan A:
+Tiếp xúc với virus viêm gan A qua con đường ăn uống.
+ Sử dụng nguồn nước có chứa virus viêm gan A để nấu ăn, sinh hoạt hàng ngày.
+ Không vệ sinh sạch sẽ cùng xà phòng ngay sau khi tiếp xúc với chất thải của người bệnh: Phân, nước tiểu,…
+Quan hệ tình dục qua đường hậu môn và miệng với người bị viêm gan A mà không sử dụng biện pháp an toàn.
+ Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh như: Khăn mặt, bàn chải, bát đũa, cốc,…
+ Không rửa tay sạch sẽ cùng xà phòng sau khi đi vệ sinh.
+Việc sử dụng lâu dài nguồn nước không sạch cũng rất dễ có nguy cơ nhiễm bệnh.
2.2 Viêm gan B
Quan hệ tình dục không an toàn đối với người bị bệnh viêm gan B là con đường phổ biến để lây truyền virus. Phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh viêm gan B do quan hệ tình dục với nhiều người hoặc gái mại dâm bằng đường miệng và đường hậu môn. Chúng có khả năng nhiễm virus HBV khi các vết thương hở trên cơ thể khi tiếp xúc với dịch tiết của người bị bệnh. Dù chỉ là những vết xước rất nhỏ nhưng virus vẫn có thể thâm nhập và di chuyển vào máu của người khỏe mạnh.
2.2.1 Lây qua đường máu
– Việc tái sử dụng kim và ống tiêm cũng là nguyên nhân truyền virus và cũng có thể xảy ra thông qua việc tái sử dụng giữa những người nghiện tiêm chích ma túy.
– Dùng chung đồ vệ sinh cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng của người bị bệnh viêm gan B.
– Dùng chung kim trong môi trường spa, chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe như châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, xăm lông mày,…
– Nhiễm máu nhiễm bệnh trong quá trình phẫu thuật, nha khoa,…
2.2.2 Truyền từ mẹ sang con
Các trường hợp đặc biệt lây từ mẹ sang con thường xảy ra ở những tháng cuối của chu kì mang thai. Các em bé sơ sinh cũng có thể nhiễm bệnh trong vài tháng đầu sau khi sinh. Virus không lây qua nhau thai mà lây truyền từ mẹ sang con là một trong những hình thức lây nhiễm khá phổ biến. Để tránh bị ảnh hưởng đến các bé sơ sinh, khi mang thai người mẹ nên khám sức khỏe định kì để phát hiện bệnh sớm.
Các mức độ lây nhiễm tùy thuộc vào tình trạng HBeAg của người mẹ vào 3 tháng cuối thai kì. Nồng độ virus viêm gan B (HBV DNA) cũng ảnh hưởng đến khả năng truyền bệnh. Nếu mẹ có nồng độ HBV cao và HBeAg (+) thì khả năng lây truyền bệnh cho con càng cao.
– Mẹ có HBeAg (+), tỷ lệ lây nhiễm lên tới 95% nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch tốt.
– Mẹ có HBeAg (-), tỷ lệ lây nhiễm sẽ thấp chiếm khoảng 32%.
– Virus viêm gan B tồn tại trong sữa mẹ rất ít. Vì vậy khi bé bị lây bệnh không phải do sữa mẹ. Nguyên nhân lây bệnh từ mẹ sang con là do trẻ bú cắn vào vú mẹ và vú mẹ có vết trầy xước.
– Không giống với bệnh viêm gan A, viêm gan B không lây nhiễm qua đường tiêu hóa mà lây nhiễm trực tiếp qua nước uống, thức ăn, nhu yếu phẩm hằng ngày và sinh hoạt…
Virus HBV còn tồn tại trong các loại dịch: Dịch âm đạo, tinh dịch, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, dịch mật,…Tuy nồng độ virus chỉ ở nồng độ thấp nhưng nếu da, niêm mạc bị tổn thương mà tiếp xúc với các loại dịch này thì có thể bị nhiễm bệnh.
2.3 Viêm gan C
Con đường phổ biến nhất của bệnh viêm gan C là truyền qua máu. Nguyên nhân do không phát hiện được virus trong máu của những người hiến máu. Tuy nhiên, với tiến bộ của y học ngày nay thì việc sàng lọc virus đã tốt hơn, giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm qua đường truyền máu cũng được hạn chế và kiểm soát.
Viêm gan C cũng lây lan qua đường quan hệ tình dục nếu không sử dụng biện pháp an toàn với người bị bệnh giống viêm gan B.
2.4 Viêm gan D
Không giống như các loại viêm gan khác, viêm gan D không tự nhiễm mà chỉ có thể mắc bệnh khi có bệnh lý nền là bệnh viêm gan B.
Bệnh viêm gan D lây lan chủ yếu do người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người bệnh. Cụ thể như:
– Dịch âm đạo
– Nước tiểu
– Truyền từ mẹ sang con
– Máu
Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến bệnh gan lây qua đường gì. Hy vọng bài viết của Sulforaphane sẽ cung cấp cho bạn đọc được những thông tin hữu ích. Nhìn chung, các loại viêm gan khá nguy hiểm và có khả năng lây nhiễm cao nhưng nếu có biện pháp phòng tránh hiệu quả thì cũng không quá lo lắng. Việc cần làm của những người bị bệnh này và cả những người khỏe mạnh là xây dựng nếp sống lành mạnh, tinh thần lạc quan, yêu đời để đẩy lùi mọi bệnh tật.