Site icon Sulforaphane

Bệnh tiểu đường không nên ăn gì để ổn định đường huyết

Bệnh tiểu đường không nên ăn gì để ổn định đường huyết số 1

Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn gì là câu hỏi mà ai đã mắc bệnh cũng sẽ đặt ra để làm ổn định lượng đường huyết trong máu. Để hạn chế việc bệnh tiểu đường làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, người bệnh nên chú ý đến việc ăn uống khoa học và hợp lý.

Mỗi người bệnh tiểu đường khác nhau sẽ có những thực đơn và chế độ nên và không nên ăn gì khác nhau. Người bệnh nên đi khám bác sĩ để được phân tích, xây dựng thực đơn để biết chính xác bệnh tiểu đường không nên ăn gì.

Thược đơn và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh tiểu đường 

Nhìn chung vẫn sẽ có những nguyên tắc cơ bản để thiết lập nên những thực phẩm người bị bệnh tiểu đường không được hoặc hạn chế sử dụng: hạn chế tinh bột (carbohydrate) trong bữa ăn; hạn chế các thực phẩm chứa đường tinh luyện (bánh, kẹo, nước ngọt) để tránh đường huyết tăng cao sau ăn. 

Ngoài ra phải sử dụng lượng chất béo vừa phải, ưu tiên acid béo không bão hòa từ các nguồn thực phẩm cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu ô liu, dầu dừa,… để tránh rối loạn chuyển hóa; tăng cường rau xanh, hoa quả ít ngọt để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể.

Bệnh tiểu đường không nên ăn gì: Những thực phẩm nên kiêng tối đa

Dù đường không phải là thủ phạm trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường nhưng đồ uống có đường như trà sữa, nước ngọt có ga sẽ trực tiếp kéo đường huyết của một người bình thường lên cao một cách nhanh chóng. Do đó để hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả, bạn cần có thực đơn ăn uống hợp lý. 

Nước ngọt có ga

Các loại nước có ga phổ biến hiện nay chính là khắc tinh của người bệnh tiểu đường. Đối với một người bình thường, việc thường xuyên uống nước ngọt có ga cũng sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường lên 22%.

Người mắc bệnh tiểu đường nên từ bỏ hoàn toàn các loại nước ngọt có ga ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. 

Ngoài ra, trong các loại nước có ga còn chứa đường fructose, chất có liên quan chặt chẽ đến sự đề kháng insulin và bệnh tiểu đường. Thực tế, các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường như gan nhiễm mỡ.

Nước ép từ các loại trái cây chứa nhiều đường

Giống như các loại đồ uống có đường khác, nước ép trái cây có chứa fructose, một loại đường làm cơ thể kháng insulin, gây béo phì và bệnh tim. Cách thay thế tốt nhất để giúp kiểm soát nồng độ đường trong máu và ngăn ngừa nguy mắc bệnh tiểu đường cũng như các loại bệnh khác là uống nước lọc thay cho các loại đồ uống có đường.

Nội tạng động vật 

Nội tạng động vật là thịt nội tạng của động vật mà con người có thể dùng để chế biến các món ăn. Loại nội tạng được yêu thích phổ biến được lấy từ bò, lợn, cừu, dê, gà và vịt. Những thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và cholesterol có trong nội tạng động vật cũng nằm trong danh sách bệnh tiểu đường không nên ăn gì.

Chất béo chuyển hóa (Trans Fat)

Chất béo chuyển hóa công nghiệp cực kỳ không tốt cho sức khỏe cho người tiểu đường nói chung cũng như người bình thường nói riêng. Chất béo chuyển hóa có trong bơ thực vật, mứt các loại, kem và các loại bánh quy khác nhau. Loại chất béo này có tác dụng kéo dài hạn sử dụng cho đồ ăn. 

Chất béo chuyển hóa không trực tiếp làm tăng lượng đường trong máu, nhưng chúng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin và làm giảm HDL – cholesterol tốt, đồng thời làm tổn thương động mạch. Những tác động này đặc biệt đáng quan ngại với người bị bệnh tiểu đường vì họ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.

Đồ ăn nhanh chứa rất nhiều chất béo chuyển hóa: Đồ ăn nhanh nằm top đầu trong danh sách những thực phẩm người bệnh tiểu đường không nên ăn gì. Ai cũng biết thức ăn nhanh đem lại sự thuận tiện cho tất cả mọi người trong cuộc sống ngày nay. 

Tuy nhiên, với hàng lượng chất bảo quản cao cũng như được chiên rán ngập dầu (chất béo chuyển hóa hoàn toàn không tốt cho cơ thể), thì người bệnh tiểu đường nên hạn chế và hơn nữa là loại bỏ hẳn đồ ăn nhanh ra khỏi thực đơn hằng ngày của mình.

Sữa tươi có đường

Người mắc bệnh tiểu đường không nên uống sữa béo và sữa tươi có đường vì nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, không nên kiêng hoàn toàn sữa tươi vì nó có chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng, axit amin giúp cơ thể dễ tiêu hóa và khỏe mạnh.

Thực phẩm cần tránh khi bị tiểu đường: Trái cây sấy khô

Ai cũng biết trái cây là nguồn dinh dưỡng chứa các loại vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên trái cây sấy khô thì không.

Khi trái cây được sấy khô hàm lượng đường trong đó sẽ tăng 1 các. Chẳng hạn như một chén nho tươi chứa khoảng 27g bột đường, bao gồm 1g chất xơ; ngược lại, một cốc nho khô chứa 115g bột đường, 5g chất xơ.

Vì vậy, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể ăn các loại trái cây ít đường như bưởi, cam, quýt,… có thể mang lại lợi ích về mặt sức khỏe, trong khi vẫn giữ được lượng đường trong máu ở mức tiêu chuẩn.

Người bị bệnh tiểu đường đã biến chứng sang tim mạch nên hạn chế sodium (muối), thức ăn chứa nhiều cholesterol như da, mỡ (trừ mỡ cá), nội tạng động vật, đồ chiên, xào, nướng và đồ ăn nhanh.

Bệnh tiểu đường nên ăn các loại hạt để tốt cho sức khỏe

Với người tiểu đường có kèm thêm gout, ngoài chế độ ăn uống phù hợp với bệnh tiểu đường, bệnh nhân nên hạn chế thực phẩm như thịt đỏ và hải sản; hạn chế hoặc loại bỏ các chất chứa cồn (alcohol) như rượu, bia.

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường nên đi khám định kỳ, theo dõi đường huyết định kỳ để bác sĩ điều chỉnh thuốc uống phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Gần đây người ta đã nghiên cứu ra một hợp chất sulforaphane trong bông cải xanh có thể giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân béo phì mắc bệnh đái tháo đường. 

Chúng giúp làm giảm sự sản sinh glucose trong tế bào gan, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh đái tháo đường. Người bệnh tiểu đường có thể hỏi bệnh tiểu đường không nên ăn gì và tránh những thực phẩm đã kể ở trên nhưng cần đưa bông cải xanh vào thực đơn hàng ngày cho mình.

Exit mobile version