Bệnh tiểu đường tiếng Anh là gì? Diabetes là tên tiếng Anh của bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường. Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường.
Điểu này là do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả hai, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng trong cơ thể. Bệnh tiểu đường tiếng Anh còn được gọi là diabetes mellitus.
Tiểu đường là gì, bệnh tiểu đường tiếng Anh gọi là gì?
Có ba dạng bệnh tiểu đường chính là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 khác nhau hoàn toàn về nguyên nhân, nhưng nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời chúng đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm giống nhau.
Khoảng 90-95% trường hợp mắc bệnh tiểu đường thuộc type 2. Triệu chứng bệnh tiểu đường thường diễn tiến âm thầm, thường khi phát hiện bệnh đã xuất hiện ít nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thận, mắt, thần kinh… thậm chí có thể gây tử vong.
Bệnh tiểu đường được các bác sĩ phân thành 3 loại chính: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Mỗi tuýp sẽ có những vấn đề khác nhau, mức độ bệnh khác nhau và vì thế cách điều trị cũng không giống nhau.
Bệnh tiểu đường type 1 là gì?
Tiểu đường type 1 là một loại bệnh tự miễn, xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể tự phá hủy các tế bào sản xuất insulin. Nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được tìm hiểu một cách rõ ràng, tuy nhiên các nhà khoa học đã nghiên cứu và đang chỉ ra rằng tiểu đường type 1 có thể là do ảnh hưởng của yếu tố di truyền cũng như các yếu tố về môi trường.
Bệnh tiểu đường type 1 thường sẽ xuất hiện các triệu chứng từ rất sớm ở độ tuổi trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên. Chỉ 10% người bị bệnh tiểu đường thuộc nhóm tiểu đường type 1. Ngoài ra, có một số nguyên nhân dẫn đến việc mắc bệnh tiểu đường type 1 như sau: Mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường type 1; Cơ thể thiếu vitamin D, sử dụng sớm các loại sữa bò, sữa bột không có nguồn gốc từ sữa bò hay ăn sản phẩm ngũ cốc trước 4 tháng tuổi.
Bệnh tiểu đường type 2 là gì?
Tiểu đường type 2 xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc insulin trong cơ thể bị vô hiệu hóa một phần (đề kháng insulin) hoặc kết hợp cả 2. Do đó, đường bị tích tụ trong máu làm tăng đường huyết. Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 2 là do quá trình tương tác phức tạp của các gen di truyền và các yếu tố môi trường sống của người bệnh. Bệnh tiểu đường type 2 chiếm đến 90% – 95% tổng số người bệnh tiểu đường hiện nay.
Tiểu đường type 2 thường gặp phải ở những người trường thành. Ngoài ra, gần đây tỷ lệ béo phì gia tăng cũng đã kéo theo việc mắc tiểu đường type 2 ở người vị thành niên và người trẻ tuổi. Bác sĩ cũng không xác định được chính xác lý do mắc tiểu đường type 2, nhưng yếu tố di truyền và môi trường có thể là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này. Ngoài ra thừa cân, béo phì cũng là điều kiện thuận lợi để tiểu đường type 2 phát triển nhanh hơn.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ không phổ biến bằng hai dạng còn lại, chỉ xảy ra khi phụ nữ mang thai và đa phần sẽ tự khỏi sau khi sinh. Nếu phát hiện kịp thời và điều trị tốt, sức khỏe của mẹ và thai nhi vẫn sẽ được đảm bảo an toàn.
Theo thống kê gần đây, cứ 100 người phụ nữ mang thai thì sẽ có 4 người mắc tiểu đường thai kỳ. Thông thường, tiểu đường thai kỳ sẽ tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, những người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 trong tương lai, nên cần phải chú ý hơn.
Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay (bệnh tiểu đường tiếng anh: Diabetes)
Thống kê trên thế giới
Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2019, trên toàn thế giới có khoảng 463 triệu người mắc bệnh, nghĩa là cứ 11 người thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Trong đó, cứ 2 người mắc bệnh tiểu đường thì 1 người không biết mình bị bệnh).
Con số này dự kiến đến năm 2030 là khoảng 578 triệu người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), căn bệnh này nằm trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới trong năm 2020.
Bệnh tiểu đường vẫn được coi là đại dịch dù nó không hề có khả năng lây nhiễm. Con số đáng báo động trên toàn cầu là 415 triệu người trưởng thành mắc bệnh (chiếm khoảng 8,8% dân số thế giới). Có thể thấy, bệnh tiểu đường đang trở thành gánh nặng trên toàn thế giới.
Thống kê ở Việt Nam
Năm 2017, Bộ Y tế đã thống kê nước ta có tới 3,53 triệu người đang mắc bệnh. Mỗi ngày có ít nhất 80 trường hợp tử vong vì các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Dự báo con số này có thể tăng lên đến 6,3 triệu người vào năm 2045, tức là tăng khoảng 78.5% chỉ trong 28 năm.
Tiểu đường (Bệnh tiểu đường tiếng Anh còn được gọi là diabetes mellitus) là một trong 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư.
Theo những số liệu vừa đề cập, Việt Nam được xếp nằm trong nhóm 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất trên thế giới, với 5.5% mỗi năm. Nhóm bệnh nhân tiền tiểu đường (bị rối loạn dung nạp glucose) là 4,79 triệu người (chiếm 7,4% dân số).
Như vậy, cứ trong 7,5 người thì có một người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Số người mắc bệnh tiểu đường trong nước đang gia tăng nhanh chóng, tăng gấp đôi trong 10 năm qua.
Tổng kết (bệnh tiểu đường tiếng anh: Diabetes)
Có thể thấy gánh nặng do bệnh tiểu đường ảnh hưởng rất lớn tới người bệnh và gia đình. Vì vậy, phòng ngừa bệnh tiểu đường là rất cần thiết và để thực hiện điều này thì chính bản thân mỗi người phải có những kiến thức nhất định.
Bệnh tiểu đường tiếng Anh còn được gọi là diabetes mellitus. Trong những nghiên cứu gần đây người ta đã chứng minh được rằng sulforaphane có khả năng làm giảm chỉ số HbA1c. Kết quả này đã được kiểm chứng thông qua một nghiên cứu đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Sau 12 ngày, sử dụng Sulforaphane, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy mức đường huyết lúc đói và HbA1c của bệnh nhân đã thấp đi đáng kể. Vì vậy, việc uống liên tục Sulforaphane dự kiến sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type 2.