Site icon Sulforaphane

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường, là một căn bệnh mãn tính với biểu hiện đặc trưng là lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Do cơ thể của bạn đang bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Vậy bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm rất phổ biến hiện nay

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể của chúng ta không tự chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm mình ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó sẽ gây ra hiện tích tụ lượng đường tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu ở mức cao thường xuyên, qua thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến các bệnh về tim mạch, gây ra tổn thương đến các cơ quan khác như thần kinh, mắt, thận và các bệnh lý nghiêm trọng khác ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe của chúng ta.

Các biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra

1.1 Nguy cơ nhiễm trùng

Lượng đường trong máu cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển đồng thời dễ làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy người mắc bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng tiết niệu, răng lợi, sinh dục, vết thương loét lâu lành…Tình trạng viêm, nhiễm kéo dài, dai dẳng và thường khó điều trị dứt điểm. Dp đó nếu muốn hỗ trợ điều trị tiểu đường bạn cần ngăn ngừa nguy cơ này. 

1.2.Biến chứng ở mắt

Đường huyết tăng cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương nghiêm trọng, theo thời gian lâu dần sẽ làm suy giảm thị lực của người bệnh hoặc nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến nguy cơ mù lòa. Ngoài ra còn có những biến chứng về mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…cũng có thể xảy ra khi bệnh nghiệm trọng.

1.3 Tổn thương về thần kinh

Biến chứng phổ biến và xuất hiện sớm nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường là tổn thương về thần kinh. Biến chứng về thần kinh bao gồm các cảm giác như đau, tê bì, mất cảm giác hoặc rối loạn cảm giác, nóng ở chân, nhịp tim, nhịp thở không đều, ổn định, tiết mồ hôi nhiều.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Thực tế tổn thương thần kinh thực vật gây ra rất nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, có thể kể đến một số nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, liệt bàng quang, liệt dương, rối loạn tiêu hóa…

1.4. Biến chứng ở bàn chân

Biến chứng ở bàn chân thường xảy ra khi gặp biến chứng tổn thương về thần kinh. Bàn chân chúng ta sẽ cảm thấy ngứa, đau, rát hoặc mất cảm giác ở bàn chân. Ngoài ra còn làm giảm lưu lượng máu đến chân, làm bàn chân hoặc ngón chân bị biến dạng. Một số triệu chứng hay gặp ban đầu ở người bị biến chứng bàn chân do mắc bệnh tiểu đường như: sưng bàn chân hoặc sưng mắt cá chân, đau ở chân, vết loét hở ở bàn chân lâu lành hoặc chảy nước, các vết nứt khô trên da…

Bệnh tiểu đường gây biến chứng ở bàn chân nguy hiểm

1.5 Các biến chứng nặng hơn:

Ngoài các biến chứng thường gặp ở trên thì còn những biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng da và xương, áp xe ở bàn chân, những vết thương nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể ăn vào da và xương tạo apxe.

1.5.1 Hoại tử: 

Khi dòng máu đến chi bị giảm có thể gây ra hoại tử.

Biến dạng bàn chân: tiểu đường gây ra tổn thương về thần kinh, làm giảm suy yếu các cơ ở bàn chân, điều này khiến cho lực tì đè lên các bàn chân không giống nhau, gây ra biến dạng.

Cắt cụt chi: những trường hợp nhiễm trùng nặng gây ra apxe hoặc nặng hơn nữa là hoại tử, có thể phải cắt cụt chi của người bệnh để tránh gây ảnh hưởng đến các chi khác.

1.5.2. Ketoacidosis tiểu đường

Khi các tế bào trong cơ thể không nhận được glucose cần thiết để sản sinh ra năng lượng, cơ thể sẽ liên tục đốt cháy chất béo tạo ra ketone. Ketone tích tụ trong máu nhiều làm tăng tính acid. Khi hàm lượng ketone cao sẽ gây độc cho cơ thể, khi đó người bệnh sẽ mắc ketoacidosis tiểu đường(DKA). DKA là tình trạng nghiêm trọng nó có thể dẫn đến hôn mê sâu hoặc thậm chí tử vong. Các triệu chứng của DKA là người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, da khô hoặc đỏ ửng, buồn nôn, nôn hoặc đau bụng, luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều lần trong ngày.

1.6. Biến chứng ở thận

Thận là một bộ phận quan trọng trong cơ thể chúng ta với chức năng chính là loại bỏ các chất thải, cặn bã từ trong máu. Mắc bệnh tiểu đường làm suy giảm chức năng thận, dẫn đến thận mất khả năng lọc chất thải. Đây là một biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thận mãn tính, suy thận.

1.7. Biến chứng tim mạch

Tiểu đường làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. 

1.8. Biến chứng trong thời kỳ mang thai

Tiểu đường trong thai kỳ có thể dẫn đến nhiều tai biến sản khoa cho trẻ và mẹ, trẻ sinh ra bị thừa cân và có nguy cơ cao bị tiểu đường trong tương lai hơn các trẻ bình thường khác.

1.9. Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường type 1

1.9.1 Hôn mê: 

Đường huyết trong máu quá cao làm tăng áp lực thẩm thấu, có thể dẫn đến hôn mê. Người bị bệnh rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

1.9.2  Hạ đường huyết: 

Hạ đường huyết xảy ra khi đường huyết xuống dưới 3,6mmol/l, bệnh nhân sẽ cảm thấy cồn cào,mệt mỏi, run chân tay, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực…Nguyên nhân dẫn đến có thể do dùng quá liều thuốc hạ đường huyết, ăn uống kiêng khem quá mức, tập luyện quá sức hay uống quá nhiều bia rượu.

Hạ đường huyết cũng là một trong những biến chứng của tiểu đường

Sống vui khỏe cùng bệnh tiểu đường

Tuy bệnh tiểu đường đến bây giờ vẫn chưa có phương pháp, thuốc điều trị dứt điểm. Nhưng có một tin vui là, bạn có thể kiếm soát bệnh tiểu đường tốt bằng cách tuân thủ điều trị bằng thuốc, cùng với đó áp dụng chế độ dinh dưỡng song song cân bằng và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hợp lý, kết hợp với thiết bị theo dõi đường huyết đều đặn.

Một trong những may mắn của bệnh tiểu đường là phát hiện bệnh sớm. Sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội phòng ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng đái tháo đường sau khi bệnh trở nặng. Và Sulforaphane là một hoạt chất đáng hi vọng trong việc hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Hấp thụ Sulforaphane có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ, tuy nhiên, bạn có thể sử dụng hoạt chất này một cách an toàn bằng việc bổ sung chúng trong bữa ăn hằng ngày của mình. 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh vấn đề bệnh tiểu đường có nguy hiểm không. Mong là bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để tham khảo.

Exit mobile version