Site icon Sulforaphane

Bệnh tiểu đường nên ăn gì để duy trì đường huyết ở mức ổn định

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì? Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả hai, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng trong cơ thể.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường rất đa dạng và khó lường

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường rất đa dạng

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường rất đa dạng, tùy thuộc vào từng loại (type) tiểu đường cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung lại dù mắc loại tiểu đường nào thì hầu hết ở người mắc bệnh luôn có  lượng đường trong máu cao, từ đó gây nên hàng loạt vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.

Tùy thuộc vào các loại đái tháo đường mắc phải mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp kiểm soát đường huyết khác nhau cho bệnh nhân, như dùng insulin hoặc thuốc trị đái tháo đường dạng uống.

Ngoài ra, quan trọng không kém đó chính là người mắc bệnh tiểu đường phải có một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì trọng lượng hợp lý và thường xuyên vận động thể dục thể thao cũng góp một phần không nhỏ vào việc kiểm soát bệnh hiệu quả. Câu hỏi đặt ra là người bệnh tiểu đường nên ăn gì để có chế độ ăn uống lành mạnh trong việc điều trị cũng như kiểm soát lượng đường huyết duy trì ở mức cho phép. Ngoài việc cần tham khảo y kiến bác sĩ về một thực đơn ăn uống lành mạnh, dưới đây là các thực phẩm người mắc bệnh tiểu đường nên ăn để tốt cho sức khỏe và cơ thể của mình.

Các loại ngũ cốc và thực phẩm nguyên hạt 

Người bị bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại ngũ cốc và thực phẩm nguyên hạt để thay thế cho các loại thức ăn đã qua chế biển. Sự khác biệt chính giữa chúng là thực phẩm nguyên hạt có nhiều vitamin và khoáng chất hơn, trong khi các sản phẩm đã qua chế biến lại chứa phần lớn là lượng tinh bột chuyển hóa hấp thụ nhanh có rất ít giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.

Người mắc bệnh tiểu đường cần phải giảm tối đa các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa xấu có nguy cơ làm tăng lượng đường huyết cao. Thay vào đó, bệnh nhân nên sử dụng các thực phẩm thay thế có giá trị dinh dưỡng cao đồng thời giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường, duy trì đường huyết ở mức ổn định như: ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt thay cho gạo trắng (trong gạo lứt hàm lượng chất xơ cũng rất cao), khoai lang thay cho khoai tây, bánh mì đen, yến mạch nguyên chất hoặc bột yến mạch, và bột ngô…

Người bị bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại ngũ cốc và thực phẩm nguyên hạt

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì? Nên sử dụng những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa

Hầu hết mọi người đều cho rằng tất cả các chất béo đều xấu, đó thực sự là một quan niệm sai lầm thường thấy. Ngoài các chất béo xấu (chất béo chuyển hóa), có rất nhiều loại thực phẩm chứa các chất béo tốt với những ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe như làm giảm cholesterol máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp đường huyết trở nên ổn định hơn.

Vậy người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì nhất? Nguồn chất béo có trong các loại thực phẩm bên trong bơ, quả hồ đào, quả óc chó, dầu đậu phộng, dầu oliu giúp giảm nồng độ cholesterol. Các chất béo có lợi cho sức khỏe mọi người cũng như người bệnh mắc bệnh tiểu đường là chất béo bão hòa. Chúng tồn tại khá nhiều trong một số loại thực phẩm thường ngày như:

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì? Thực phẩm chứa nhiều protein

Protein là một chất dinh dưỡng thiết yếu có trong thịt, cá và một số loại rau, chẳng hạn như các loại hạt, đậu và các loại họ đậu… Các nghiên cứu gần đây cho thấy protein có thể giúp một người cảm thấy no lâu hơn, từ đó giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể, giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường huyết trong máu tốt hơn.

Thế nhưng cần chú ý rằng kết quả này còn tùy thuộc vào từng loại, nhóm protein khác nhau. Protein được lấy từ các nguồn thực vật sẽ mang lại lợi ích hơn là khi người bệnh nạp quá nhiều protein đến từ động vật, protein có trong động vật có thể làm tăng lượng đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường.

Một cách dễ hiểu hơn, người bệnh tiểu đường nên ưu tiên thực phẩm giàu protein đền từ các thực phẩm sau đây: Cá như cá hồi, cá thu và cá ngừ…, gia cầm: như gà, vịt,… và các loại đậu và hạt: như đậu nành, đậu đen,…

Tham khảo: Hỗ trợ điều trị tiểu đường bằng hoạt chất Sulforaphane

Lợi ích không ngờ từ rau xanh đối với bệnh nhân tiểu đường

Các loại rau xanh và trái cây luôn chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất tự nhiên. Đồng thời chúng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Nguyên liệu và phương pháp làm thí nghiệm

Như chúng ta đã biết, rau xanh mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như chưa rất nhiều hợp chất sulforaphane – có chức năng chính trong cơ thể là bảo vệ chống lại sự hình thành của ung thư, độc tố và sự oxy hóa quá mức. Các loại rau củ như củ cải, cải xoăn, bông cải xanh,.. là những loại rau lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường. Các thực phẩm này chứa cacbonhydrat và có lượng calo thấp.

Rau xanh là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn lành mạnh và dành cho tất cả mọi người nói chung và người bị bệnh tiểu đường nói riêng. Ăn rau xanh mang lại rất nhiều lợi ích như: 

Theo nghiên cứu của Đại học Gothenburg và Đại học Lund ở Thụy Điển, các nhà khoa học đã tiêm chiết xuất sulforaphane cho chuột mắc bệnh tiểu đường trong giai đoạn đầu thử nghiệm. Kết quả cho thấy sulforaphane làm giảm sản xuất glucose trong tế bào gan, làm giảm lượng glucose trong máu lúc đói và glycated hemoglobin. Bên cạnh đó, nó cũng có tác dụng ở mức độ tương tự như metformin, một loại thuốc điều trị tiểu đường. 

Bệnh tiểu đường nên ăn gì để mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe? Câu trả lời là bông cải xanh vì chiết xuất từ nó có hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2, do sự hiện diện của một hợp chất chống oxy hóa gọi là sulforaphane, người mắc bệnh tiểu đường nên chú ý và sử dụng thường xuyên.

Exit mobile version