Site icon Sulforaphane

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm là vấn đề mà nhiều người bệnh và người thân đặc biệt quan tâm. Theo các chuyên gia hàng đầu, vấn đề này thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm loại bệnh tiểu đường, tình trạng sức khỏe và các biện pháp điều trị, phác đồ phòng ngừa bệnh.

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường được công nhận là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Thông thường, tuổi thọ của người bị bệnh tiểu đường có thể giảm từ 10 đến 15 năm so với người khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, hiện tại với nhiều biện pháp chăm sóc, công nghệ máy móc hiện đại, tiên tiến, điều trị tốt sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường có thể sống được lâu hơn dự kiến.

Tuổi thọ trung bình của bệnh nhân tiểu đường khoảng từ 77 – 81 tuổi. Tuy nhiên, hiện tại có rất nhiều bệnh nhân có thể sống qua tuổi 85 nếu họ duy trì lượng đường trong máu thật ổn định. Ngoài ra, có một vài nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường có thể kéo dài thêm 13,2 – 21,1 năm tùy vào lối sống và sinh hoạt của mỗi người bệnh. Theo đó, tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường có thể liên quan đến một số tình trạng sau:

Người bị bệnh tiểu đường cần chẩn đoán sớm và có phương án hỗ trợ điều trị tiểu đường hợp lý là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường. Do đó, hãy tuân thủ lời khuyên, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để điều trị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. 

Tiểu đường là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới

Loại tiểu đường và tuổi thọ của người bệnh

Các loại bệnh tiểu đường là vấn đề thắc mắc của nhiều người bệnh. Tiểu đường tuýp 1 thường phổ biến ở độ tuổi thiếu niên và có thể kiểm soát bằng một số biện pháp thông thường. Trong khi đó, tiểu đường tuýp 2 có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm và gây ra tử vong cho người bệnh. Thông thường người bệnh tiểu đường loại 1 có thể sống thọ hơn nếu có cách chăm sóc và điều trị hợp lý.

Một người bị bệnh tiểu đường loại 1 không thể tự sản xuất Insulin. Do đó, người bệnh cần phải hấp thụ Insulin thông qua thực phẩm, sản phẩm bổ sung trong suốt một phần đời còn lại. Đối với bệnh nhân bị tiểu đường loại 2, các tế bào trong cơ thể có thể trở nên kháng Insulin và khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, tiểu đường loại 1 được chẩn đoán một cách dễ dàng. Trong khi tiểu đường loại 2 cần rất nhiều thời gian hơn để chẩn đoán bệnh. Do đó, tiểu đường loại 2 có nhiều thời gian để gây ra các biến chứng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Điều quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa tiểu đường, quản lý lượng đường trong cơ thể đúng cách. Một số lưu ý để người bệnh tăng tuổi thọ như sau:

+ Bệnh tiểu đường có thể sống được bao nhiêu năm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và chế độ chăm sóc của người nhà bệnh nhân

+ Duy trì tốt lượng đường trong máu khỏe mạnh, xét nghiệm lượng đường trong máu thường xuyên để kiểm tra lượng đường cao hay thấp.

+ Thường xuyên theo dõi nồng độ Insulin trong máu lúc đang đói. Nồng độ phù hợp là từ 2 – 4. Chỉ số càng cao, các tế bào càng nhạy cảm với Insulin và là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu đang dần tăng cao.

+ Duy trì cân nặng cho phép, khỏe mạnh để hạn chế các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Phương pháp nhịn ăn gián đoạn là một phương pháp phù hợp để giảm cân an toàn và giảm lượng đường trong máu.

Duy trì tốt lượng đường trong máu khỏe mạnh sẽ giúp tăng tuổi thọ

Tham khảo thêm: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Mỗi phút mỗi giây trôi qua trên đồng hồ của bạn, trên thế giới lại có 1 người tử vong do biến chứng của bệnh tiểu đường. Người bị mắc bệnh tiểu đường sống được bao lâu phần lớn là do khả năng phòng ngừa được biến chứng. Theo ước tính của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới, 1 giây trôi qua có một người tử vong vì biến chứng tiểu đường trên tim mạch, 6 giây trôi qua có một người cắt cụt chi vì tiểu đường và 20 giây trôi qua có một người bị mù lòa do biến chứng mắt ở tiểu đường.

Thế nhưng nhiều người vẫn nghĩ, chỉ cần kiểm soát đường huyết trong máu là đủ. Việc chủ quan trong phòng ngừa biến chứng tiểu đường dẫn đến nhiều hiểm họa khôn lường. Để dự đoán được người bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm, chúng ta cần tìm hiểu các yếu tố có thể rút ngắn tuổi thọ mà người bệnh phải đối mặt trong quá trình điều trị.

Dù bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2, các yếu tố quan trọng như thời điểm chẩn đoán sớm hay muộn, mức độ biến chứng ra sao, có mắc kèm các bệnh khác không, đều sẽ quyết định bệnh tiểu đường của mình sống được bao nhiêu năm. Đặc biệt, biến chứng của bệnh tiểu đường chính là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong và cũng là điều đáng sợ nhất nhưng rất ít người biết cách đề phòng.

Người bệnh có thể sống được 60, 70 năm hoặc thậm chí còn lâu hơn nhờ kiểm soát được các yếu tố rút ngắn tuổi thọ. Tuy nhiên, bản thân người bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 cũng có sự khác nhau khi ước chừng khả năng kéo dài tuổi thọ. Đó là chưa kể đến ở mỗi người bệnh, số năm sống còn phụ thuộc vào việc  có kiểm soát tốt các bệnh cơ hội mắc kèm như tăng huyết áp, bệnh mạch vành…

Con số tuổi thọ của mỗi người bệnh sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào cách mỗi người đối phó với căn bệnh tiểu đường. Người chủ động xét nghiệm đường huyết định kỳ và chẩn đoán sớmtrong từng gia đoạn tiền tiểu đường sẽ có cơ hội sống lâu hơn. Thậm chí, bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu khi mà biến chứng đã bộc phát vẫn có thể kéo dài nếu được điều trị tốt phù hợp với căn bệnh.

Vì vậy, bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm, điều quan trọng là bản thân người bệnh cần hiểu rõ những yếu tố nguy cơ làm giảm tuổi thọ của bản thân và chủ động ngăn ngừa các biến chứng để tăng tuổi thọ khi điều trị bệnh tiểu đường. Cho đến nay, với sự nỗ lực nghiên cứu không ngừng nghỉ của các y bác sĩ, công dụng của hoạt chất Sulforaphane đã được tìm ra. Một trong số đó chính là khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp II.

Exit mobile version