Bệnh tiểu đường là một căn bệnh phổ biến trên thế giới với với tỉ lệ mắc bệnh ngày một tăng cao. Vậy bệnh tiểu đường có chữa được không? Nếu có thể chữa trị thì có cách nào chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên.
Bệnh tiểu đường là gì ?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là bệnh lý chỉ những rối loạn chuyển hóa đường glucose trong máu. Bệnh khiến lượng đường trong máu cao hơn so với bình thường.
Từ đó dẫn đến tình trạng đường tích tụ tăng dần trong máu gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
Vì tính nghiêm trọng của nó nên nhiều người đã đi tìm câu trả lời cho việc bệnh tiểu đường có chữa được không?
Bệnh tiểu đường nguy hiểm không?
Khi việc lượng đường trong máu tăng cao mãn tính cơ thể bị rối loạn chuyển hóa đường, chất béo và đạm. Từ đó làm suy giảm các chức năng của các cơ quan khác dẫn đến những biến chứng sau:
Biến chứng về tim mạch
Người mắc bệnh tiểu đường rất dễ có các bệnh về tim mạch đi kèm cao gấp đôi so với người bình thường.
Biến chứng tiểu đường ở bàn chân” thể hiện tình trạng tổn thương thần kinh và mạch máu. Chúng khiến nguy cơ phải cắt cụt bàn chân và ngón chân tăng lên gân nhiều lần so với bình thường.
Biến chứng mắt
Bệnh tiểu đường có chữa được không nếu gặp biến chứng về mắt? Lượng đường huyết cao dẫn đến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dẫn đến thị lực của người bệnh bị suy giảm có thể dẫn đến mù lòa.
Ngoài ra có thể dẫn đến những biến chứng khác về mắt như tăng nhãn áp, đục thể thủy tinh. Vậy để giảm khả năng mắc biến chứng này thì bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không ?
Biến chứng về thận
Tiểu đường cũng chính là nguyên nhân hàng đầu hàng đầu gây suy thận ở người trưởng thành.
Đường trong máu cao dẫn đến tổn thương vi mạch máu trong thận. Từ đó làm giảm chức năng của thận thậm chí dẫn đến suy thận.
Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Nếu chẳng may bạn mắc phải bệnh tiểu đường thì chắc hẳn bạn sẽ có nhiều băn khoăn và lo lắng rằng liệu bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không và điều trị như thế nào?
Dưới đây là một số phương pháp dùng để điều trị bệnh đái tháo đường được nhiều trung tâm y tế và bệnh viện áp dụng.
Cấy ghép tụy
Phương pháp này là cấy ghép toàn bộ tuyến tụy có thể được áp dụng trong điều trị tiểu đường tuýp 1.
Đây là phương pháp đầu tiên trong việc chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc. Khi tuyến tụy được cấy ghép thành công sẽ giúp cơ thể khôi phục lại khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể. Mỗi năm có khoảng 1.300 ca ghép tụy thành công cho người bệnh tiểu đường tuýp 1.
Tuy nhiên, với nguồn tuyến tụy khan hiếm cùng với việc người bệnh phải dùng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời sẽ mang tới những nguy cơ khác.
Liệu pháp tế bào gốc
Các tế bào gốc sẽ được cấy ghép vào bên trong cơ thể. Để phát triển thành các tế bào tuyến tụy và tế bào beta để sản xuất insulin.
Theo như các nghiên cứu cho thấy liệu pháp này có thể cải thiện quá trình trao đổi glucozo tăng độ nhạy cảm của insulin.
Cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy
Bệnh tiểu đường có chữa được không? Câu trả lời là có nếu bạn thử dùng phương pháp cấy tế bào beta. Sự tổn thương của tế bào này có thể xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường.
Liệu pháp cấy tế bào beta của tiểu đảo tụy giúp cơ thể cảm nhận được lượng đường trong máu tăng. Từ đó kích hoạt sản sinh ra insulin phù hợp để ổn định đường huyết.
Tuy nhiên sau khi sử dụng liệu pháp này người bệnh cần phải sử dụng nhiều loại thuốc để có thể giữ các tế bào không bị đào thải ra ngoài.
Cách điều trị tiểu đường hiệu quả
Nếu bạn hỏi bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không thì trên thực tế căn bệnh này rất khó để trị dứt điểm.
