Tiểu đường là một trong những căn bệnh mãn tính, nếu không được chú ý tìm hiểu và phát hiện sớm những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường từ những giai đoạn tiền tiểu đường thì bệnh có thể chuyển biến thành dạng bệnh tiểu đường tuýp 2 và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy những nguyên nhân dẫn đến bệnh và các biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc ấy cho bạn một cách cụ thể nhất.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?
Đái tháo đường tuýp 2 là căn bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate làm tăng lượng glucose trong máu do khiếm khuyết về insulin và tác động của insulin đến cơ thể hay gặp gọi là đề kháng insulin.
Cơ chế đầu tiên khi mới mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là sự đề kháng insulin, nghĩa là cơ thể có đủ insulin nhưng không thể sử dụng đúng chức năng của nó. Insulin chính là cầu nối giúp đưa nguồn thức ăn quan trọng là glucose vào bên trong tế bào, từ đó các tế bào sử dụng nó sản sinh ra năng lượng cho cơ thể.
Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa được không và nguyên nhân gây bệnh là gì? có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường tuýp 2 và dưới đây chúng mình sẽ kể đến cho bạn một vài nguyên nhân chủ yếu giúp bạn dễ bề tìm phương án hỗ trợ điều trị tiểu đường nhé.
Béo phì
Những người béo phì, thừa cân nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao do sự dư thừa của lượng mỡ trong cơ thể làm thúc đẩy quá trình đề kháng insulin.
Tăng huyết áp
Là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bệnh đái tháo đường. Tăng huyết áp chính là áp lực của máu lên thành mạch từ 140/90mmHg trở lên.
Tiền tiểu đường
Tình trạng rối loạn quá trình kết nạp glucose nhưng chưa đến mức mắc chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Nếu không có chế độ kiểm soát lượng đường kịp thời thì hơn 50% người bệnh sẽ tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2 và dần dần sẽ trở thành biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 sau thời gian 5 – 10 năm.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 thường khởi phát từ từ. Đa số là tình cờ phát hiện. Do đó để có thể phát hiện sớm và kịp thời, bạn có thể đi khám nếu có một số dấu hiệu sau.
Thèm ăn, nhanh đói
Một trong những nhiệm vụ của insulin gây kích thích cảm giác đói. Vậy nên nồng độ insulin trong cơ thể cao dẫn đến cảm giác mau đói và muốn ăn.
Đi tiểu nhiều
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? và cách để nhận biết chính là thường xuyên hay đi tiểu nhiều lần, dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu cao, nó đã xâm nhập cả vào đường tiết niệu gây tích nước nhiều.
Tê hay đau bàn tay bàn chân
Những người mắc bệnh sẽ có cảm giác kiến bò hay tê ở tay, ngón tay, ngón chân, bàn chân. Đây chính là một trong số những dấu hiệu thần kinh của bệnh tiểu đường, nhẹ có thể tê thoáng qua, nhưng một khi đã sưng, đau là dấu hiệu tổn thương thần kinh nặng nề cần được chữa trị nhanh chóng.
Biến chứng tiểu đường tuýp 2
Bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 2 nếu không được chữa trị kịp thời sẽ thường có một số biến chứng sau đây.
Biến chứng lên bàn chân
Tổn thương các dây thần kinh ở bàn chân hay lưu lượng máu tới chân kém làm tăng nguy cơ các biến chứng ở bàn chân khác nhau. Nếu không được điều trị, dẫn đến các vết cắt và vết rộp có thể bị nhiễm trùng nặng, khó lành và cuối cùng phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hoặc toàn bộ chân ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.
Biến chứng trên thận
Biến chứng này gây ra do tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hay suy thận. Bệnh về thận phổ biến ở những người mắc bệnh đái tháo đường hơn những người không mắc đái tháo đường.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa được không? thì ở biến chứng này rất khó để trả lời. Có lẽ cách chữa bệnh tiểu đường là phải duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường mới có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.
Biến chứng bệnh tiểu đường lên mắt
Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ phát triển thành một số loại bệnh về mắt như bệnh võng mạc làm giảm thị lực hay mù lòa.
