Bệnh gan siêu vi B có lây không là câu hỏi phổ biến hiện nay của rất nhiều người trong điều trị bệnh các bệnh lý về gan nói chung và viêm gan siêu vi B nói riêng.
Các thống kê cho thấy, trên thế giới hiện nay có đến hơn 2 tỉ người nhiễm virus viêm gan B và con số này hiện vẫn tăng lên từng ngày. Vì vậy câu hỏi bệnh gan siêu vi B có lây không sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây.
Bệnh lý viêm gan virus siêu vi B là gì?
Bệnh gan B là một bệnh gan do virus viêm gan B (HBV) xâm nhập vào gan và can thiệp vào các chức năng của gan làm phá hủy từ từ các chức năng sinh hoạt của nó. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của gan, có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, tăng nguy cơ ung thư gan.
Trên thế giới mỗi năm lại có thêm hàng triệu ca nhiễm viêm gan siêu vi B do các nguyên nhân khác nhau. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất thế giới, cứ 4 người khỏe mạnh sẽ lại có một người bị viêm gan B.
Viêm gan B được phân thành hai loại là viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính.
Viêm gan B cấp tính
Viêm gan B cấp tính là tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn, kéo dài trong vòng 6 tháng kể từ khi người bệnh tiếp xúc với HBV. Đa phần người bị viêm gan B cấp tính không có triệu chứng hoặc chỉ bị nhẹ và không dễ để phát hiện ra.
Nhiều người mắc viêm gan B cấp tính bị nhiễm bệnh ở độ tuổi trưởng thành, có thể tự đào thải virus ra khỏi cơ thể nhờ hoạt động của hệ miễn dịch. Trên thực tế, có đến 90% người trưởng thành bị nhiễm HBV tự khỏi bệnh.
Viêm gan B mạn tính
Viêm gan B mạn tính là tình trạng nhiễm trùng gan kéo dài từ 6 tháng trở lên. Viêm gan B trở thành mãn tính khi hệ thống miễn dịch của cơ thể không thể loại bỏ được siêu vi.
Virus HBV gây ra tình trạng này không tồn tại một cách âm thầm trong máu và gan của người bệnh. Viêm gan mạn tính có thể gây viêm gan, suy gan, xơ gan và thậm chí là ung thư gan. Gần 90% những người bị nhiễm bệnh khi còn nhỏ rất dễ mắc phải bệnh viêm gan B mạn tính.
Bệnh viêm gan siêu vi B có lây không?
Bệnh gan siêu vi B và những điều cần biết: Câu hỏi đặt ra là bệnh gan siêu vi B có lây không? Viêm gan siêu vi B là căn bệnh về gan có khả năng lây rất cao. Dưới đây là 4 con đường lây nhiễm chính của viêm gan siêu vi B:
Viêm gan B lây truyền qua máu và các chế phẩm từ máu
Viêm gan siêu vi B có bị lây không? Nguyên nhân chính khiến viêm gan B bùng phát vào giữa những năm của thế kỷ 20 chính là do lây nhiễm từ con đường truyền máu. Thống kê cho thấy có tới hơn 50% bệnh nhân bị lây nhiễm virus viêm gan B sau khi thực hiện truyền máu.
Dùng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc dụng cụ pha chế thuốc; tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc vết thương hở của người bị bệnh; tiếp xúc với máu của người bệnh qua kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn khác.
Virus viêm gan B có thể sống trong nhiều giờ ở môi trường bên ngoài nên khi sử dụng một số phương pháp như châm cứu, xăm mình hay xỏ tai, tránh không sử dụng chung dụng cụ khi thực hiện.
Thực tế mỗi bệnh nhân mắc viêm gan B có tới hàng trăm vi khuẩn gây bệnh và chỉ cần một giọt máu nhỏ cũng có thể khiến người khác bị nhiễm bệnh. Nhưng hiện nay, với công nghệ thử máu hiện đại đã an toàn hơn rất nhiều, hạn chế được bệnh nhân nhiễm viêm gan B từ con đường này.
Viêm gan B lây qua vết thương hở và vết đốt côn trùng
Virus viêm gan B có trong mồ hôi, nước mắt hoặc máu trên những vết trầy xước, vết thương hở của người bệnh có thể dễ dàng xâm nhập và cơ thể nên cũng cần hết sức lưu ý.
Vết côn trùng đốt như vết muỗi cắn cũng có khả năng lây truyền viêm gan B. Khi muỗi đốt một người bị viêm gan B, virus có thể đã được truyền vào cơ thể muỗi và tích trữ tại bao tử sau đó sẽ đi theo ngòi chích khi muỗi đốt một người khỏe mạnh khác.
Viêm gan B lây truyền qua đường tình dục
Virus viêm gan B có thể có trong tinh dịch của nam giới, trong dịch âm đạo của phụ nữ. Trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh, virus có thể lây nhiễm cho đối phương.
Mặc dù đây là con đường lây truyền bệnh không phổ biến tuy nhiên cũng luôn phòng ngừa bằng cách sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
Viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con
Viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con là con đường truyền nhiễm chính và là nguyên nhân chính khiến cho bệnh bùng phát mạnh mẽ trên thế giới. Có đến 90% bệnh nhân mắc viêm gan B xuất phát từ nguyên nhân lây nhiễm từ mẹ ngay khi chào đời.
Một khi trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ, phần lớn khi đến tuổi trưởng thành trẻ đều bị suy gan vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu khi chào trong 12-24 tiếng, trẻ được tiêm kháng nguyên chống viêm gan B thì tỉ lệ miễn nhiễm với bệnh của bé rất cao, khoảng 95%.
Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? Câu trả lời bạn hoàn toàn yên tâm là không nhé!
Phương pháp phòng ngừa bệnh gan siêu vi
Bệnh gan siêu vi B có lây không chúng tôi đã giải đáp rõ? Để chủ động phòng tránh các bệnh lý viêm gan siêu vi lây nhiễm, mỗi người phải tìm hiểu kỹ về các con đường lây truyền chủ yếu của virus HBV. Cách duy nhất để xác nhận bị nhiễm viêm gan B là xét nghiệm máu. Nên chủ động tiêm phòng vacxin, đặc biệt là tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, việc có một chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp cơ thể phòng chống các bệnh lý liên quan đến gan và cải thiện gan hiệu quả. Chế độ ăn giàu chất đạm, ưu tiên chất đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá, trứng, sữa. Hạn chế các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất béo và lượng muối cao.
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng nên bổ sung đa dạng các loại rau củ vào thực đơn để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình không thể thiếu rau xanh. Có rất nhiều loại rau xanh có công dụng làm thuốc đào thải chất độc ra khỏi cơ thể mà không phải ai cũng biết được điều này.
Tiêu biểu là bông cải xanh – chứa hoạt chất sulforaphane và glutathione từ thực vật tự nhiên giúp cơ thể chống oxy hóa mạnh – có tác dụng hỗ trợ giải độc gan vô cùng hiệu quả, cải thiện chức năng thải độc tự nhiên cho gan một cách hoàn hảo.