Tuy nhiên bạn vẫn có thể phục hồi và ngăn ngừa các biến chứng nếu điều trị đúng cách. Kết hợp với chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hợp lý thì hiệu quả điều trị sẽ đạt cao nhất có thể.
Điều chỉnh lối sống
Thay vì hoang mang và lo sợ rằng bệnh tiểu đường có chữa được không thì bạn nên tìm cách để kiểm soát bệnh và giảm thiểu nguy cơ bệnh phát triển thành các biến chứng nặng nề.
Không chỉ bằng các liệu pháp hay thuốc men mà bạn còn phải điều chỉnh lại lối sinh hoạt và ăn uống thường ngày của mình bằng cách:
- Tăng cường vận động thể dục thể thao ít nhất 30-60 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải và tập mỗi tuần 5 ngày.
- Kiểm soát trọng lượng của cơ thể. Bạn có thể chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc bằng việc tự kiểm soát cân nặng của mình. Vì tiểu đường là do lượng đường trong máu cao.
Bệnh tiểu đường có chữa được không tùy thuộc vào cách bạn kiểm soát cân nặng. Do đó nếu cơ thể bạn có tình trạng béo phì hay thừa cân thì bạn cần lên kế hoạch giảm cân hoặc duy trì cân nặng phù hợp với tảng người của mình.
- Duy trì chế độ ăn uống đủ chất cho cơ thể. Đặc biệt là sử dụng nhiều loại thực phẩm chứa hợp chất Sulforaphane ( có nhiều trong súp lơ, mầm bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải,….).
Theo như những nghiên cứu của cộng đồng Sulforaphane Lab, khi người bệnh tiểu đường dùng Sulforaphane sẽ nhận thấy sự cải thiện HOMA-IR, một chỉ số về tình trạng kháng insulin giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Tuân thủ theo phác đồ điều trị
Bệnh tiểu đường có chữa được không câu trả lời sẽ có khi bạn tuân thủ theo phác đồ điều trị sau:
Mục đích điều trị
- Kiểm soát ổn định lượng glucose trong máu khi đói
- Đưa HbA1c về mức lý tưởng giúp giảm thiểu được các biến chứng của bệnh và giảm tỷ lệ tử vong do đái tháo đường
- Duy trì cân nặng, giảm cân với người bị béo phì.
Nguyên tắc điều trị
- Phải kết hợp giữa các loại thuốc điều trị tiểu đường, chế độ ăn và luyện tập.
- Kiểm soát đường huyết và điều chỉnh các lipid máu, đạt mức chuẩn..
- Dùng Insulin khi cần thiết. Đặc biệt là trong các đợt cấp của bệnh lý mãn tính, bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh lý tim mạch nặng…
Mục tiêu điều trị
- Glucose máu lúc đói (mmol/L): mức tốt là từ 4.4 – 6.1; mức độ chấp nhận được là dưới 6.5.
- Glucose máu sau khi ăn (mmol/L): mức tốt là từ 4.4 -7.8 và có thể chấp nhận được nếu dưới 9.0.
- Mức HbA1c tốt là dưới 7.0% và chấp nhận với mức từ 7 đến dưới 7.5%. Tuy nhiên, mức HbA1c điều chỉnh theo từng cá thể, tùy tình huống lâm sàng. Người bệnh trẻ, mới chẩn đoán đái tháo đường, chưa có biến chứng mạn tính, không có bệnh đi kèm thì cần giữ HbA1c ở mức 6.5%. Nhưng nếu người bệnh lớn tuổi, bị bệnh đái tháo đường đã lâu, có biến chứng mạn tính, có nhiều bệnh đi kèm thì chỉ cần HbA1c ở mức 7.5% chấp nhận được.
Bệnh tiểu đường có chữa được không? Bệnh có chữa được hay không phụ thuộc vào cách bạn sử dụng thuốc. Dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên.
Nên trao đổi ngay với bác sĩ nếu thấy những dấu hiệu bất thường. nên khám định kỳ mỗi 3 tháng một lần.
Qua bài viết này của Sulforaphane hi vọng bạn đã biết được câu trả lời cho bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không. Từ đó phòng và kiểm soát bệnh một cách hợp lý.