Mức glucose trong máu cao liên tục cùng với huyết áp cao và cholesterol cao là những nguyên nhân gây ra bệnh võng mạc. ình trạng này có thể được quản lý thông qua kiểm tra mắt thường xuyên và kiểm soát giữ mức glucose máu và lipid ở mức bình thường.
Tham khảo thêm bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì để bổ sung kiến thức nhé.
Biến chứng tiểu đường trên tim mạch
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? và khi trở nặng sẽ dẫn đến các biến chứng gì? đây là những câu hỏi thường gặp khi người bệnh đã tới giai đoạn này của đái tháo đường.
Và một trong những biến chứng đó là tiểu đường trên tim mạch, có thể gây ra các biến chứng gây tử vong như bệnh động mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố khác đều góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
Phòng ngừa tiểu đường tuýp 2
Để phòng tránh bệnh tiểu đường type 2 một cách có hiệu quả, chúng ta cần thiết lập và duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống và luyện tập lành mạnh, khoa học. Cụ thể như:
Chế độ ăn uống
- Mỗi ngày, ăn 3 suất rau và tối đa 3 xuất trái cây tươi bao gồm rau xanh đặc biệt là những thực phẩm chứa sulforaphane như họ hàng cải xanh và các loại hoa quả.
- Hạn chế uống rượu bia, nước ngọt thay vào đó có thể uống nước lọc, trà và cà phê.
- Không nên ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn,nên chọn các loại thịt gia cầm, thịt nạc trắng hoặc hải sản.
- Hạn chế ăn mứt hoặc socola mà nên dùng bơ đậu phộng để thay thế.
- Không nên ăn các loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa thay vào đó ta nên chọn chất béo không no.
Vậy Bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa được không? chúng mình tin chắc rằng chỉ cần bạn áp dụng theo khẩu phần ăn đó thì chắc chắn hỗ trợ tiểu đường thuyên giảm.
Chế độ luyện tập
- Trước khi tập luyện chúng ta cần kiểm tra các biến chứng mắt, tim mạch, thần kinh và biến chứng dạng chân.
- Mỗi ngày nên dùng 30 phút đi bộ, có thể đan xen tập các bài tập thể dục nhẹ phù hợp với thể trạng của bản thân 2 – 3 lần/ tuần.
- Người bị đau xương khớp hay người già có thể chia thời gian tập thành nhiều lần trong một ngày.
Sulforaphane – Hợp chất hỗ trợ sức khỏe
Biết rõ sự quan tâm của mọi người đối với sức khỏe của bản thân đặc biệt là với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Cộng đồng nghiên cứu Sulforaphane đã ra đời để cung cấp những thông tin về hợp chất Sulforaphane và tác dụng của Sulforaphane đối với việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường cũng như cải thiện sức khỏe người. Từ đó nâng cao ý thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe qua việc sử dụng các sản phẩm sạch và lành mạnh.
Công dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường
Sulforaphane có thể làm giảm lượng đường huyết và HbA1c. Có nghĩa là nếu sử dụng thường xuyên những loại thực phẩm sạch tự nhiên chứa Sulforaphane sẽ giúp kiểm soát và điều trị tiểu đường tuýp II. Từ đấy có thể giúp làm cải thiện bệnh và phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2.
Các công dụng khác
Hợp chất Sulforaphane được biết đến với một số công dụng khác như ngăn ngừa viêm loét dạ dày, bài tiết chất ô nhiễm trong không khí, cải thiện trí nhớ, cải thiện triệu chứng hen suyễn, phòng chống ung thư và hạn chế các tác động của tia cực tím trên da,…
Sau bài viết này hi vọng bạn đã có cho mình câu trả lời cho bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?và các cách để đề phòng các biến chứng của nó. Nếu bạn còn những thắc mắc khác và mong muốn được giải đáp thì bạn có thể đến với Sulforaphane để có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích khác về thực phẩm chứa sulforaphane hỗ trợ bệnh tiểu đường tuýp 2 để giúp ta có một cơ thể khỏe mạnh nhé !