Bệnh tiểu đường type 2 nên ăn gì và hạn chế ăn những gì để kiểm soát tình trạng bệnh một cách tốt nhất. Tiểu đường không phải là bệnh lây nhiễm nhưng mức độ nguy hiểm rất cao.
Hiện nay, nước ta có khoảng 4,79 triệu người đang phải sống chung với căn bệnh mạn tính này, số đông trong đó là người mắc tiểu đường type 2. Bệnh tiểu đường type 2 nên ăn gì và kiêng khem gì thì để cải thiện bệnh, cùng tìm hiểu nhé!
Tiểu đường type 2 là gì?
Tiểu đường type 2 xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc insulin trong cơ thể bị vô hiệu hóa một phần (đề kháng insulin) hoặc kết hợp cả 2, hiểu đơn giản là cơ thể không thể tạo ra và tận dụng được insulin.
Insulin là một hoocmon giúp cho đường trong cơ thể chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho tế bào và các hoạt động của cơ thể. Nếu thiếu insulin đường sẽ tích tụ nhiều trong máu làm tăng đường huyết.
Tiểu đường type 2 thường gặp phải ở những người trường thành, hiện chưa xác định được rõ nguyên nhân, nhưng yếu tố di truyền do quá trình tương tác phức tạp của các gen và môi trường có thể là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này.
Ngoài ra, tỷ lệ béo phì gia tăng cũng đã kéo theo việc nhiều người vị thành niên và người trẻ tuổi mắc tiểu đường type 2.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2
Tiểu đường không gây ra nguy hiểm ngay lập tức, nhưng về lâu dài sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
– Biến chứng tim mạch có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
– Khiến thận hoạt động kém đi dẫn tới suy thận.
– Tiểu đường khiến thần kinh khắp cơ thể đều bị ảnh hưởng, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, sức khỏe sinh lý và hoạt động ở các chi.
– Đường trong máu cao khiến thị lực giảm sút, võng mạc bị tổn thương có thể dẫn tới mù lòa.
– Tiểu đường thai kỳ có thể khiến thai nhi bị quá cân, dễ gây tai biến khi sinh nở.
Bệnh tiểu đường type 2 nên ăn và không nên ăn gì?
Hiện nay bệnh tiểu đường chưa có thuốc chữa nhưng vẫn có thể khống chế căn bệnh này bằng một chế độ ăn uống, rèn luyện và nghỉ ngơi hợp lý.
Bệnh tiểu đường type 2 nên ăn gì? Dưới đây là một số lưu ý về các nhóm thực phẩm trong thực đơn của người bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường type 2 nên ăn gì?
Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ những thực phẩm giàu protein từ cá béo như cá hồi, cá trích…, thịt gà bỏ da, các loại đậu và cây họ đậu, sữa chua tách béo không đường, hạnh nhân, óc chó, đậu phụ rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Ngũ cốc bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể, giúp người bệnh tiểu đường duy trì cơ thể ở trạng thái cân bằng.
Lựa chọn các sản phẩm ngũ cốc từ gạo hữu cơ, gạo lứt, hạt diêm mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, mì hoặc nui từ ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch,… thì mới tốt cho tình trạng bệnh.
Sữa tách béo, sữa chua tách béo không đường, phô mai tách béo dạng đặc ít muối, phô mai tách béo 1 phần, sữa chua uống lên men tách béo… vẫn cung cấp một lượng dinh dưỡng nhất định và cần thiết cho cơ thể.
Rau củ quả luôn là ưu tiên số một cho người bệnh tiểu đường. Cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, củ sắn, tâm hoa atiso rất tốt cho người bệnh.
Trái cây như việt quất, dâu tây, mâm xôi, táo, đào, mơ, lê, chuối, nho… là lựa chọn tốt cho bệnh tiểu đường type 2.
Chất béo từ quả bơ, ô liu, các loại quả hạch (hạnh nhân, hồ đào, óc chó, hạt dẻ cười), đậu phụ, dầu thực vật (dầu nành, dầu bắp, dầu ô liu và dầu hướng dương), các loại hạt (hạt chia, hạt lanh) rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Người tiểu đường không nên ăn gì?
Thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt bò khô, thịt heo xông khói, nước ngọt có ga, gia vị tẩm ướp quá ngột hoặc quá cay.
Bánh mì, bánh ngọt, ngũ cốc có đường, gạo, các loại mỳ hoặc nui thông thường.
Sữa nguyên béo hoặc tách béo 2% (kể cả sôcôla trắng và các loại bánh kẹo từ sữa), phô mai nguyên béo, sữa chua nguyên béo có đường, yaourt nguyên béo.
Trái cây sấy, trái cây đóng gói, nước trái cây đóng hộp trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường không nên uống gì, trái cây tẩm đường,…
Thức ăn nhanh, các loại thịt đỏ, sản phẩm từ sữa nguyên béo, bánh ngọt…
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường
Thứ 2:
Bữa sáng cho người tiểu đường: Granola + hoa quả + sữa chua (không đường càng tốt)
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh rau củ + thịt kho + rau ăn kèm + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Bánh dành cho người tiểu đường;
Bữa tối: 1 bát cơm + rau cải luộc + thịt kho + hoa quả.
Thứ 3:
Bữa sáng: Granola + hoa quả + sữa chua (không đường càng tốt)
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh chua cá + rau luộc + thịt gà kho + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Sữa chua ít đường (không đường càng tốt);
Bữa tối: 1 bát cơm + canh chua cá + rau luộc + thịt gà kho + hoa quả.
Thứ 4:
Bữa sáng: Phở gà;
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh rau cải + trứng cuộn + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Bánh dành cho người tiểu đường;
Bữa tối: 1 bát cơm + salad trứng + canh rau cải + hoa quả.
Thứ 5:
Bữa sáng: Granola + hoa quả + sữa chua (không đường càng tốt)
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh hến nấu chua + cá chiên (nồi chiên không dầu càng tốt) + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Bắp hoặc khoai luộc;
Bữa tối: 1 bát cơm + canh hến nấu chua + cá chiên (nồi chiên không dầu càng tốt) + hoa quả;
Thứ 6:
Bữa sáng: Hủ tiếu + hoa quả;
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh bí đao + thịt bò xào rau + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Sữa chua ít đường (không đường càng tốt);
Bữa tối: 1 bát cơm + rau luộc + đậu hũ nhồi thịt + hoa quả.
Thứ 7:
Bữa sáng: Cháo các loại đậu (tùy chọn)
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh rau + thịt kho + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Sữa chua ít đường (không đường càng tốt);
Bữa tối: 1 bát cơm + thịt kho + mướp đắng xào trứng + hoa quả.
Chủ nhật:
Bữa sáng: Tự thưởng cho bản thân bún bò Huế, bún thịt nướng, bún riêu…
Bữa trưa: 1 bát cơm + canh rau củ + đậu hũ nhồi thịt + hoa quả;
Bữa xế (nếu có): Sữa chua ít đường (không đường càng tốt);
Bữa tối: Cháo sườn + hoa quả.
Những gợi ý trên của Sulforaphane hẳn sẽ giúp ích rất nhiều cho những ai đã và đang bị tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường type 2 nói riêng cho câu hỏi bệnh tiểu đường type 2 nên ăn gì và hạn chế những gì.
Chỉ cần biết lựa chọn đúng thực phẩm, người bệnh hoàn toàn có được những bữa ăn đa dạng mà bệnh tình vẫn tiến triển tốt.
Tham khảo bài viết: Người mắc bệnh tiểu đường uống cà phê được không?