Bệnh gan thô là khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều người. Vậy gan thô là gì, nó có nguy hiểm hay không, và những thực phẩm cần bổ sung khi mắc bệnh sẽ được đề cập dưới bài viết sau đây.
Tuy không được đề cập đến nhiều như các bệnh lý về gan khác nhưng khi một người được chẩn đoán đã mắc bệnh gan thô thì tình trạng bệnh đã diễn tiến rất nghiêm trọng.
Gan bị thô là bệnh gì?
Gan thô (hay còn gọi là nhu mô gan thô) không phải là một dạng bệnh lý riêng biệt mà nó chính là biến chứng của những căn bệnh về gan khác nhau. Nó khiến cấu trúc mô gan không còn bình thường như trước, làm suy giảm các chức năng vốn có của gan, nhất là chức năng đào thải độc tố.
Gan thô không phải là một bệnh lý mà là biến chứng nguy hiểm của nhiều bệnh gan khác gây nên. Khi được chẩn đoán mắc bệnh gan này, tức là cơ thể người bệnh đã tồn tại một loại bệnh về gan ở giai đoạn nghiêm trọng và đã xuất hiện biến chứng. Để cải thiện gan người bệnh cần nhanh chóng tiến hành chữa trị kịp thời để không gây nguy hiểm tính mạng.
Nguyên nhân gây ra bệnh gan thô
Bệnh gan thô có nguyên nhân từ các bệnh lý về gan đã diễn ra lâu ngày nhưng không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, biến chứng thành gan thô. Một số nguyên nhân chính như:
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gan thô thường khó có thể nhận biết và quan sát bằng mắt thường, nó cần phải thông qua các xét nghiệm, kiểm tra mới có thể có kết quả chính xác. Thông thường nó sẽ do một số nguyên nhân sau:
Viêm gan do virus
Người bệnh được chẩn đoán viêm gan do virus đặc biệt là virus viêm gan B, C, nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ là một trong những nguyên nhân gây bệnh gan thô. Chính vì thế, khi phát hiện gan thô do các bệnh viêm gan virus gây nên cũng là lúc bệnh ở tình trạng rất nguy hiểm.
Gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan
Hiện nay, tình trạng người nhiễm các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan gia tăng nhanh chóng, đây cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gan thô. Những bệnh lý gan này khi được phát hiện đồng nghĩa với việc kéo theo chứng gan thô.
Sử dụng các chất độc hại
Việc thường xuyên uống rượu, bia, hút thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến gan thô mà không cần phải trải qua các quá trình khác. Thường xuyên dung nạp rượu bia, thuốc lá và các chất độc hại vào cơ thể là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chứng gan thô.
Bệnh gan thô có nguy hiểm không
Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Người bệnh khi được chẩn đoán gan thô tức là các tế bào đã bị phá hủy hoàn toàn, chức năng gan suy giảm nghiêm trọng, khả năng đào thải chất độc của gan gần như không còn nữa. Dẫn đến gan tổn thương nặng do các yếu tố ngoại vi và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và thậm chí là tính mạng của người bệnh.
Gan thô không phải là bệnh lý mà là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh về gan, nhưng do không được kiểm soát, điều trị, về lâu dài sẽ gây ra chứng gan thô.
Nếu đã được chẩn đoán mắc chứng gan thô thì hầu như không còn cơ hội chữa trị dứt điểm mà phải chấp nhận sống chungvới nó. Vì vậy người bệnh phải thường xuyên thăm khám, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, sẽ khiến bệnh tình nặng thêm.
Bệnh gan thô nên ăn gì?
Người bệnh phải tuyệt đối kiên trì và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối tránh tình trạng tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, hoặc bỏ dở quá trình điều trị.
Song song với việc điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể để người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện theo khoa học để cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Dưới đây là thực đơn lý tưởng cho người bệnh gan:
Protein (chất đạm)
Là chất vô cùng quan trọng đối với người bệnh về gan. Cần bảo đảm 1g protein/kg cơ thể/ngày. Cần cân bằng 50% lượng protein từ động vật và 50% lượng protein từ thực vật. Protein sẽ giúp cho cơ thể dễ tiêu hóa và phục hồi chức năng gan bị suy giảm.
Chất béo (Fat)
Người bệnh gan cần giảm các chất béo, hạn chế ăn các món rán, chứ không phải kiêng hẳn chất béo. Các chất béo tốt đến từ cá, trứng, đậu mè, các loại hạt… tốt cho gan. Điều cốt yếu là không nên ăn quá nhiều chất béo để gây ra tình trạng dư thừa. Chú ý nên chế biến thực phẩm theo lối kho, nấu, luộc, hấp chưng chứ không nên rán, chiên với nhiều dầu mỡ đến từ chất béo xấu.
Vitamin và khoáng chất
Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho người có những bệnh lý về gan. Mỗi ngày cần đảm bảo đủ lượng rau xanh và hoa quả bổ sung cho cơ thể. Người bệnh gan nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm có vị chua.
Các thực phẩm vị chua có thể thúc đẩy chức năng gan, tốt cho quá trình hoạt động của gan. Vì vậy, mọi người cần ăn nhiều các loại sữa chua, uống nước chanh, cam, hay các loại quả như nho, xoài, cóc,…
Ngoài ra cần ăn nhiều rau xanh, cực kỳ tốt cho gan mang đến nhiều công dụng bảo vệ chức năng gan hoạt động tốt hơn. Cụ thể, việc thường xuyên ăn bông cải xanh (loại rau chứa dồi dào hàm lượng sulforaphane, một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng hỗ trợ giải độc gan vô cùng hiệu quả) có thể giúp cơ thể chống lạ bệnh gan thô, hạn chế gây ra các bệnh về gan nghiêm trọng khác.
Bông cải xanh có tác dụng gì trong điều trị tiểu đường? Việc thường xuyên ăn súp lơ xanh (loại rau chứa dồi dào hàm lượng sulforaphane, một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng hỗ trợ giải độc gan vô cùng hiệu quả) có thể giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư gan.
Tổng kết
Hiện tại, tuy chưa lý giải được một cách chính xác nhất cơ chế hoạt động của hoạt chất sulforaphane này, nhưng nghiên cứu vẫn chỉ ra rõ nó đã mang lại sự cân bằng cho gan, trong đó có việc giảm hấp thụ các chất béo xấu. Nhờ đó có thể cải thiện được tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu, bia và hạn chế được khả năng dẫn đến xơ gan và ung thư gan.