Site icon Sulforaphane

Bệnh tiểu đường có ăn được bún không? Cần lưu ý điều gì đặc biệt?

Bún là món ăn thay cơm thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn của người Việt Nam. Bún có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và trở thành món khoái khẩu của nhiều người. Vậy người bệnh tiểu đường có ăn được bún không? Nếu không ăn cơm mà dùng bún thì có ảnh hưởng đến đường huyết của người tiểu đường hay không? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp. 

Bệnh tiểu đường có ăn bún được không? 

Bún thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp – GI chỉ ở mức 26,5. Do đó, người bệnh tiểu đường CÓ ăn được bún. Mặc dù vậy, do hàm lượng carbohydrate tinh chế khá cao và trong bún không có chất xơ nên người bệnh chỉ nên ăn một lượng bún vừa phải và cần ăn kèm với rau, chất xơ để hạn chế tình trạng đường huyết tăng nhanh sau khi ăn.

Trung bình, trong 100g bún tươi cung cấp khoảng 0,5g chất xơ, 25 – 30g tinh bột, 1 – 2g protein, 110 – 120 calo và một số khoáng chất như: sắt, canxi, magie, natri,…Tuy nhiên trong quá trình sản xuất ra bún vẫn có nơi sử dụng một số chất phụ gia gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh tiểu đường, cần nên chú ý khi sử dụng. 

Người bệnh tiểu đường ăn bún được bởi bún là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Một số lưu ý khi ăn bún để tốt cho người bệnh tiểu đường

Việc ăn bún đúng cách không chỉ giúp kiểm soát lượng đường huyết đối với người bệnh tiểu đường mà còn giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, cung cấp tối đa năng lượng cho người bệnh.

Nên ăn kèm bún với rau để kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể

Gợi ý một số món ăn với bún tốt cho sức khoẻ người bị tiểu đường

Câu chuyện về bệnh tiểu đường có ăn được bún không đã được giải đáp bên trên, vậy bạn đã có sẵn cho mình một vài món ăn đặc biệt tốt cho người bệnh chưa? Nếu chưa hãy tham khảo hai món ăn với bún dễ chế biến và phù hợp với chế độ ăn của người bệnh tiểu đường sau. 

Bún nấu nấm chay: Món ăn thanh mát cho người bệnh tiểu đường, khi không sử dụng thịt heo và thịt đỏ. Thành phần chính của món ăn chỉ gồm bún và nấm. Trong các loại rau củ, nấm là loại rau trắng có chỉ số đường huyết rất thấp GI = 10 – 15, nấm hầu như không làm tăng lượng đường máu sau khi ăn. Trong nấm có chứa các chất có hoạt tính sinh học polysaccharide có khả năng làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện tình trạng insulin ở người bệnh tiểu đường.

Nguyên liệu: 200g bún, 100g sườn non chay, 150g nấm rơm, 150g nấm bào ngư, 100g ngải bún, 1 đốt mía, 1.5 lít nước dừa, 1 củ xá bấu (củ cải muối) và gia vị. 

Cách làm: 

Bún nấm chay món ăn thanh mát tốt cho người bệnh tiểu đường

Bún măng gà: Khi nấu với thịt gà, người bệnh nên loại bỏ phần da vì có nhiều mỡ, nên chọn phần ức gà có nhiều nạc. Ngoài ra, măng là loại thực phẩm chứa ít đường và nhiều chất xơ làm chậm quá trình tiêu hoá và giảm sự hấp thụ glucose vào máu. Măng còn chứa chất chống oxy hóa tự nhiên, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại, ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường và ung thư hiệu quả.  

Nguyên liệu: 500g bún, 1kg gà, 200g măng khô, 4 củ cà rốt, 1 củ hành tây, rau thơm và gia vị. 

Cách làm: 

Bún măng gà là món ăn dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Hi vọng với những chia sẻ trong bài viết về bệnh tiểu đường có ăn được bún không, đã giải đáp được thắc mắc của bạn về những loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ người bệnh tiểu đường. 

Đừng quên đón đọc bài viết tại cộng đồng Sulforaphane để cập nhật những kiến thức hữu ích giúp chăm sóc sức khỏe toàn diện. 

 

Exit mobile version